Về một không gian sáng tạo ở làng cổ Phước Tích

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo mạng lưới các thành phố sáng tạo của unesco (Trang 49 - 59)

Trong một cách hiểu, không gian sáng tạo là một địa điểm thực hoặc trực tuyến, nơi đem những con người sáng tạo đến với nhau, là nơi tụ họp, chia sẻ và hỗ trợ cho những hoạt động kết nối, phát triển kinh doanh, thu hút cộng đồng trong các lĩnh vực sáng tạo, văn hoá và công nghệ, đưa văn hoá, nghệ thuật đến gần hơn với cộng đồng. Không gian sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của một làng, tiểu vùng, hay một vùng trên những khía cạnh như: [1]. Tạo nên bản sắc, [2]. Tạo nên điểm nhấn, sự hấp dẫn, [3]. Truyền cảm hứng sáng tạo, và [4]. Tái sinh không gian cũ qua việc tạo nên những mô hình kinh doanh, những sản phẩm mới, tạo nên động lực phát triển…5.

Với cách hiểu này, bằng vào bề dày văn hoá truyền thống của cộng đồng cư dân làng Phước Tích, ngôi làng này hoàn toàn có thể trở thành một không gian sáng tạo, thể hiện trên những khía cạnh: [1]. Nghề làm gốm, [2]. Lễ hội truyền thống, [3]. Ẩm thực, và [4]. Kiến trúc - cảnh quan.

2.1. Làng cổ Phước Tích: những chất liệu truyền thống

* Gốm - chất liệu, hành trang truyền thống của cộng đồng

“Om Phước Tích ngon cơm hoàng đế/Sen Hà Trì quý thể Phú Xuân”. Câu ca lưu truyền trong dân gian vùng Huế, từ ngàn xưa đã phần nào nói lên đặc điểm của ngôi làng, từ rất sớm, với những sản phẩm gốm gia dụng đặc thù, đã lưu danh, và trở thành một phần tâm thức của cộng đồng, không chỉ ở xứ kinh kỳ, mà trên khắp dải đất miền Trung.

Góp mặt vào bức tranh dân cư có từ rất sớm của vùng Huế, làng Phước Tích hình thành từ năm 1471 với hình ảnh ông Hoàng Minh Hùng (tục gọi là ông Nồi), vị khai canh theo truyền thuyết là bộ tướng của vua Lê Thánh Tông, trên bước đường Nam chinh lúc trở về đã dừng lại ở mảnh đất này, tụ cư lập làng và lựa chọn nghề gốm vốn có từ cố hương làm sinh nghệ. Chính vì thế, nên dù ngôi làng ở cạnh sông, nơi có những bãi bồi phù sa rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nông, nhưng những gò đất cao, tránh ngập úng vẫn được lựa chọn để xây dựng lò gốm. Do vậy mà suốt chiều dài lịch sử, Phước Tích là một làng quê Việt hoàn toàn không ruộng đất.

Trong một truyền thuyết khác, người Phước Tích kể rằng, từ rất xa xưa, khi họ

5 PGS.TS Bùi Hoài Sơn, “Phát triển các không gian sáng tạo ở Hà Nội”,

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/gop-y-du-thao-cac-van-kien-trinh-dai-hoi-xiii-cua-dang/- /2018/815918/view_content, truy cập ngày 5/9/2023.

44

đang rất nghèo khổ, cuộc sống khó khăn, có một người đàn ông mang dáng vẻ cao lớn, giọng nói ồm oàm, nước da đen cháy đã đến và dạy cho họ nghề làm gốm. Sau khi người dân làng đã thành thạo nghề và kiếm sống được bằng gốm, người đàn ông này đã bỏ đi. Để tưởng nhớ đến người đã dạy cho mình một sinh nghệ, người Phước Tích đã lấy tên người đàn ông đó đặt cho các sản phẩm gốm của mình như một cách để tưởng nhớ công ơn. Từ đấy, đồ Đôộc Đôộc ra đời và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng.

