Thực trạng hệ thống không gian công cộng của khu phố cổ Gia Hội - Chợ Dinh

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo mạng lưới các thành phố sáng tạo của unesco (Trang 185 - 189)

THÀNH PHỐ SÁNG TẠO

2. Thực trạng hệ thống không gian công cộng của khu phố cổ Gia Hội - Chợ Dinh

Không gian công cộng tại phố cổ Gia Hội được cấu thành bởi cấu trúc đô thị của chính nó. Hệ thống mạng lưới đường chính trong khu vực, trong đó tuyến Chi Lăng, Bạch Đằng, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Gia Thiều và một số tuyến đường nhánh khác đã tạo nên hệ thống KGCC khá đa dạng. Nổi bật nhất trong các KGCC là hệ thống KGCC mặt nước dọc sông Đông Ba, sông Hương và một số ao hồ nhỏ trong khu vực. Bên cạnh đó, KGCC đường phố Bạch Đằng góp phần kết nối giữa không gian nhà ở thương mại truyền thống đến không gian bờ sông Đông Ba. Hệ thống công viên nhỏ được tạo ra từ mạng lưới đường phố cũng góp phần làm phong phú hơn cho KGCC của khu phố cổ như công viên chùa Diệu Đế; công viên Trịnh Công Sơn... Ngoài ra, không gian tại các công trình tôn giáo tín ngưỡng, phủ đệ, và các tuyến đường nhánh còn tạo nên mạng lưới KGCC liên hoàn rất đặc trưng của khu phố Gia Hội. Do vậy, việc đánh giá một cách tổng thể hệ thống KGCC tại khu phố Gia Hội sẽ là cơ sở định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và các hoạt động vui chơi gắn kết với các lễ hội và thương mại truyền thống của người dân và du khách…

 TS.KTS, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.

180

Không gian các trục đường trong khu phố cổ (Nguồn: Tác giả) Không gian công cộng trục đường Bạch Đằng

Không gian tuyến phố Bạch Đằng còn khá nhiều công trình có giá trị kiến trúc truyền thống, song tính chất thương mại trên tuyến phố này vốn ít hơn so với trục đường Chi Lăng. Do vậy, áp lực về giao thông ở tuyến đường Bạch Đằng cũng ít hơn nhiều so với các tuyến đường khác trong khu vực. Đáng tiếc là một không gian tiếp giáp với mặt sông Đông Ba rất đẹp và hài hòa như thế lại thiếu vắng sự chăm sóc cũng như thiết kế các không gian cho người dân và du khách có thể trải nghiệm tham quan, mua sắm các sản phẩm thủ công truyền thống đặc trưng của khu vực. Các hoạt động về đêm cũng chưa được chính quyền quan tâm và tổ chức nhằm thu hút người dân và du khách tham gia.Trang thiết bị đô thị trên tuyến phố nhìn chung còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân trong khu vực. Vì lẽ đó, trên tuyến Bạch Đằng, cần có nghiên cứu bổ sung hệ thống các trang thiết bị đô thị, các không gian kết nối giữa đường phố và công trình kiến trúc, đặc biệt là nghiên cứu thiết kế hệ thống chiếu sáng về đêm cho toàn tuyến phố.

Hình ảnh KGCC tuyến đường Bạch Đằng (Nguồn: tác giả) Không gian công cộng trục đường Chi Lăng

Hoạt động thương mại của khu vực phố cổ Gia Hội chủ yếu tập trung tại tuyến phố Chi Lăng. Do vậy không gian trên tuyến phố này chủ yếu phục cho các hoạt động của người dân như đi lại, giao thông. Chiều rộng vỉa hè 2m không đủ diện tích dành cho người đi bộ khi phần lớn đã được trưng dụng làm nơi đỗ xe máy. Các hoạt động của người dân phần nào cũng bị hạn chế bởi việc lưu thông và đỗ xe của các loại phương tiện giao thông. Sự hạn chế về không giam ở tuyến phố Chi Lăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thương mại của toàn tuyến phố, cản trở giao thông và

181

an toàn cho người đi bộ khi tham gia mua sắm hay trải nghiệm các hoạt động truyền thống tại khu vực. Về đêm, cũng chưa có các hoạt động nghệ thuật hay tổ chức phố đêm tạo nét sinh động cho khu phố. Ngoài ra, không gian tuyến phố còn thiếu khá nhiều các trang thiết bị đô thị phục vụ nhu cầu của người dân và du khách như ghế ngồi, bồn hoa, cây xanh.

Hình ảnh KGCC tuyến đường Chi Lăng (Nguồn: tác giả, internet)

Bản đồ Quy hoạch phân khu 3 phường Phú Hậu - Phú Hiệp - Phú Cát Không gian công cộng tại các công viên

Đối với công viên Điệu Đế: Đây là không gian được tạo thành từ ba đường giao thông: Ngự Viên - Chùa Ông - Tô Hiến Thành. Đây cũng là nơi vui chơi của trẻ em và cư dân sinh sống quanh khu vực. Ngoài ra, các công trình di tích quan trọng ở khu vực phố Cổ Gia Hội còn phải kể đến là Nhà thờ tổ nghề kim hoàn, chùa Diệu Đế và các phủ đệ, những công trình đã góp phần tạo nên một không gian công công đặc sắc và các dịp lễ hội quan trọng.

Thực tế cho thấy, hạ tầng kĩ thuật, các trang thiết bị phục vụ người dân nghỉ ngơi, vui chơi tại công viên này chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức. Một số hàng quán nhếnh nhác được dựng trong công viên. Hạ tầng thoát nước, cây xanh thiếu sự

182

nâng cấp, cải tạo và đầu tư mới. Chức năng của các không gian công cộng nơi đây chưa đáp ứng được các hoạt động vào các dịp lễ quan trọng như lễ phật đản, lễ giỗ nghề kim hoàn... Do vậy, cần tổ chức lại cảnh quan công viên ở khu vực phố cổ Gia Hội này nhằm phục vụ hoạt động vui chơi giải trí của người dân sống trong khu vực đồng thời phục vụ các hoạt động lễ hội quan trọng trong năm.

Hiện trạng Không gian công cộng công viên Diệu Đế Đối với công viên Trịnh Công Sơn:

Tuyến đường Trịnh Công Sơn chia cấu trúc công viên thành hai phần. Một phần giáp với sông Hương và phần còn lại giáp với khu phố cổ. Hiện trạng công viên giáp bờ sông Hương hiện nay là không gian neo đậu thuyền rồng phục vụ du lịch. Hạ tầng công viên chỉ được đầu tư cơ bản giai đoạn đầu, thiếu nhiều hạ tầng tàng phục vụ cồng đồng và du lịch. Phần công viên giáp với khu dân cư chưa được đầu tư. Đồ án quy

183

hoạch phân khu 3 phường Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Cát xác định khu đất là công viên cây xanh, bãi xe cho khu vực. Do vậy, trong tương lai, nhằm phục vụ cho các hoạt động lễ hội, phố đêm của khu vực phố cổ, không gian công viên Trịnh Công Sơn sẽ góp phần quan trong trong việc tổ chức một số hoạt động liên quan và giải quyết bài toán hạ tầng du lịch phục vụ cộng đồng và du khách.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Bản đồ quy hoạch phân khu

Một phần của tài liệu Kỷ yếu hội thảo mạng lưới các thành phố sáng tạo của unesco (Trang 185 - 189)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(374 trang)