CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI CDCC NGÀNH
4.2. Ảnh hưởng của các nhân tố khác có liên quan tới CDCC ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam
4.2.4. Ảnh hưởng của yếu tố về thị trường
Yếu tố thị trường có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định lựa chọn ngành sản xuất của doanh nghiệp qua đó ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế như đã đề cập ở phần lý luận. Phần dưới sẽ phân tích ý kiến của các doanh nghiệp và nhà quản lý về lựa chọn ngành kinh doanh dưới ảnh hưởng của các yếu tố thị trường ở Quảng Nam.
Trong năm yếu tố đƣợc lựa chọn để phỏng vấn kết quả tổng thể cho thấy mức đánh giá rất thấp, các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn chủ yếu không đồng ý và trung dung với nhận định. Điều này cho thấy các yếu tố thị trường của địa phương không có sức hút với các doanh nghiệp.
Yếu tố thu nhập bình quân của người dân cao được đánh giá thấp nhất, các doanh nghiệp đánh giá mức trung bình là 2.63, mode là 2 và độ lệch chuẩn là 0.69.
Các nhà quản lý đánh giá trung bình 2.88, mode là 2 và độ lệch chuẩn là 0.77.
Bảng 4.8. Ý kiến về mức ảnh hưởng của các yếu tố thị trường
Q26 Quy mô dân số
(thị trường)
lớn
Q27Thu nhập bình
quân của người dân
cao
Q28 Người dân
có khuynh hướng tiêu dùng
nhiều
Q29 Chi tiêu, đầu tư của
chính quyền lớn
Q30 Mức độ cạnh tranh trên thị trường
thấp Ý kiến của doanh nghiệp
Giá trị trung bình 3.1 2.63 3.27 2.92 2.87
Mode 3 2 4 3 2
Độ lệch chuẩn 0.77 0.69 0.75 0.58 0.97
Ý kiến của các nhà quản lý
Giá trị trung bình 3.34 2.88 3.66 3.4 2.55
Mode 3 2 4 3 2
Độ lệch chuẩn 0.81 0.77 0.65 0.61 1.02
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra) Yếu tố mức độ cạnh tranh trên thị trường thấp cũng chỉ được đánh giá cao hơn một chút ít. Điểm đánh giá trung bình của doanh nghiệp là 2.87, mode là 2 và độ lệch chuẩn 0.97. Các nhà quản lý đánh giá thấp hơn so với doanh nghiệp, điểm trung bình là 2.55, mode là 2 và độ lệch là 1.02.
Chi tiêu, đầu tƣ của chính quyền lớn cũng cũng không đƣợc đánh giá cao.
Các doanh nghiệp dánh giá trung bình là 2.92, mode là 3 và độ lệch chuẩn là 0.58.
Các nhà quản lý đánh giá mức trung bình 3.4, mode 3 và độ lệch chuẩn 0.61. Trong đó các doanh nghiệp nhóm thương mại dịch vụ đánh giá cao nhất, mức trung bình là 3.4.
Hai yếu tố quy mô dân số và Người dân có khuynh hướng tiêu dùng nhiều đƣợc đánh giá cao nhất cho cả hai nhóm đƣợc phỏng vấn. Điểm trung bình của doanh nghiệp là 3.1 và của các nhà quản lý là 3.34.
Những phân tích này cho thấy các yếu tố thị trường của tỉnh Quảng Nam không thực sự hấp dẫn mà các doanh nghiệp phải hướng tới thị trường khu vực hay cả nước. Điều này chỉ có thể được cải thiện khi kinh tế Quảng Nam duy trì sự phát triển qua đó sẽ tăng được dung lượng thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Từ kết quả phân tích trên có thể rút ra những kết luận sau:
Về các nhân tố tác động tới CDCC ngành kinh tế qua mô hình kinh tế lượng Thứ nhất; Quy mô nền kinh tế tăng có tác động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Sự gia tăng quy mô này đã tạo cơ sở nguồn lực để thực hiện CDCC ngành kinh tế cũng như dư địa thị trường cho quá trình này. Tuy nhiên mức tác động từ gia tăng quy mô này đang có tác động yếu dần tới quá trình CDCC ngành kinh tế.