Tồn tại qua nhiều thế kỷ, trải qua nhiều biến động, cho đến hiện nay, các sản phẩm của làng gốm Phước Tích vẫn là phần không thể thiếu trong đời sống thường nhật của người Huế và khu vực. Chúng hiện diện khắp mọi nơi trong mỗi ngôi nhà, từ bếp, kho thóc lúa…, đến góc vườn, hay ở hàng cây kiểng luôn được sự ưu ái chăm sóc của gia chủ.

Từ sự lấn át bởi mặt hàng đất nung cần thiết cho sinh hoạt của mỗi gia đình lẫn cá nhân với tư cách là nơi duy nhất sản xuất trong khu vực, nhiều thế hệ người Phước Tích đã trở nên giàu có, bởi không đầy 100 năm sau kể từ thời điểm thành lập làng, Ô Châu cận lục, một tập tài liệu được viết vào năm 1555 đã ghi nhận: “đồ gốm ở làng Dũng Cảm, Dũng Quyết (Cảm Quyết) huyện Kim Trà lợi cũng chẳng nhỏ...”6, hay

“Gái Vĩnh Cố dệt gấm thêu hoa, người Dũng Cảm nung đất làm gốm”7. Bên cạnh nghề gốm, các nghề phụ khác như ép dầu Chuồng, nung muối, bửa cau, làm bánh v.v... đã bổ sung thêm nhiều nguồn lợi cho người Phước Tích. Sự hưng thịnh của người dân làng đến nay hiện còn biểu hiện rõ nét ở sự mật tập của nhiều ngôi nhà rường, đặc biệt là ở Xóm Giữa. Tuy thế, trong suốt quá trình tồn tại, không phải không có những giai đoạn khó khăn, đặc biệt những lúc người Phước Tích bị ảnh hưởng bởi binh lửa chiến tranh vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Việc tiêu thổ kháng chiến khiến mọi hoạt động nghề gốm buộc phải thu nhỏ quy mô, tuy vậy, đây vẫn là khoảng thời gian phồn thịnh của dạng lò ngữa8 và nhiều loại sản phẩm đặc thù. Giai đoạn này cũng chính là lúc thị trường tiêu dùng xuất hiện nhiều dạng sản phẩm khác về vật liệu, kỹ thuật sản xuất nhưng lại có cùng chức năng khiến nghề gốm đã dần mai một.

Trong đời sống của người thợ gốm làng Phước Tích, các hoạt động làm đất, chuốt gốm, chất phôi vào lò nung đều diễn ra đồng thời từ sáng đến chiều tối. Ðối với

6 Dũng Cảm, Dũng Quyết, Cảm Quyết, Phước Giang, Hoàng Giang, xứ Cồn Dương… là những tên gọi của ngôi làng này trong quá khứ. Vô danh Thị, Dương Văn An nhuận sắc tập thành, (Trần Ðại Vinh, Hoàng Văn Phúc tân dịch - hiệu chú), Ô Châu cận lục, Nxb. Thuận Hoá, Huế, 2001, tr.36. Xin xem thêm: Nguyễn Hữu Thông & Nhóm tác giả, Từ kẻ Đôộc đến Phước Tích - chân dung ngôi làng gốm cổ bên dòng Ô Lâu, Nxb. Thuận Hoá, Huế, 2011.

7 Vô danh Thị, Vô danh Thị, Dương Văn An nhuận sắc tập thành, (Trần Ðại Vinh, Hoàng Văn Phúc tân dịch - hiệu chú), Sđd, tr.70.

8 Lò ngữa là dạng lò nung có cấu tạo khá đơn giản, có hình khối lập phương hơi khum lại ở phần trên - phần miệng lò để om nhiệt. Miệng lò để mở là nơi xếp phôi gốm vào lò trước khi nung và lấy sản phẩm sau khi nung. Ở một cạnh thành lò mở một miệng nhỏ để đun củi nung. Lò ngữa chỉ được dùng để nung những sản phẩm có kích thước nhỏ với độ nung không cao.

