THÀNH PHỐ SÁNG TẠO
4. Nghề thủ công truyền thống ở phố cổ Bao Vinh gắn với sản phẩm của công nghiệp văn hóa ở Thừa Thiên Huế: Cơ hội và thách thức
Cùng với một số làng nghề nổi tiếng khác trên địa bàn thành phố Huế như làng nghề đúc đồng (phường Đúc), nghề làm hương (Thủy Xuân), nghề làm nón (Phủ Cam, Triều Sơn)… các nghề thủ công ở vùng Bao Vinh với lịch sử hình thành lâu đời và những giá trị văn hóa, kinh tế vốn có được lưu truyền gìn giữ đến ngày nay là nguồn lực quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam nói chung, thành phố Huế nói riêng. Trong bối cảnh hiện nay, để trở thành nguồn lực quan
7 Bùi Thị Tân, “Nghề rèn làng Hiền Lương và tổ chức hàng kỉnh”, 265(1992-6) (5).pdf (vnu.edu.vn)
8 Năm 2020, chúng tôi có gặp nghệ nhân Phạm Mỹ Phụng (1976), được xem là nghệ duy nhất ở Bao Vinh còn thực hành nghề vẽ tranh gương. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó, chị đã chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh cư trú, làm những công việc khác không liên quan đến nghề thủ công truyền thống của gia đình nữa.
154
trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, nghề thủ công truyền thống ở Bao Vinh, Hương Vinh đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cần phải tìm giải pháp tháo gỡ.
4.1. Cơ hội
Với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng đã được khẳng định, Huế là một trong những địa phương có tiềm năng to lớn để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở khu vực miền Trung. Đặc biệt, vốn từng là kinh đô của triều Nguyễn, nơi hội tụ tinh hoa các nghề thủ công truyền thống của cả nước, nơi quy tụ những thợ thủ công giỏi nhất cả nước… chính là tiềm năng, thế mạnh sẵn có, là cơ sở, tiền đề để Huế có thể khôi phục, phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống dựa trên vị thế mà ít nơi nào có được.
Cùng với những tiềm năng, lợi thế của Huế, Bao Vinh và vùng phụ cận là khu vực có vị thế lịch sử, văn hóa cũng như những di sản hiện hữu có nhiều thuận lợi để có thể phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, khai thác du lịch.
Cơ hội đang mở ra cho việc duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống ở khu vực phố cổ Bao Vinh cũng như cả thành phố Huế nói chung đó là sự quan tâm về chính sách của chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Huế trong một chiến lược “dài hơi” về khôi phục Bao Vinh vốn từng là một “trung tâm thương mại”
một thời gian dài trong quá khứ nhằm từng bước đưa khu phố cổ này trở thành điểm du lịch của thành phố Huế. Theo quyết định số 166/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2020, khu phố cổ Bao Vinh thuộc 2 trong 3 khu vực cần bảo tồn. Từ năm 2003, nhận thấy những giá trị văn hóa và kiến trúc đặc sắc của vùng Bao Vinh - Thanh Hà, để bảo tồn và phát triển khu vực này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng bảo tồn và phát huy đô thị cổ Bao Vinh9. Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nên đồ án Quy hoạch đến nay vẫn chưa được thực hiện; Năm 2015, Tổ chức Hợp tác Quốc tế KOICA (Hàn Quốc) đã tài trợ cho tỉnh Thừa Thiên Huế lập đồ án Quy hoạch chi tiết hai bên bờ Sông Hương10, trong đó định hướng phát triển phố cổ Bao Vinh theo hướng phục hồi, phát triển, trong đó các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, trong đó, chú trọng đưa sản phẩm vào trưng bày, buôn bán ở không gian chợ và các ngôi nhà cổ.
Bên cạnh các chính sách về khôi phục phố cổ Bao Vinh, các chính sách, đề án cụ thể liên quan đến nghề thủ công cũng được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành, như về khuyến công, về điều tra thực trạng nghề và giải pháp, về ưu đãi đầu tư cho các làng nghề, quy hoạch nghề và làng nghề tiểu thủ công nghiệp, tôn vinh nghệ nhân…
9 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 3032/QĐ-UBND ngày 28/10/2003.
10 Đặng Minh Nam (2020), “Định hướng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị phố cổ Bao Vinh”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3(157).
