CHƯƠNG 5. ÐỊNH HƯỚNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CDCC NGÀNH
5.2. Các hàm ý chính sách thúc đẩy CDCC ngành kinh tế
5.2.2. Sử dụng có hiệu quả các yếu tố nguồn lực thúc đẩy CDCC ngành kinh tế
ngành có tốc độ tăng năng suất cao.
Thứ hai;Tiếp tục phát huy vai trò của nhân tố vốn đầu tƣ nhƣng một mặt tăng cường thu hút đầu tư từ bên ngoài, mặt khác nâng cao chất lượng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tƣ. Những năm tới Quảng Nam cần phải hoàn thiện các chính sách và môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, để thu hút nhiều hơn các nhà đầu tƣ bên ngoài. Cũng cần tập trung sự nỗ lực cho các dự án đầu tƣ lớn, nhiều tiềm năng và khả năng lan tỏa trong thu hút đầu tƣ cũng nhƣ thúc đẩy sự phát triển của các ngành của nền kinh tế. Cần chú trọng tới một cơ cấu đầu tƣ phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngoài ra cũng cần thiết phải sử dụng có hiệu quả hơn nguồn đầu tƣ công. Đầu tƣ công chỉ nên sử dụng nhƣ nguồn mồi, nguồn dẫn xuất các nguồn đầu tƣ khác vào nền kinh tế, đầu tƣ vào những công trình hạ tầng cốt yếu của nền kinh tế.
Thứ ba; Công nghệ vẫn là yếu tố quan trọng bậc nhất trong những năm tới để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tới. Nhƣng khai thác yếu tố này những năm tới cần: Trước hết, cần bắt đầu cải thiện công nghệ quản trị công của các cơ quan công quyền trên cơ sở học tập và kề thừa của thế giới và có những điều chỉnh phù hợp. Sự cải thiện này sẽ nâng cao chất lƣợng các chính sách công và dịch vụ công cung cấp cho xã hội. Tiếp đó tạo ra môi trường và sự hỗ trợ cần thiết để các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế đầu tƣ thích đáng để ứng dụng và phát triển công nghệ sản xuất nhằm có đƣợc những sản phẩm chất lƣợng đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
5.2.3. Các giải pháp phát huy tính tích cực và khắc phục các hạn chế từ các yếu tố ngoài mô hình kinh tế lƣợng
Thứ nhất; Cần có chính sách sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý trong phát triển kinh tế. Dần tiến tới không sử dụng lợi thế tài nguyên để điều tiết hành vi lựa chọn ngành đầu tƣ của doanh nghiệp. Tài nguyên thiên nhiên cần đƣợc coi là yếu tố cần đƣợc khai thác sử dụng tiết kiệm và mang tính bền vững.
Thứ hai; Tiếp tục phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh và hạ tầng kết nối với các địa phương trong vùng trong những năm tới vẫn là nhiệm vụ
quan trọng bậc nhất không chỉ để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn bảo đảm sự phát triển bền vững. Phát triển cơ sở hạ tầng phải quán triệt quan điểm phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ và tính phát triển. Nghĩa là các hạ tầng phải đồng bộ để hỗ trợ bổ sung cho nhau cũng nhƣ từng loại hạ tầng cần đồng bộ với nhau. Tính hiện đại thể hiện sự phát triển hạ tầng có thể sử dụng cho nhiều thế hệ, công nghệ hiện đại theo xu thế chung. Tính phát triển bảo đảm cho hạ tầng không chỉ sử dụng lâu dài mà có thể có thể cải thiện, nâng cấp hiện đại hóa ít tốn kém do được quy hoạch mang tính dài hạn. Trước mắt tỉnh cần phải nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng bên trong các khu công nghiệp, đồng thời bảo đảm sự đồng bộ với hạ tầng bên ngoài khu công nghiệp. Hoàn thiện, nâng cấp và chú trọng phát triển Hệ thống ngân hàng, kiểm toán đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ có chất lƣợng và chi phí thấp cho doanh nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện để phát huy các yếu tố hạ tầng đang đƣợc doanh nghiệp đánh giá cao để đón đầu sự phát triển. Đó là các hạ tầng cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông tốt, hạ tầng cung cấp điện, nước tốt, hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh ở Quảng Nam. Trước hết;
cần cải thiện một cách rõ nét hơn môi trường kinh doanh bằng các biệt pháp tạo ra sự bình đẳng trong kinh doanh cho doanh nghiệp, giảm bớt và xóa bỏ những ƣu ái về cơ chế chính sách với các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhà nước. Thứ hai;
Chú trọng hơn tới đào tạo lao động đặc biệt là đào tạo nghề. Cần tập trung đào tạo những kỹ năng, chuyên môn dựa trên nhu cầu thực tế của nền kinh tế thông qua các hình thức tự đào tạo, tăng cường liên kết đào tạo giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo dựa trên nhu cầu. Tự đào tạo là việc phát triển các mô hình dạy nghề tại cộng đồng như người làm ăn giỏi dạy người chưa biết cách làm ăn, mở rộng các hình thức câu lạc bộ chia sẻ kinh nghiệm, nhóm đồng đẳng tương trợ lẫn nhau.; Thứ ba; Cải thiện hoạt động của hệ thống tƣ pháp nhằm bảo đảm và lấy lại lòng in của doanh nghiệp để dựa vào hệ thống pháp luật và tƣ pháp để giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả thay vì cho các công cụ không chính thức; Thứ tư, tiếp tục cải thiện và giảm thiểu chi phí gia nhập thị trường thấp; Thứ năm;nâng cao chất
lƣợng và bảo đảm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Thứ sáu; duy trì đƣợc tiêu chí lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong; Thứ bảy; Bảo đảm và duy trì khả năng và sự dễ dàng tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổn định của doanh nghiệp. Thứ tám; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cao chất lƣợng cán bộ công chức là hai khâu có tính chất quyết định để hoàn thiện thể chế và chính sách kinh tế.