45

việc phơi phôi, sửa nguội, người thợ tập trung làm vào thời gian có nắng mạnh trong ngày. Thời điểm nung gốm thường bắt đầu từ buổi chiều tối (vì thời gian nung gốm khoảng một ngày một đêm, hoặc nung sành, 3 ngày 3 đêm) và thời điểm kết thúc nung vào buổi sáng hoặc trưa ngày hôm sau.

Sản phẩm gốm truyền thống được làm theo các công đoạn sau:

[1]. Làm đất: đất được dỡ, tỉa, chém, cắt rồi đạp, trộn nhiều lần cho đất sạch, dẻo.

[2]. Chuốt gốm (tạo hình phôi): Thợ đẩy đẩy bàn xoay và nặn con đất trên ghế nhồi đất, thợ chuốt ngồi cạnh bàn xoay, đặt con đất vào bàn xoay, hai tay áp vào con đất, nặn thành phôi.

[3]. Sửa nguội: phôi được phơi nắng cho khô dần, sau đó thợ “nhắm phơ”

(chỉnh sửa phôi) làm cho cân đối phôi rồi đem phơi cho cứng hẳn.

[4]. Nung.

[5]. Ra lò.

Nguồn đất chính ở Phước Tích được khai thác ở vùng Cồn Gióng, Diên Khánh (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) qua hình thức trao đổi hoặc mua bán. Việc khai thác nguồn đất làm gốm phải do một đội đi xâu chuyên trách.

Dụng cụ khai thác đất sét gồm thêu, cuốc, thùng, đòn gánh và gióng. Đất sét làm gốm được gọi là kẻ. Căn cứ vào chất liệu đất khai thác mà người thợ phân chia thành nhiều loại kẻ: kẻ tốt, kẻ màu, đất đỏ (đất lò).

Nhiên liệu dùng để nung gốm là những loại củi rừng được khai thác ở thượng nguồn Ô Lâu, hoặc khu vực Hội Kỳ, Mỹ Chánh (Quảng Trị) v.v… Củi được mua, hoặc trao đổi sản phẩm từ bộ phận cư dân chuyên khai thác nguyên liệu.

Ngoài đôi bàn tay điêu luyện, những sản phẩm gốm của làng Phước Tích thành hình nhờ vào sự góp sức của những công cụ khá thô sơ như thêu, nề đất, bàn chuốt, bàn xên, gót chân, vòng, vá nhắm, dợ sát, trang, cái lù, tre dồn (còn gọi là tre xoi).

Ði kèm với các công đoạn chế tác là một khối lượng lớn tri thức dân gian, kinh nghiệm nghề nghiệp được hình thành để làm ra những sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm gốm Phước Tích có ít nhất trên ba mươi loại hình gia dụng (lu, ang, hũ, đôộc, trình, thống...), lẫn phục vụ xây dựng như gạch, ngói.

Bên chiếc bàn xoay ở làng Phước Tích luôn có sự hiện diện thường xuyên của hai người phụ nữ, một người thợ sên và một người thợ chuốt. Người thợ sên dùng lực đẩy của cánh tay để làm xoay bàn xoay và lăn, bắt con đất thành những thỏi hình trụ thuôn có độ dài hay ngắn tuỳ vào ý định tạo hình phôi gốm, sau đó đặt con đất lên bàn xoay để làm đáy kẻ. Người thợ chuốt ngồi ôm trọn lấy bàn xoay tạo hình phôi gốm. Họ dùng hai bàn tay miết con đất từ đáy kẻ với một mảnh vải và chậu nước bên cạnh. Kẻ chuốt dần thành hình từ những dải đất sét được nhào nặn kỹ càng.

