CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48 2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Với đối tượng nghiên cứu và phương pháp đã nêu trên, nguồn số liệu ở đây có thể sử dụng là số liệu thứ cấp.
Các số liệu đƣợc tổng hợp từ Niên giám thống kê của Tỉnh Quảng Nam các năm nhƣ 2005, 2010 và 2015 và Số liệu thống kê tổng hợp 20 năm sau chia tách.
Các ấn phẩm này của Cục Thống Kê Quảng Nam công bố và đã xuất bản. Do vậy tính pháp lý và độ tin cậy có thể chấp nhận đƣợc.
Các chỉ tiêu thống kê gồm giá trị sản xuất, GDP của tỉnh; giá trị sản xuất, giá trị gia tăng,…của các ngành kinh tế cấp I và cấp II. Các số liệu này đƣợc tính bằng giá hiện hành và giá so sánh. Ở đây giá so sánh sẽ đƣợc chuyển về giá 2010, Cục Thống kê đã chuyển về giá 2010.
Số liệu các nguồn lực nhƣ lao động, vốn đầu tƣ của tỉnh và các ngành cũng được tổng hợp từ các ấn phẩm này và đơn vị tính là 1000 người. Riêng số liệu vốn đầu tƣ sẽ đƣợc tính bằng giá hiện hành và giá so sánh, và giá so sánh sẽ là giá 2010 và đơn vị tính là tỷ đồng.
Số liệu doanh nghiệp của tỉnh cũng sẽ đƣợc tổng hợp từ nguồn này. Ở đây không chỉ theo số lƣợng doanh nghiệp mà còn cả các nguồn lực, sản lƣợng, giá trị sản xuất, doah thu và lợi nhuận.
Khoảng thời gian của số liệu sẽ từ năm 2000 tới năm 2014. Lý do chính là tuy chia tách tỉnh từ năm 1997, nhƣng hoạt động của nền kinh tế này chỉ thực sự rõ ràng từ 2000.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Chúng tôi tiến hành lập phiếu điều tra và tiến hành phỏng vấn cho 2 nhóm đối tƣợng là các nhà quản lý và các doanh nghiệp. Đây là hai nhóm có liên quan tới sự thay đổi của cơ cấu kinh tế ngành.
Mục đích: Thu nhập thông tin đánh giá của các nhà quản lý và các nhà quản trị doanh nghiệp của địa phương về ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau tới quyết định đầu tƣ, dịch chuyển của các doanh nghiệp giữa các ngành kinh tế.
Tổng thể điều tra:
Với cán bộ quản lý là Lãnh đạo UBND, HĐND, các Sở Kế hoạch - Đầu tƣ;
Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung tâm hay ban ngành chuyên trách xúc tiến, hỗ trợ đầu tƣ; các ban quản lí KCN, KKT và khu công nghệ cao của tỉnh.
Với các nhà quản trị doanh nghiệp; Quảng Nam có khoảng hơn 3.200 doanh nghiệp ở năm 2015. Đây là tổng thể điều tra (N)
Mẫu điều tra:
Với cán bộ quản lý: Nghiên cứu này sẽ tiến hành điều tra 40 cán bộ trên tổng thể và kỳ vọng tỷ trọng bản hỏi điều tra hợp lệ đƣợc thu hồi càng lớn càng tốt để đảm bảo tính đại diện. Số lượng là 40 người.
Với các nhà quản trị doanh nghiệp
Kích thước mẫu: Việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn còn nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa vào trong phân tích nhân tố.
Theo Hair và các cộng sự (1998), trong phân tích nhân tố EFA, cần 5 quan sát cho 1 biến đo lường và cỡ mẫu không nên ít hơn 100 (Poh Ju Peng & Aino. Samah (2006))
Hoặc đối với phân tích hồi quy đa biến, theo Tabachnick và Fidell (1996) thì kích cỡ mẫu tối thiểu cần có để phân tích đƣợc tính theo công thức:
Với m: Là số lƣợng biến độc lập trong mô hình n: Là kích thước mẫu
Nếu theo quan điểm của Yamane (1967) quy mô mẫu đƣợc xác định theo công thức:
n = N/ (1 +N*e2)
Trong đó n là quy mô mẫu, N tổng thể nhiên cứu và e sai số chuẩn.
