CHƯƠNG 3. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM
3.1. CDCC ngành kinh tế theo sản lƣợng đầu ra
3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo sản lƣợng với ngành cấp II
CDCC ngành kinh tế cấp II thực chất là sự thay đổi tỷ trọng của các ngành kinh tế trong nội bộ các ngành cấp I. Nhƣ vậy ở đây sẽ xem xét xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nội bộ các ngành, ngành nông lâm thủy sản sẽ bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Ngành công nghiệp - xây dựng thì chỉ tập trung vào nội bộ ngành công nghiệp, gồm công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công nghiệp điện khí. Ngành thương mại và dịch vụ sẽ bao gồm thương mại và dịch vụ.
a.CDCC nội bộ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Phần này sẽ xem xu thế CDCC ngành kinh tế nhƣng trong nội bộ ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng - ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Đây là những nhóm ngành cấp II theo cách phân chia của Tổng cục thống kê.
Hình 3.3. Cơ cấu giá trị gia tăng của các ngành trong tổng giá trị gia tăng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Quảng Nam
(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam)
Số liệu thống kê cho thấy trong ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng -ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã có những thay đổi tỷ trọng của các ngành.
Trong ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng của tỉnh Quảng Nam, ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, hiện là hơn 61%. Tỷ trọng của ngành này đã giảm từ hơn 73.6% năm 1997 xuống 61.2% năm 2015 từ giảm 12.4%.
Ngành thủy sản ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Tỷ trọng của thủy sản trong tổng giá trị gia tăng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng gần 20
% năm 1997 lên 31.3% năm 2015 tức tăng 11.6%. Ngành lâm nghiệp có tỷ trọng thay đổi không nhiều, chỉ tăng 0,78% trong khoảng thời gian này.
Bảng 3.2. Mức CDCC trong nội bộ ngành nông lâm thủy sản của tỉnh Quảng Nam
2000-2005 2006-2010 2011-2015 2000-2015
% chuyển dịch của NN -4.39 -0.83 -7.2 -11.1
% chuyển dịch của Lâm
nghiệp -0.01 -1.67 2.5 0.6
% chuyển dịch của thủy
sản 4.40 2.50 4.7 10.5
Cosφ 0.9972 0.9996 0.9983 0.9865
Góc CDCC - φ (Độ) 4.29 1.69 3.33 9.42
(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam) Xu thế CDCC ngành kinh tế trong nội bộ ngành nông lâm thủy sản của tỉnh Quảng Nam thể hiện trên hình 3.2. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp giảm nhanh trong giai đoạn 2000-2005, sau đó chậm lại ở giai đoạn 2006-2010 và nhanh trở lại trong giai đoạn 2011-2015. Xu thế thay đổi tỷ trọng của ngành thủy sản ngƣợc lại, tăng nhanh giai đoạn đầu sau đó chậm lại và tăng nhanh ở giai đoạn sau. Tỷ trọng của ngành lâm nghiệp sau 10 năm giảm tăng trở lại trong giai đoạn cuối. Do tỷ trọng của 2 ngành nông nghiệp nghĩa hẹp và thủy sản rất lớn nên xu thế CDCC ngành kinh tế trong nội bộ ngành nông lâm thủy sản nhƣ xu thế thay đổi của 2 ngành này. Góc CDCC - φ thể hiện rõ xu thế này. Góc φ cao trong giai đoạn 2000-2005, sau đó giảm ở giai đoạn 2006-2010 và tăng nhanh trở lại trong giai đoạn 2011-2015. Tổng số góc CDCC này trong 15 năm qua là khoảng hơn 9 độ.
Đánh giá
Những thành công và hạn chế sau:
Thành công:
+ CDCC nội bộ ngành nông lâm thủy sản đã tạo ra một cấu trúc mới phù hợp với quy luật chung và nền tảng cho sự phát triển nông nghiệp lâu dài.
+ Nâng cao vai trò và vị thế của ngành thủy sản và góp phần phát huy lợi thế tự nhiên để phát triển ngành này;
+ Ngành lâm nghiệp đƣợc duy trì tỷ lệ đóng góp ổn định trong GDP cho dù thực hiện đóng cửa rừng. Điều này chứng tỏ sản xuất rừng trồng, chăm sóc rừng và khai thác lâm sản vẫn đƣợc duy trì góp phần khai thác điều kiện tự nhiên của tỉnh;
+ Tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp có thể chuyển dần sang chuyên môn hóa sản xuất với năng suất cao hơn thay vì chỉ sản xuất cây lúa, màu..;
Hạn chế
+ Quá trình chuyển dịch còn khá chậm so với yêu cầu thực tế;
+ CDCC nội bố ngành nông lâm thủy sản vẫn chủ yếu dựa vào lợi thế tự nhiên, chƣa thúc đẩy tăng năng suất và chủ yếu ở phân khúc có giá trị gia tăng thấp;
+ CDCC nội bố ngành nông lâm thủy sản vẫn chƣa tạo ra khả năng cho các ngành sự thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Chƣa gắn kết với sự phát triển của công nghiệp chế biến nông sản.