46

Kẻ chuốt sau khi phơi một thời gian ngắn cho ráo nước và ổn định hình dáng ban đầu, được người thợ gốm đem trở lại sửa sang cho đúng kiểu dạng, tạo hình lại các hoa văn trang trí rồi tiếp tục phơi. Trước khi sản phẩm khô hẳn, người thợ còn làm công việc trau chuốt, cạo bớt những chỗ thành quá dày cho thật hoàn hảo, kiểm tra từng chi tiết nhỏ nhằm tránh những trở ngại khi nung.

Kết thúc công việc tạo dáng sản phẩm, người thợ làm gốm đứng trước một công đoạn mang nhiều thách thức, quyết định sự thành bại của một đợt sản xuất: nung gốm.

Có thể nói một cách ví von rằng nung gốm là một nghệ thuật chơi với lửa và phải làm chủ ngọn lửa, nhưng nguyên tắc căn bản, tiên quyết là đồ chuốt phải thật khô. Tiêu chuẩn này quan trọng đến mức có hẳn thuật ngữ để gọi nó là kẻ phơ, hoặc dứt ngòi - chỉ sản phẩm không còn chứa nước trong đất gốm.

Thường khi lò nung đang còn hơi ấm của lửa nung trước, người ta xếp đồ kẻ phơ của lửa sau vào lò ngay. Khi công việc sắp xếp phôi đã hoàn tất, người ta dùng gạch và đất sét nhão trám kín cửa lò, chỉ chừa lại cửa nhỏ dùng để đốt củi nung gốm.

Thời gian nung một mẻ gốm thường mất khoảng 72 giờ, trải qua ba giai đoạn tấp lửa.

- Nhúm non: lúc bắt đầu nung gốm, lửa được đốt từ từ nhằm tránh tình trạng tăng nhiệt đột biến làm hư hỏng sản phẩm.

- Nhúm già: người thợ nung tăng nhiệt độ trên dưới 1.000oC để làm chín gốm.

Đây cũng chính là giai đoạn có thể nhìn thấy mình lò mà sản phẩm đỏ đều khắp nơi.

- Hòng: khi người thợ nhìn thấy sắc kẻ trong lò chuyển sang màu trắng xanh thì phải từ từ giảm lửa, bởi đồ kẻ lúc này rất mềm yếu, nếu tiếp tục đốt lửa sẽ bị nóng chảy, nếu hạ lửa đột ngột sẽ tạo thành bão lửa gây nứt vỡ hàng loạt. Việc giảm lửa kéo dài cho đến lúc Kẻ chín trong lò có màu xanh đều (kẻ tốt hay đậu kẻ). Giai đoạn này, người thợ ngưng tiếp lửa là trám kín cửa lò lẫn lỗ đạo. Nhiệt độ trong lò vẫn hấp chín đậu kẻ trong suốt thời gian bít kín cửa lò.

Khoảng 6 - 7 ngày sau khi lò nguội, người ta bắt đầu tháo cửa lò, lỗ đạo, bốc dỡ từng chồng kẻ - chuyển sản phẩm ra khỏi lò. Từng chồng sản phẩm gốm mang sắc màu óng ả của lửa và đất. Để kiểm tra độ chắc mịn của xương gốm, người ta thường dùng khuỷu ngón tay gõ lên thân từng chiếc lu, ang, đôộc, thống v.v… Tiếng kêu bong bong cho thấy sự hoàn hảo, trọn vẹn của sản phẩm. Bên cạnh đó, từng om muối hầm cũng được lấy ra từ đáy đạo lò, dùng trong sinh hoạt lẫn mua bán.

Sản phẩm gốm truyền thống của làng Phước Tích chủ yếu là đồ gốm, đồ sành gia dụng, như lu, ang, hũ, đôộc, trình, thống, om, trách v.v… Những sản phẩm này có kích thước vừa và nhỏ, trong quá khứ, nơi này chưa từng xuất hiện những sản phẩm mang kích thước lớn như kiệu, vại…, và trong một số nghề phụ, những sản phẩm này người Phước Tích phải đặt mua ở một số làng gốm khác trên khu vực miền Trung.