Thứ hai; Quảng Nam có tiềm năng lao động lớn. Tăng trưởng lao động cho nền kinh tế hay thu hút thêm lao động sẽ thúc đẩy CDCC ngành kinh tế. Nhƣng với mức độ tác động này cho thấy tăng lao động về lƣợng có mức độ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu không cao mà cần phải tăng lao động về chất.
Thứ ba; Mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn theo chiều rộng, nên vốn vẫn có vai trò lớn với CDCC ngành kinh tế. Hệ số hồi quy của yếu tố này thấp hơn so với lao động và tăng trưởng quy mô GDP hay mức tác động của tăng trưởng vốn tuy thúc đẩy CDCC ngành kinh tế nhƣng không bằng so với các nhân tố kia.
Thú tư, TFP đại diện cho công nghệ sản xuất, yếu tố này có ảnh hưởng tích cực tới CDCC ngành kinh tế. Tuy nhiên mức độ tác động thấp nhất so với các nhân tố trong mô hình. Điều này cũng cho thấy những hạn chế của phân bổ nguồn lực để chuyển dịch cơ cấu thiên về chiều rộng.
Về các nhân tố tác động tới CDCC ngành kinh tế ngoàimô hình kinh tế lượng.
Các yếu tố này gồm 4 nhóm. Đó là điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh và các yếu tố thị trường. Qua phân tích có thể kết luận như sau:
Thứ nhất; Yếu tố tài nguyên thiên nhiên; Lợi thế tự nhiên không phải là yếu tố để thu hút doanh nghiệp vào các ngành. Nhƣng mức độ tác động rất khác nhau và chƣa rõ ràng. Các yếu tố này chỉ quan trọng với quyết định lựa chọn đầu tƣ vào lĩnh vực hay ngành của doanh nghiệp có đầu vào gắn liền với yếu tố này. Đây là những
yếu tố gắn với vị trí địa lý của tỉnh mà có thể mang lại “địa tô” và cũng có thể Quảng Nam có môi trường kinh doanh thuận lợi.
Thứ hai; Về cơ sở hạ tầng, nhóm yếu tố này có tầm quan trọng khác nhau tùy theo nhóm ngành của doanh nghiệp. Nhƣng trong nhóm này có một số yếu tố có ảnh hưởng chưa rõ ràng tới sự lựa chọn đầu tư và cần phải cải thiện và khắc phục.
Đó là chất lƣợng kém và thiếu đồng bộ với bên ngoài của hạ tầng trong khu công nghiệp và hệ thống ngân hàng, kiểm toán phát triển chậm hơn yêu cầu. Các yếu tố có tác động rõ ràng nhƣ cơ sở hạ tầng thông tin, truyền thông tốt, hạ tầng cung cấp điện, nước tốt, hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi. Đây cũng thể hiện mức đánh giá cao tới các yếu tố này mà tỉnh nên duy trì và tiếp tục phát huy đƣợc các yếu tố tích cực
Thứ ba; Nhóm yếu tố môi trường kinh doanh hay thể chế có ảnh hưởng lớn tới quyết định lựa chọn lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Theo ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng thì các yếu tố có ảnh hưởng chưa rõ ràng lựa chọn lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và cần có sự cải thiện. Đó là cạnh tranh bình đẳng, Có chính sách đào tạo lao động tốt, và hệ thống pháp luật và tƣ pháp để giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả. Nên duy trì và tiếp tục phát huy những yếu tố đáng phát huy tác động rõ ràng tới lựa chọn của doanh nghiệp nhƣ Chi phí gia nhập thị trường thấp cho biết mức chi phí các loại mà doanh nghiệp phải chi ra để tham gia thị trường; Yếu tố dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, do khu vực nhà nước và tư nhân cung cấp; Yếu tố lãnh đạo tỉnh năng động và tiên phong đƣợc các đối tƣợng phỏng vấn đánh giá khá; Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đất đai và có mặt bằng kinh doanh ổn định.
Thứ tư; Nhóm yếu tố về thị trường có tác động chưa rõ ràng trong đó các yếu tố như thu nhập bình quân của người dân cao; Mức độ cạnh tranh trên thị trường thấp; Chi tiêu, đầu tư của chính quyền lớn có ảnh hưởng không rõ ràng. Các yếu tố quy mô dân số (thị trường) lớn và người dân có khuynh hướng tiêu dùng nhiều có ảnh hưởng nhưng ở múc độ thấp.
CHƯƠNG 5