Những điểm phù hợp và không phù hợp trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp
+ Tỷ trọng GDP của ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp còn khá lớn, hơn 61% là không phù hợp vì dƣ địa phát triển không còn nhiều, năng suất lao động không còn nhiều khả năng mở rộng;
+ Tỷ trọng GDP của ngành thủy sản – ngành có lợi thế tự nhiên lớn nhƣng chỉ chiếm 31%. Điều này chƣa phù hợp
Tỷ trọng GDP của ngành lâm nghiệp khoảng 8% là phù hợp.
Nguyên nhân
Chủ quan: Định hướng sự phát triển nông nghiệp chưa theo hướng nâng cao năng suất, giá trị gia tăng và chất lƣợng sản phẩm và thích ứng với biến đổi khí hậu;
Cơ chế và chính sách điều hành sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế; Thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn chƣa thực chất, tổ chức sản xuất nông nghiệp của nông dân manh mún, thiếu liên kết
Khách quan: Tình hình biến đổi khí hậu và thời tiết ngày càng gay gắt; thiếu vốn cho sản xuất, cơ sở hạ tầng nông nghiệp yếu và thiếu, cạnh tranh với nông sản xuất khẩu ngày càng gay gắt.
b, CDCC nội bộ ngành công nghiệp
Trong ngành công nghiệp của tỉnh, công nghiệp chế biến là ngành chủ yếu khi chiếm tỷ trong lớn nhất, hiện vẫn chiếm 85%. Hai ngành còn lại chiếm tỷ trọng không lớn lắm chỉ khoảng dưới 10%. Tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến từ chỗ chiếm tuyệt đối đã giảm dần khi hai ngành công nghiệp còn lại có sự tăng trưởng nhanh. Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến từ mức chiếm hơn 90.9% năm 2000 đã giảm còn 85.3% tức giảm hơn 5.58%. Tỷ trọng của ngành công nghiệp điện khí tăng hơn 8.5% trong giai đoạn này. Tỷ trọng của công nghiệp chế biến đã giảm gần 3%.
Hình 3.4. Cơ cấu giá trị gia tăng của các ngành trong tổng giá trị gia tăng ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam
(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam)
Những thay đổi này phản ánh sự dịch chuyển sản xuất công nghiệp những năm qua ở tỉnh Quảng Nam. Tập trung phát triển ngành sản xuất điện để khai thác các thể mạnh tự nhiên của tỉnh trong phát triển thủy điện. Công nghiệp khai thác đang đƣợc hạn chế phát triển.
Bảng 3.3. Mức CDCC trong nội bộ ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Nam 2000-2005 2006-2010 2011-2015 2000-2015
% chuyển dịch của CN
khai thác -0.46 -0.50 -0.48 -2.96
% chuyển dịch của CN
chế biến -2.85 -1.83 -0.87 -5.58
% chuyển dịch của CN
điện khí 3.31 2.33 1.35 8.54
Cosφ 0.99929 0.99905 0.99936 0.99434
Góc CDCC - φ (Độ) 2.17 2.50 2.04 6.10
(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam) Xu thế CDCC ngành kinh tế trong nội bộ ngành công nghiệp thể hiện trên bảng 3.3.
Tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến giảm nhanh trong giai đoạn 2000- 2005, sau đó chậm lại ở giai đoạn 2006-2010 và nhanh trở lại trong giai đoạn 2011- 2015. Xu thế thay đổi tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến giảm nhanh giai đoạn đầu sau đó chậm dần. Tỷ trọng của công nghiệp điện khí tăng liên tục trong cả ba giai đoạn. Do tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến rất lớn nên xu thế CDCC ngành kinh tế trong nội bộ ngành công nghiệp sẽ phụ thuộc vào ngành này. Góc CDCC - φ thể hiện rõ xu thế này. Góc φ tăng đầu khoảng trên 2 độ trong cả ba giai đoạn và tổng số 15 năm là hơn 6 độ.
Phân tích cụ thể hơn trong nội bộ ngành công nghiệp chế biến của tỉnh.