Thứ tư; Mở rộng thị trường nội địa và kích thích tiêu dùng. Thứ nhất, tăng tiêu dùng cá nhân tiệm cận với mức của nước trung bình và thay đổi cơ cấu tiêu dùng trên cơ sở: Tăng thu nhập cá nhân thông qua cải cách và áp dụng chính sách phân phối hợp lý trong nền kinh tế thị trường; Bình ổn giá cả nhất là những hàng hóa thiết yếu đi cùng với kiểm soát thị trường; Phát triển cơ sở hạ tầng phân phối hàng hóa rộng khắp nhất là nông thôn vùng sâu vùng xa ở tỉnh; Hoàn thiện và mở rộng hệ thống an sinh xã hội giảm bớt rủi ro trong cuộc sống cho người dân sẽ kích thích tiêu dùng. Thứ hai, nâng cao mức sống cho dân cƣ nông thôn. Cụ thể: Lồng ghép kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với chương trình xóa đói giảm nghèo cho khu vực nông thôn. Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Phát triển kênh thương mại và mở rộng thị trường nông thôn cùng với việc đẩy mạnh phong trào đưa hàng Việt Nam về nông thôn và áp dụng chính sách trợ giá cho khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa. Tăng cường cơ sở hạ tầng y tế giáo dục cùng với phát triển các dịch vụ này cho khu vực nông thôn cùng với các chính sách ƣu đãi với lao động làm việc trong lĩnh vực này.Thứ ba; tiếp tục đẩy mạnh giảm nghèo. Đó là: Đổi mới tư duy, phương pháp hoạch định và thực thi chính sách xóa đói giảm nghèo. Các chính sách phải gắn với thực tế và có sự tham gia của người dân và cộng đồng từ khâu hoạch định, tổ chức và kiểm tra đánh giá chính sách. Chỉ có người dân và cộng đồng là người hiểu biết và nắm chắc tình hình đối tƣợng nghèo đói sẽ bảo đảm nguồn thông tin chính xác cho quá trình chính sách. Đồng thời phải nâng cao năng lực của Chính quyền cơ sở về xóa đói giảm nghèo. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá cấp cơ sở; Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách và các mô hình về xóa đói
giảm nghèo. Thiết lập hệ thống các kênh thông tin truyền thông phù hợp với điều kiện của từng vùng để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền để thông tin có thể lan truyền tới tất cả; Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trong triển khai chương trình và chính sách xóa đói giảm nghèo. Thực hiện công khai hóa các dự án, chương trình, các khoản tài trợ, tiêu chuẩn liên quan tới nghèo đói… để người dân có thể giám sát việc thực hiện. Mở rộng quyền dân chủ trong quá trình thực hiện các chương trình dự án liên quan tới xóa đói giảm nghèo.
5.3. Những hạn chế của nghiên cứu
Mặc dù đề tài luận án đƣợc thực hiện với sự nỗ lực rất. Tuy nhiên, đề tài luận án không thể tránh khỏi những hạn chế:
Thứ nhất, các nghiên cứu về CDCC kinh tế thường có phạm vi nghiên cứu ở cấp vùng lãnh thổ của quốc gia, nền kinh tế của một nước hay liên quốc gia. Ở đây, NCS chỉ thực hiện nghiên cứu chỉ cho một tỉnh nên việc kế thừa các nghiên cứu trước và giải quyết vấn đề chưa thể như kỳ vọng.