Tới năm 2015 ở tỉnh có khoảng 3.200 doanh nghiệp hay N = 3200 vì vậy theo cách xác định của Yamane (1967) với với độ chính xác của ƣớc lƣợng là 90%
nên e = 1-0.9 = 0.1 nên n =3200/(1+3200*0.12) = 96.9 hay 97. Do vậy ở đây sẽ chọn điều tra 100 doanh nghiệp
Cơ cấu doanh nghiệp nhƣ sau:
Nếu theo cơ cấu GDP thì tỷ trọng của nông lâm thủy sản là khoảng 13.5%, công nghiệp xây dựng là hơn 46% và thương mại dịch vụ là 40.5%. Nếu theo cơ cấu doanh nghiệp thì tỷ lệ trong các ngành này lần lƣợt là 3.1%, 42% và 54%. Do vậy tỷ lệ phiếu điều tra doanh nghiệp cho các ngành sẽ là 5%, 50% và 45%.
Bảng hỏi điều tra
Bảng hỏi này nhằm thu thập thông tin để đáp ứng mục tiêu làm rõ giả thuyết về tác động từ các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội tới quyết định đầu tƣ vào ngành hay dịch chuyển sang ngành kinh tế nào đó của các doanh nghiệp. Đây là các yếu tố
n = 50 + 8*m
không thể ƣớc lƣợng trong mô hình kinh tế lƣợng do những hạn chế về số liệu thứ cấp. Nội dung bản hỏi gồm 2 phần: Phần thông tin chung và phần câu hỏi khảo sát.
Phần câu hỏi khảo sát đƣợc chia thành 4 phần có liên quan tới tác động của các nhân tố như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, thể chế và thị trường tới quyết định đối với việc lựa chọn ngành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Câu hỏi được thiết kế theo dạng một nhận định để hỏi về mức độ đồng ý của người được phỏng vấn. Mức đồng ý đƣợc phân theo thang đo liên kết với 5 mức từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý.
Tổ chức điều tra: Điều tra đƣợc tổ chức từ tháng 5/2015 đến tháng 7/2015.
NCS trực tiếp tiếp cận các cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nước. Riêng với các nhà quản trị doanh nghiệp NCS đã đƣợc hỗ trợ của Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam trong thực hiện điều tra khi tiến hành điều tra doanh nghiệp của cơ quan này.
Thông tin về doanh nghiệp tổng hợp từ phiếu nhƣ sau: Việc tiến hành phỏng vấn trực tiếp 100 doanh nghiệp và thu về đủ 100 phiếu và không có phiếu không hợp lệ. Cơ cấu doanh nghiệp điều tra theo ngành đƣợc phân bổ từ đầu, gồm 5 doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp, 50 doanh nghiệp trong công nghiệp và xây dựng và 45 doanh nghiệp trong dịch vụ. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp có 1 thành lấp từ 1997, 21 doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 10 năm, từ 6-10 năm có 38 doanh nghiệp và 1-5 năm là 41 doanh nghiệp. Vị trí lựa chọn nơi hoạt động của doanh nghiệp thường là trong các khu công nghiệp, có tới 65% doanh nghiệp lựa chọn khu công nghiệp và 35 % chọn ngoài khu công nghiệp. Tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp năm 2015 rất chênh lệch. Doanh nghiệp có vốn ít nhất là 1.5 tỷ đồng và cao nhất là hơn 62 ngàn tỷ đồng, trung bình là hơn 100 tỷ đồng.
Trong các doanh nghiệp này có tới 11 doanh nghiệp có số vốn trên 1 ngàn tỷ đồng.
Phiếu điều tra nhƣ trong phụ lục 1.
CHƯƠNG 3