155
Trước nguy cơ mai một của một số nghề và làng nghề thủ công truyền thống, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định quan điểm, mục tiêu, định hướng, giải pháp thực hiện việc bảo tồn và phát triển làng nghề. Năm 2009, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định số 661/QĐ-UBND, ngày 28 tháng 3 năm 2009 về việc phê duyệt đề án Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015; Năm 2015, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 17/1/2015 về Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Theo nội dung các đề án, quyết định, tỉnh chủ trương tạo điều kiện để phát triển nghề, làng nghề truyền thống; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh; đồng thời chọn lọc, lựa chọn phát triển các ngành nghề và làng nghề của các địa phương có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương và gắn với việc bảo vệ môi trường, đồng thời quan tâm bảo tồn một số làng nghề gắn với phát triển dịch vụ du lịch; gắn việc khôi phục, phát triển nghề và làng nghề gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…
Từ năm 2005, Thừa Thiên Huế đã tổ chức Festival nghề truyền thống định kỳ vào các năm lẻ, là cơ hội để các nghề, làng nghề thủ công mỹ nghệ có điều kiện giới thiệu, cạnh tranh cùng phát triển. Bên cạnh đó, trong chương trình hưởng ứng các hoạt động chào mừng Festival Huế, địa phương cũng đã tổ chức Hội thi sáng tác mẫu hàng thủ công mỹ nghệ nhằm khơi dậy tiềm năng sáng tạo của các nghệ nhân, cá nhân và các tổ chức sáng tác những mẫu mới phù hợp với thị hiếu thị trường, tạo động lực đẩy mạnh việc sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trở thành hàng lưu niệm phục vụ du lịch.
Là địa phương có số lượng dân số đông, tỷ lệ dân số trẻ cao, là lợi thế để Hương Vinh có thể duy trì, phục hồi nghề thủ công truyền thống. Trong đó, mô hình sản xuất hộ gia đình là chủ yếu đã tận dụng được sức lao động của mọi thành viên trong gia đình, trong đó phải kể đến phụ nữ và trẻ em. Trẻ em cũng có thể tham sản xuất cùng gia đình từ khi còn nhỏ theo hình thức phụ việc, vừa học vừa làm, đây là điểm thuận lợi cho việc giữ nghề và phát triển nghề bởi qua hình thức này, nghệ nhân và những người thợ giỏi trong làng, có tay nghề trong làng sẽ truyền dạy cho đội ngũ kế cận tham gia làm nghề những kinh nghiệm, bí quyết nghề nghiệp, nhờ đó mà nghề không bị mai một.
Phần lớn các nghề thủ công truyền thống ở khu vực phố cổ Bao Vinh đều sử dụng nguồn nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương hoặc các vùng lân cận, nên đó cũng là một trong những lợi thế để có thể khôi phục và phát triển nghề. Nghề làm Ông Táo chủ yếu sử dụng nguồn đất sét được khai thác ở các vùng đất ruộng trên địa bàn.
Nguồn nguyên liệu các nghề làm Bài tới, nghề rèn, nghề khảm xà cừ… hiện nay cũng được chủ động chuẩn bị bởi chính những người thợ, không bị động, phụ thuộc như
156 trong quá khứ.
Các sản phẩm thủ công như tượng Ông Táo, bộ Bài tới, dụng cụ từ nghề rèn, vật dụng khảm xà cừ… thể hiện được sự độc đáo, gắn liền với bản sắc văn hóa, chứa đựng nhiều điển tích cũng như chất liệu dân gian trong sản phẩm.
Những năm gần đây, cùng với sự nổi tiếng của một số điểm du lịch ở Bao Vinh, các di tích văn hóa cảnh quan, nhiều nghề thủ công truyền thống trên địa bàn cũng đã thu hút được sự quan tâm, tham quan của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Ngỏa ra, các cơ sở sản xuất làm tượng Ông Táo, nghề rèn, khảm xà cừ… đã thu hút được sự quan tâm của học sinh, sinh viên đến tham quan, học tập, trực tiếp tham gia sản xuất, tạo ra sản phẩm.
Như vậy, với sự quan tâm của chính quyền các cấp thông qua việc ban hành các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ cụ thể… nhằm khôi phục khu phố cổ Bao Vinh, có thể thấy, cơ hội để có thể “đánh thức”, phục hồi và phát huy giá trị nghề thủ công, sản phẩm thủ công truyền thống ở khu vực phố cổ Bao Vinh và vùng phụ cận là rất lớn.