Thứ hai, dữ liệu nghiên cứu: không gian và thời gian dữ liệu mặc dù đáp ứng điều kiện thực hiện theo kinh tế lƣợng. Tuy nhiên, độ dài thời gian chỉ khoảng 18 năm và không gian nghiên cứu chỉ một tỉnh nên vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, việc kiểm soát chất lƣợng dữ liệu cũng có những khó khăn, mà chủ yếu dựa trên số liệu đƣợc cung cấp chính thức thứ cấp từ Cục Thống kê của tỉnh, VKTTĐMT. Số liệu sơ cấp được NCS thực hiện chỉ với một đối tượng quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong tỉnh nhƣng mẫu chƣa thật lớn và còn nhiều yếu tố chƣa đề cập tới.
Thứ ba, phương pháp nghiên cứu, chưa thực hiện so sánh với nhiều phương pháp nghiên cứu định lƣợng khác nhau đối với câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đặt ra của đề tài luận án. Ngoài ra, vấn đề xử lý chuỗi thời gian trong nghiên cứu cũng chƣa triệt để.
Thứ tư, Các yếu tố ảnh hưởng tới CDCC ngành kinh tế chủ yếu tập trung vào các yếu tố bên trong mà chƣa đề cập tới các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế hay ảnh hưởng từ sự phát triển của các tỉnh lân cận.
KẾT LUẬN
Từ những nội dung trên có thể rút ra một số kết luận sau:
Về lý luận
Thứ nhất: Nghiên cứu đã khái quát đƣợc quan niệm về cơ cấu và CDCC ngành kinh tế. CDCC ngành kinh tế không chỉ đƣợc xem xét trên yếu tố đầu vào - cấu trúc doanh nghiệp mà cả đầu ra sản lƣợng đều tuân theo các quy luật thay đổi trong dài hạn. CDCC ngành kinh tế có tác động tới (i) tăng trưởng sản lượng trực tiếp thông qua sự thay đổi cấu thành các bộ phận của nền kinh tế. Những bộ phận có tốc độ tăng trưởng cao có tỷ trong ngày càng lớn và chính chúng tạo ra động lực cho tăng trưởng sản lượng chung cao hơn; (ii) CDCC ngành kinh tế còn thúc đẩy tăng NSLĐ đặc biệt là tăng năng suất lao động động tức là lao động đƣợc chuyển dịch nhiều hơn từ ngành có tốc độ tăng năng suất thấp sang ngành có tốc độ tăng năng suất cao; (iii) CDCC ngành kinh tế còn tạo ra sự phân bổ lại nguồn lực trong nền kinh tế theo hướng tích cực và hiệu quả hơn.
Thư hai, Nền tảng lý thuyết để nghiên cứu CDCC ngành kinh tế là các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế như cổ điển, tân cổ điển, nội sinh, dựa vào xuất khẩu… Đây là cơ sở để nhận diện và phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các nhân tố tác động này là vốn, lao động, công nghệ, tài nguyên, thể chế và thị trường….
Về xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Thứ ba; Cơ cấu ngành kinh tế theo sản lƣợng đều thể hiện sự thay đổi theo hướng tích cực. Xu hướng tích cực được tạo ra bởi các ngành cấp I và II có trình độ CNH cao và nhiều lợi thế của tỉnh. Tuy nhiên sự chuyển dịch này đang chậm dần, tính hiệu quả chƣa cao khi những ngành dựa vào khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ.
Thứ tư; Các doanh nghiệp vẫn tập trung chủ yếu trong khu vực hiện đại và đóng góp ngày càng lớn. Tuy nhiên sự phân bổ các và sự thay đổi phân bổ doanh nghiệp vẫn thiếu hiệu quả và phát huy đƣợc các tiềm năng về lao động, du lịch, nâng cao giá trị nông sản của địa phương.
Về ảnh hưởng của CDCC ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế
Thứ sáu; Đóng góp và ảnh hưởng ngày càng rõ mức tăng giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp xây dựng ngày càng lớn hơn trong tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có tác động tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra quy mô kinh tế thời kỳ trước và vốn con người cũng ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế
Thứ bảy; Tỷ lệ tăng NSLĐ của tỉnh Quảng Nam nhanh hơn của cả nước nhƣng mức NSLĐ lại thấp hơn; CDCC ngành kinh tế tuy đã thúc đẩy tăng năng suất lao động và tạo nền tảng tăng trưởng dựa vào chiều sâu khi chưa tạo ra chuyển dịch lao động từ ngành có tốc độ tăng năng suất thất sang tăng năng suất lao động cao.
