CHƯƠNG 3. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM
3.2. CDCC ngành kinh tế theo yếu tố đầu vào
3.2.1. CDCC ngành kinh tế theo lao động
0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 100.0
% Lđ trong NN %LĐ trong CN-XD %LĐ trong DV
Hình 3.6. Cơ cấu lao động theo ngành cấp I tỉnh Quảng Nam
(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam)
Để thấy có thể đánh giá chính xác hơn tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cần xem xét chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh trong những năm qua.
Số liệu thống kê và hình 3.6 cho thấy năm 1997 tỷ trọng lao động trong nông lâm thủy sản là 78,2%, năm 2015 là 50,1%, giảm khoảng hơn 28%. Trong thời kỳ này tỷ trọng lao động làm việc trong công nghiệp – xây dựng là 7,6% và 23,8%
(tăng hơn 16%) và trong dịch vụ là 14,2% và 26,2% (tăng 12%). Nhƣ vậy tỷ trọng lao động trong NLTS vẫn chiếm đa số, Tỷ trọng lao động trong các ngành phi nông nghiệp tuy đã tăng nhƣng vẫn còn thấp. Nhìn sơ bộ cho thấy thay đổi tỷ trọng lao động theo ngành cấp I chậm hơn so với những thay đổi cơ cấu sản lƣợng theo ngành cấp I đã trình bày ở mục trên.
Bảng 3.6. Mức CDCC lao động theo ngành kinh tế cấp I của tỉnh Quảng Nam 2000-2005 2006-2010 2011-2015 2000-2015
% chuyển dịch LĐ của
NN -5.24 -10.68 -9.18 -25.11
% chuyển dịch LĐ của
CN-XD 2.05 7.53 4.44 14.03
% chuyển dịch LĐ của
DV 3.19 3.15 4.74 11.08
Cosφ 0.9993 0.9990 0.9994 0.9267
Góc CDCC - φ (Độ) 2.1666 2.5000 2.04 22.07
(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam)
Tỷ trọng lao động trong ngành nông lâm thủy sản giảm từ hơn 75% năm 2000 xuống 50,05% năm 2015 hay giảm hơn 25 %. Trong 15 năm, tỷ trọng ngành này giảm chậm dần, mức cao nhất là -10,68 % trong giai đoạn 2006 - 2010 và thấp nhất là -5.24 % trong giai đoạn 2000 - 2005.
Trong gian đoạn 2000 - 2015, tỷ trọng lao động trong ngành CN - XD đã tăng nhanh, từ mức 9,7% năm 2000 lên mức 23,7% năm 2015, hay tăng lên 14,3%.
Trong giai đoạn 2006 - 2010 có mức tăng nhanh nhất và chậm nhất là 2000 - 2005.
Cũng trong giai đoạn này, tỷ trọng lao động trong ngành thương mại - dịch vụ đã tăng từ 15,1% năm 2000 lên 26,1% năm 2015, tăng 11,08%. Mức thay đổi tỷ trọng này thấp hơn so với mức tăng của ngành CN - XD. Nhƣ vậy xu thế thay đổi cơ cấu lao động theo ngành kinh tế cấp I của tỉnh Quảng Nam là giảm dần tỷ trọng của nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng của ngành thương mại dịch vụ và tăng nhanh tỷ trọng của công nghiệp. Xu thế này cũng hàm ý nền kinh tế này đang nỗ lực thay đổi cấu trúc ngành kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp.
Nếu xét theo trình độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cấp I của tỉnh Quảng Nam bằng cách sử dụng hệ số Cosφ và góc chuyển dịch cơ cấu - φ theo cách đánh giá của chuyên gia ngân hàng thế giới. Số liệu ở bảng 3.5A. cho thấy trong 19 năm qua, cơ cấu ngành kinh tế cấp I đã thay đổi lớn, góc chuyển dịch cơ cấu – φ bằng 22,070, bình quân thay đổi khoảng hơn 1 độ năm. Xu thế thay đổi trình độ CDCC ngành kinh tế cấp I này đang giảm dần, góc chuyển dịch cơ cấu - φ giảm dần từ mức 2,16 độ giai đoạn 2000 - 2005, 2,5 độ giai đoạn 2006-2010 và 2,04 độ giai đoạn 2011-2015.
Bây giờ hãy so sánh với mức chuyển dịch cơ cấu sản lƣợng sẽ có thể đánh giá chính xác hơn.
Bảng 3.7. So sánh CDCC sản lượng và lao động theo ngành kinh tế cấp I của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2000 - 2015
CDCC sản
lƣợng CDCC lao động LĐ/Sản lƣợng
% chuyển dịch của NN -35.36 -25.11 10.25
% chuyển dịch của CN-XD 25.15 14.03 -11.12
% chuyển dịch của DV 10.21 11.08 0.87
Cosφ 0.813 0.9267 0.1137
Góc CDCC - φ (Độ) 35.54 22.07 -13.47
(Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam)
Bảng 3.7 cho thấy CDCC lao động theo ngành cấp I của tỉnh Quảng Nam chậm hơn so với sản lƣợng. Trong giai đoạn 2000-2015, tỷ trọng giá trị gia tăng của
ngành nông nghiệp trong GDP giảm -35.36% trong khi tỷ trọng lao động chỉ giảm 25.11% kém hơn 10.25%. Tỷ trọng giá trị gia tăng của CN-XD trong GDP đã tăng 25.15% trong khi tỷ trọng lao động trong ngành này chỉ tăng 14.03%, kém hơn 11.12%. Tương tự của dịch vụ cũng kém hơn chỉ 0,87%.
Xét về tổng thể góc CDCC của lao động chỉ đạt 22,07 độ trong khi của CDCC sản lƣợng là 35.54% và kém hơn -13.47 độ. Nhƣ vậy CDCC lao động chậm hơn khá nhiều so với chuyển dịch theo sản lƣợng. Điều này cũng hàm ý rằng CDCC chủ yếu theo sản lƣợng và do đó chƣa thúc đẩy tăng năng suất của nền kinh tế. Điều này sẽ được làm rõ hơn ở phần dưới.
Đánh giá
Từ phân tích trên có thể rút ra những thành công và hạn chế sau:
Thành công
+ CDCC ngành kinh tế cấp I theo lao động thúc đẩy phân công lai lao động cho nền kinh tế;
+ Có xu hướng chuyển dịch tích cực, góp phần sử dụng lao động có hiệu quả hơn và giải phóng lao động khỏi nông nghiệp;
+ Tạo ra sự thay đổi tốt và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế nhờ nâng cao năng suất chung của nền kinh tế;
Hạn chế
+ CDCC ngành kinh tế cấp I theo lao động chuyển dịch chậm và chất lƣợng lƣợng thấp so với những thay đổi của cơ cấu sản lƣợng.
+CDCC chƣa phát huy tiềm lực lao động của tỉnh, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn khá cao. Tình trạng lao động phải di chuyển khỏi địa bàn tỉnh tìm kiếm việc làm khá cao;
+ Lao động chủ yếu dịch chuyển từ ngành có năng suất thấp sang ngành có năng suất cao.