Trong tổng số 17 ngành, chỉ có 3 ngành có tỷ trọng trên 10%, trên 5% là 3 ngành, còn lại chỉ chiếm một vài %. Nếu xem xét theo thời gian, trước năm 2010 thì nhóm ngành SX thực phẩm và thức uống, SX sản phẩm dệt, SX trang phục, SX SP bằng
da, giả da, SX sản phẩm gỗ & lâm sản chiếm ƣu thế (gần 59%). Từ 2010 tới 2014, nhóm ngành trên chỉ còn chiếm khoảng 37% và ngành sản xuất xe có động cơ, rơ moóc đã chiếm trên dưới 40%. Ngoài ra ngành SX các SP khoáng phi kim loại cũng có tỷ trọng trên dưới 10% từ sau 2010.
Bảng 3.4. Cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp chế biến tỉnh Quảng Nam
2000 2005 2010 2014
- SX th.phẩm và thức uống 30,8 27,3 14,6 17
- SX sản phẩm dệt 10,5 6,3 3,1 1,2
- SX trang phục - Garments 7,7 4,3 7,4 8,1
- SX SP bằng da, giả da 2,1 5,5 6,1 5,7
- SX sp gỗ & lâm sản 15,2 15,4 6 5,4
- SX giấy & các SP bằng giấy 0,3 2,4 0,9 0,9 - CN Xbản, in & sao bản ghi 1,1 0,4 0,4 0,1 - SX hóa chất & SP–từ HC - Chemicals 1,1 0,3 0,2 0,3 - SX sản phẩm cao su & plastic 0,7 0,4 2,8 2,4
- SX các SP khoáng phi KL 15,1 14,6 9,4 10,9
- Sản xuất kim loại 0 1,7 1,8 0,5
- SX sản phẩm bằng kim loại 10 2,9 3,7 1,5
- SX máy móc thiết bị chƣa phân 0,2 0,1 0,1 0,2
- SX thiết bị điện, điện tử 0,4 0,3 0,6 2,5
Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc 0,1 15,3 39,7 40,2
- SX phương tiện vận tải khác 1,9 1,1 0,6 0,3
- SX giường, tủ, bàn ghế 2,8 1,7 2,9 2,7
(Nguồn: Xử lý từ số liệu Niên giám TK tỉnh Quảng Nam ) Đánh giá
Những điểm thành công và hạn chế Điềm mạnh
+ CDCC nội bộ ngành công nghiệp đã khẳng định vai trò của công nghiệp chế biến chế tạo và vẫn phát huy đƣợc vai trò của công nghiệp điện khí – ngành
công nghiệp mà Quảng Nam có nhiều lợi thế phát triển.
+ Xu thế chuyển dịch khá tích cực trong ngành công nghiệp chế biến rất rõ.
Đang diễn ra quá trình dịch chuyển từ các ngành chế biến nông sản, dệt may và sản phẩm giày da sang các ngành công nghiệp nặng. Nói một cách khác xu thế chuyển dịch cơ cấu từ ngành sản xuất tƣ liệu tiêu dùng sang công nghiệp sản xuất tƣ liệu sản xuất.
+ CDCC nội bộ ngành công nghiệp tạo cho năng lực sản xuất công nghiệp lớn hơn và có nền tảng vững chắc hơn, cũng nhƣ nâng cao trình độ phát triển của ngành.
Hạn chế
+ Sản xuất công nghiệp tuy đã khẳng định vai trò của ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, nhƣng đây là ngành hiện đƣợc bảo hộ cao. Khi mở cửa rộng hơn và hàng rào bảo hộ bị hạn chế thì ngành này sẽ có biến động mạnh. Đồng thời thiếu ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành này;
+ Công nghiệp chƣa giúp khai thác tiềm năng về tài nguyên và Chƣa hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn;
+ Trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp thấp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp yếu khi chỉ tập trung phát triển các ngành công nghiệp ở giai đoạn đầu của sự phát triển.
Những điểm phù hợp và không phù hợp trong cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp
Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp là hợp lý khi công nghiệp chế biến đã đƣợc duy trì ở mức trên 90%.
Riêng cơ cấu trong ngành chế biến, cơ cấu ngành sản xuất và lắp ráp ô tô chiếm tới 80% trong cơ cấu sản xuất công nghiệp rất dễ tổn thương nền công nghiệp khi có biến động lớn nên có vẻ không phù hợp.
Nguyên nhân
Chủ quan: Chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh quá thiên về hướng phát triển ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, thiếu đa dạng hóa và chƣa phát triển các
ngành công nghiệp có nhiều lợi thế, các ngành công nghiệp chế biến, chế tác, chế biến tài nguyên, nâng cao sức cạnh tranh của hàng. Môi trường kinh doanh còn nhiều hạn chế, .