Thứ tám; CDCC ngành kinh tế đã tạo ra sự chuyển biến trong cách thức phân bổ nguồn lực cho tăng trưởng từng bước theo chiều sâu và hiệu quả. Tuy nhiên việc phân bổ vẫn còn những bất cập trong một số thời điểm, tập trung sự ƣu tiên cho mục tiêu CNH về lƣợng nhƣng thiếu về chất.
Về các yếu tố tác động tới CDCC ngành kinh tế Các yếu tố từ mô hình kinh tế lượng
Thứ chín; Quy mô nền kinh tế tăng có tác động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Tăng trưởng kinh tế đã và đang tạo ra các điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cầu kinh tế. Sự gia tăng GDP sẽ gia tăng quy mô tiết kiệm quốc dân và nền kinh tế có thêm nguồn đầu tƣ cho CDCC ngành kinh tế. Mặt khác tăng trưởng kinh tế hàm ý gia tăng tổng cầu nhất là tiêu dùng cá nhân. Nhưng tăng trưởng kinh tế cho phép gia tăng mức sống và thay đổi cơ cấu tiêu dùng. Những yếu tố này ẩn chứa phía sau tăng trưởng kinh tế đã ảnh hưởng tích cực tới CDCC ngành kinh tế. Tuy nhiên, CDCC kinh tế dường như chậm lại và chậm hơn so với tăng trưởng sản lượng. Điều này hàm ý vẫn còn những lực cản hạn chế CDCC ngành kinh tế.
Thứ mười; Tăng trưởng lao động có tác động thúc đẩy chuyển dịch cơ cầu kinh tế của tỉnh. Với tiềm năng lớn về lao động, Quảng Nam có nhiều thuận lợi để thúc đẩy chuyển dịch cơ cầu kinh tế từ phía thác yếu tố này. Điều này hàm ý rằng
sự phát triển của các ngành kinh tế kinh tế theo định hưởng CDCC kinh tế vẫn đang gia tăng quy mô lao động của các ngành này. Nhƣng kết quả này cũng chỉ ra sự gia tăng này chƣa thúc đẩy CDCC ngành kinh tế mạnh. Nhƣng kết quả này cũng phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo lao động hiện nay ở tỉnh. Đó là chủ yếu chuyển dịch từ ngành có năng suất cao sang ngành có năng suất cao.
Điều này cũng hàm ý rằng cần thiết phải thay đổi trong chính sách phân bổ sử dụng lao động của địa phương.
Thứ mười một; Vốn sản xuất vẫn là yếu tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khai thác tốt yếu tố này vẫn cần thiết cho những năm tới. Nhƣng những hạn chế và giới hạn nguồn đầu tƣ, vốn đầu tƣ đáng trở thành vấn đề lớn cho phát triển và CDCC ngành kinh tế trong những năm tới. Vấn đề là làm thế nào để có thể huy động nguồn đầu tƣ vào nền kinh tế khi nguồn trong nội bộ nền kinh tế rất hạn chế. Đồng thời cũng nên chú ý tới cơ cấu đầu tư phù hợp với định hưởng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Thú mười hai, Công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng tích cực tới CDCC ngành kinh tế, tuy nhiên tiềm năng còn rất lớn so với các ngành khác. Điều này cũng phản ảnh một thực tế của nền kinh tế mà các ngành của nó vẫn tăng trưởng dựa vào các nhân tố chiều rộng và nhu cầu chủ yếu thỏa mãn mức tối thiểu và thiết yếu. Các doanh nghiệp với chiến lƣợc kinh doanh gắn với tƣ duy ngắn hạn thiếu tầm nhìn dài hạn nên không đầu tƣ nhiều cho phát triển công nghệ. Công nghệ quản trị của các cơ quan nhà nước lạc hậu không theo kịp với yêu cần cung cấp dịch vụ công cho xã hội đang phát triển nhanh.
Về các nhân tố ngoài mô hình kinh tế lượng
Thứ mười ba; Mức độ tác động của yếu tố tài nguyên thiên nhiên thực sự không rõ ràng và rất khác nhau với các nhóm doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường quan tâm tới những yếu tố có thể nhân được “địa tô” từ tài nguyên.
Thứ mười bốn; Cơ sở hạ tầng là nhóm yếu tố có ảnh hưởng tới lựa chọn lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp ở đây. Tuy nhiên mức độ tác động của các yếu tố khá khác nhau do chất lƣợng kém và thiếu đồng bộ. Phát triển cơ sở hạ tầng vẫn là