47

Đồ gốm, sành Phước Tích truyền thống không phủ men, nhưng xương gốm rất mịn, đa số không có hoa văn, riêng một vài loại hũ sành được trang trí viền răng cưa nổi, văn lượn sóng ở cổ, vai, một số ít được bắt quai nặng phần trang trí hơn công dụng. Một số ít khác có lớp màu men tự nhiên hình thành trong quá trình nung với một số loại củi rừng nhất định, hoặc với nhiệt độ nung cao dưới ý đồ của người thợ nung tạo nên lớp men hoả biến. Đây cũng chính là tinh hoa nghề nghiệp của nhiều lớp nghệ nhân làng gốm cổ, vốn từ lâu đã hiện diện bên dòng Ô Lâu9.

* Lễ hội truyền thống - điểm thời gian dành để tri ân đối với tiền nhân, tiên tổ Cuộc sống nhộn nhịp của cộng đồng cư dân quanh năm gắn chặt với nghề gốm vẫn có những khoảng lặng khi người dân làng tạm gác lại những công việc thường nhật, tổ chức cúng lễ vào dịp xuân thu nhị kỳ. Đình làng, miếu tổ nghề và các ngôi miếu thờ được quét dọn tinh tươm chuẩn bị cho những lễ vật dâng cúng với đầy lòng thành kính.

Đình làng Phước Tích hiện nay tọa lạc trên xóm giữa (Trung Hòa), hướng mặt về phía Tây - Nam, cạnh dòng sông Ô Lâu, ngoài kiểu kiến trúc rất đặc trưng theo lối bê tông giả gỗ, hệ thống motif trang trí vôi vữa và đắp nổi sành sứ v.v…, điểm nổi bật chính là 03 tấm bia được dựng trước sân đình ghi nhận công lao của các bà Hồ Thị Quỳnh Giao, Lương Thi Dao và Lương Thị Toại dựng vào năm Thành Thái thứ 9 (1897) và Thành Thái thứ 10 (1898). Đình làng là nơi thờ tự các vị tiền nhân có công với làng và cũng là nơi dùng để hội họp, sinh hoạt của dân làng.

Xung quanh đình làng, trên một dải đất uốn cong cạnh dòng sông là các nhà thờ họ của các dòng họ có công khai phá lập làng.

Cùng tọa lạc trên xóm Trung Hòa, cách đình làng một quãng ngắn về hướng Tây - Bắc, trong xóm Cây Thị, tương truyền miếu Cây Thị được lập nên để thờ Thiên Y A Na, một hóa thân của Bà mẹ Xứ sở của người Chăm - Po Nagar. Gọi là miếu Cây Thị, bởi ngôi miếu này tọa lạc bên dưới cây thị cổ thụ cành lá xum xuê quanh năm tỏa bóng, được tương truyền là có từ khi mới lập làng, ước chừng tuổi đời đã gần 600 năm, tuy nhiên, ngay chính giữa miếu, chúng ta có thể nhìn thấy bức hoành đề chữ Linh Hiển Miếu.

Tọa lạc trên khu vực xóm Lò, trong khuôn viên nhà thờ chồi họ Lê Trọng, miếu Quảng Tế còn có tên gọi là miếu Dương Phu Nhân, hay gọi một cách dân dã hơn là miếu Bà Giàng. Trong ngôi miếu này, có thể nhìn thấy đây đó những cấu kiện của ngôi tháp Chăm từng hiện hữu, được tái sử dụng để xây dựng miếu. Đặc biệt, phía trước sân hiện vẫn còn bộ ngẫu tượng Linga - Yoni với cách thiết trí rất độc đáo, bao

9 Về nghề làm gốm làng Phước Tích, xin xem thêm: Nguyễn Phước Bảo Đàn (2023), “Nghề gốm truyền thống làng cổ Phước Tích (xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế)” trong Làng di sản Phước Tích:

bảo tồn gắn với phát triển du lịch bền vững, Nxb. Thông tấn, Hà Nội, tr.10-33.