Chủ quan Sự cạnh tranh thu hút đầu tƣ trong vùng ngày càng lớn; bất lợi về vị trí địa lý và Thiếu nguồn lực, cơ sở hạ tầng kém, chất lƣợng NNL không đá ứng.
c, CDCC nội bộ ngành thương mại dịch vụ
Hình 3.5. Cơ cấu giá trị gia tăng của các ngành trong tổng giá trị gia tăng ngành thương mại dịch vụ tỉnh Quảng Nam
(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam) Bảng 3.5. Mức CDCC trong nội bộ ngành thương mại dịch vụ của
tỉnh Quảng Nam
2000-2005 2006-2010 2011-2015 2000-2015
% chuyển dịch của thương
mại -3.5 -4.3 -2.4 -15.7
% chuyển dịch của dịch vụ 3.5 4.3 2.4 15.7
Cosφ 0.99759 0.995824 0.963945 0.928293
Góc CDCC - φ (Độ) 3.98 5.24 15.43 21.83
(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam)
Xu thế CDCC ngành trong nội bộ ngành thương mại dịch vụ diễn ra khác với các ngành nông lâm thủy sản và công nghiệp. Tỷ trọng của ngành thương mại giảm nhanh dần trong các giai đoạn và theo chiều ngƣợc lại ngành dịch vụ tăng dần lên.
Góc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng tăng dần trong 3 giai đoạn và đạt gần 22 độ trong 15 năm qua.
Nhìn chung, CDCC ngành kinh tế trong nội bộ ngành thương mại dịch vụ của nền kinh tế này đang dịch chuyển dần sang dịch vụ. Xu hướng này thể hiện tính tích cực và tiềm năng sẽ còn rất lớn.
Đánh giá
Những thành công và hạn chế Thành công:
Cơ cấu ngành TM-DV đã có sự chuyển dịch nhanh và có chất lƣợng khá và phù hợp với tiểm năng và điều kiện của tỉnh;
Ngành dịch vụ ngày càng khẳng định được vai trò vị trí trong ngành thương mại dịch vụ và mở ra hướng phát triển có nhiều dư địa hơn;
CDCC nội bộ ngành TM-DV hướng tới phát triển các ngành có lợi thế và dư địa phát triển, nhất là dịch vụ du lịch;
Sự thay đổi cơ cấu nội bộ ngành đã tạo ra sự Hạn chế
Thương mại phát triển chậm chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân nhất là khu vực nông nghiệp và nông thôn;
Thương mại - dịch vụ phát triển chủ yếu trong phân khúc có giá trị thấp, sản phẩm đơn điệu và thiếu sản phẩm có chất lƣợng cao;
Ngành dịch vụ tập trung quá cao vào ngành khách sạn nhà hàng đang tạo ra thiếu cân đối với các dịch vụ lữ hành và dịch vụ khác. Các dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ thương mại; dịch vụ cung ứng vật tư, kỹ thuật; dịch vụ cung ứng giống cây trồng, vật nuôi; dịch vụ cung ứng tàu biển; dịch vụ vận tải và các loại hình dịch vụ công cộng khác còn yếu trong khi tiềm năng còn lớn
Cơ sở hạ tầng thương mại còn rất hạn chế cả về quy mô và số lượng.
Những điểm phù hợp và không phù hợp trong cơ cấu nội bộ ngành TM-DV Cơ cấu nội bộ của ngành này hiện là phù hợp, thương mại chiếm khoảng 32% và dịch vụ là 68%.
Nhƣng cơ cấu trong ngành dịch vụ cần tập trung vào du lịch và các ngành có giá trị gia tăng cao; Trong ngành thương mại không chỉ trú trọng tới xuất nhập khẩu mà cần quan tâm hơn tới thương mại nội địa nhất là vùng nông thôn.
Nguyên nhân:
Chủ quan: định hướng chính sách phát triển chưa thực sự hợp lý, chưa đánh giá tầm quan trọng của thương mại và cơ sở hạ tầng thương mại ở khu vực nông thôn; Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có quy mô nhỏ năng lực cạnh tranh yếu và thiếu liên kết; Quá tập trung điều kiện cho phát triển du lịch nên han chế nguồn lực cho phát triển các ngành khác;
Khách quan: Cạnh tranh trên thị trường khu vực ngày càng lớn; địa bàn rộng nhưng có địa hình phức tạp và dân cư phân bổ phân tán nên thị trường không tập trung. Sức mua của thị trường nội tỉnh thấp.