Một khi phố cổ Bao Vinh được khôi phục, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, khách du lịch, những giá trị tinh hoa nghề thủ công truyền thống như các nghề làm Ông Táo, Bài tới, khảm xà cừ, tranh gương, rèn… sẽ có cơ hội được giới thiệu, quảng bá sản phẩm cũng như quy trình sản xuất ra các thành phẩm. Ngoài ra, những cơ sở sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống sẽ trở thành điểm tham quan du lịch gắn kết với mạng lưới tham quan các di sản khác ở khu vực phố cổ Bao Vinh và phụ cận như: nhà cổ Bao Vinh, chợ Bao Vinh, bến đò, chùa Ông, đình làng…
4.2. Thách thức
Trong những năm gần đây, nghề thủ công truyền thống trên cả nước nói chung đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, suy giảm trên nhiều phương diện. Không nằm ngoài xu thế chung đó, hầu hết các nghề và làng nghề thủ công trên địa bàn thành phố Huế nói chung, khu vực phố cổ Bao Vinh nói riêng đang đối mặt với nhiều thách thức khiến cho một số nghề có thể dễ dàng biến mất.
Từ những thách thức lớn nhất đối với các nghề và làng nghề là khả năng tiếp cận thị trường, xây dựng thương hiệu, thiết kế sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị hiếu đa dạng như hiện nay. Việc áp dụng công nghệ mới trong sản xuất còn nhiều hạn chế, sản phẩm rập khuôn, thiếu sự sáng tạo, độc đáo... Đặc biệt, vấn đề nguồn nhân lực cho nghề thủ công truyền thống luôn là bài toán khó cho ngành nghề này. Qua khảo sát thực tế, có đến hơn 80% tỷ lệ con em các gia đình làm nghề thủ công không có nhu cầu học nghề, gắn bó với nghề truyền thống mà cha ông đã sáng tạo và lưu truyền.
Một trong những khó khăn chung đối với các nghề thủ công ở khu vực này đó là thị trường tiêu thụ ngày càng thu hẹp, số lượng đơn hàng, hợp đồng ngày càng cắt giảm, từ đó dẫn đến sản lượng tiêu thụ giảm mạnh làm tăng thêm khó khăn cho các cơ sở sản
157
xuất như khảm xà cừ, Bài tới, rèn, làm Ông Táo… Bên cạnh đó, chủng loại sản phẩm thủ công ở khu vực Bao Vinh hiện nay còn khá đơn điệu, nghèo nàn, chủ yếu vẫn là các mẫu mã cũ chưa đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, đặc biệt các loại sản phẩm có giá trị cao, vốn hàng bán lớn như đồ gỗ khảm xà cừ… khiến nguồn vốn ứ đọng, làm giảm đáng kể lượng vốn kinh doanh của các cơ sở, khiến cho không nhiều cơ sở sản xuất có điều kiện đầu tư dài hơi.
Ngoài ra, hiện nay nhiều cơ sở sản xuất đang gặp tình trạng khó khăn chung là thiếu vốn sản xuất. Tuy nhiên, việc vay vốn để mở rộng cơ sở, quy mô sản xuất và gia tăng số lượng sản phẩm lại không phải ai cũng có thể thực hiện được. Thực tế, trên địa bàn Hương Vĩnh đã có một số cơ sở sản xuất tham gia vào chương trình hỗ trợ khuyến công để có thể nguồn vốn hỗ trợ mua sắm trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ sản xuất, cải tiến mẫu mã sản phẩm. Tuy nhiên, để tham gia vào chương trình này phải chịu nhiều sự ràng buộc, quy định mà những cơ sở sản xuất nhỏ lại khó có thể tiếp cận được.
Ngày nay, lối sống thị trường với việc đề cao giá trị đồng tiền là một trong những nguyên nhân chính khiến cho giá trị của các nghệ nhân, vốn được coi là linh hồn của nghề, làng nghề truyền thống bị suy giảm nghiêm trọng. Điều này vô hình chung khiến cho mối liên kết cộng đồng, liên kết trong làng nghề bị rạn nứt và trở nên lỏng lẻo. Tình trạng đua đòi, sống hưởng thụ và các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, bạo lực có xu hướng tăng trong một số năm gần đây. Trước xu hướng đó, một bộ phần thanh niên ở Hương Vinh dù không có công việc ổn định nhưng vẫn không theo học nghề thủ công truyền thống của gia đình.