48

gồm ba hòn đá tròn nhẵn xếp cạnh nhau trên bệ Yoni hoàn chỉnh. Sự hiện diện của những hiện vật này cho thấy khu vực này từng diễn ra hiện tượng tiếp biến văn hóa Việt - Champa rất đặc thù trong lịch sử vùng đất miền Trung và Huế nói riêng.

Trên khu vực giáp ranh giữa làng Phước Tích và Mỹ Xuyên, phía đầu làng, dưới thời vua Tự Đức (năm 1849) ngôi miếu thờ Bổn nghệ hay còn gọi là Miếu Đôi được di dời từ xóm Hạ Hòa lên xây dựng sau một loạt những vụ hỏa hoạn xảy ra liên tiếp trong ba năm liền ở làng Phước Tích và nhiều vị bô lão trong làng nằm mộng thấy thần linh chỉ bảo phải dời miếu để mang lại sự an lành. Gọi là miếu đôi bởi cùng trên một vị trí, hai ngôi miếu liền kề, có cùng kiểu kiến trúc được dựng lên để thờ vị Khai canh của làng và ngài Bổn nghệ - vị tổ nghề gốm. Đình làng và ngôi miếu này là tâm điểm của những lễ tiết cúng tế hàng năm của người Phước Tích, xa xưa hơn, khi ngôi làng còn tấp nập làm gốm, miếu Bổn nghệ chính là nơi người chủ lò dâng cúng các sản phẩm đẹp nhất sau một mẻ nung trọn vẹn và thành công như ý.

Bổ sung cho sự mật tập của các thiết chế văn hóa truyền thống, miếu Liễu Hạnh thờ vị nữ thần, miếu Ngũ Hành, miếu cô hồn thờ các vong hồn uổng tử, hay Văn thánh cũng được cộng đồng xây dựng để phụng thờ Khổng Tử nhằm xiển dương việc học hành thi cử, đỗ đạt dưới thời phong kiến Nguyễn.

* Ẩm thực - chất liệu làm nên những hấp lực trong cảm nhận

Trong cơ cấu ngành nghề ở làng Phước Tích, làm bột là một trong những nghề phụ khá phát triển, những sản phẩm chế biến từ bột của các loại củ như bột lọc, bột sắn, bột nếp, bột khoai, bột đậu… giữ vai trò thiết yếu trong đời sống ẩm thực của người Phước Tích. Từ những loại bột này, cùng hệ lá (chuối, gai, dong…) khai thác từ vườn nhà, nhiều sản phẩm bánh ngọt và mặn như phu thê, ít đen, bánh vả, bánh đôn (bánh khoai tía)…, hình thành từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ, đã ghi dấu danh hương này trên bản đồ ẩm thực vùng Huế. Đặt biệt nổi tiếng là loại bánh bông cây - loại bánh có hình sáng của củ sâm và những bông hoa thường được dâng cúng lên bàn thờ gia tiên vào dịp tết, được làm bởi bà Hồ Thị Kiều hiện cư trú tại Xóm giữa của làng. Tương truyền, loại bánh này có xuất xứ từ phủ thờ của Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long) ở làng Văn Xá, phường Hương văn, thị xã Hương Trà, thành phố Huế, và bà Kiều là cháu ngoại họ Trần Hưng - họ của bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu.

* Kiến trúc - cảnh quan

Với diện tích 1.2km2, dân số khoảng 452 người (125 hộ/117 nóc nhà), làng Phước Tích tọa lạc ngay khúc quanh Ω, phía hữu ngạn sông Ô Lâu, liền kề với Mỹ Xuyên - làng nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng vùng Huế và miền Trung. Về mặt hành chính, ngôi làng này hiện nay là một phần của thôn Phước Phú (xã Phong Hoà), chia thành ba xóm: Thượng Hòa (Xóm Trên/Xóm Cầu), Trung Hòa và Hạ Hòa. Về sau,

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo mạng lưới các thành phố sáng tạo của unesco (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(374 trang)