THÀNH PHỐ SÁNG TẠO
4. Một số gợi ý giải pháp nhằm xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế
Có nhận định cho rằng: “Để hình thành một đô thị sáng tạo, cần phải giải quyết các bài toán: thách thức về hạ tầng cơ sở như ùn tắc giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường và không khí; tận dụng triệt để các lợi thế về vị trí địa lý, con người và văn hóa để xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững và hiệu quả; xây dựng một nền kinh tế quốc gia vững mạnh với nguồn tài chính dồi dào để có đủ khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ ban đầu cho các dự án khởi nghiệp tiềm năng; xây dựng các chủ trương, chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay, không gian làm việc và các nhu cầu cơ bản khác cho doanh nghiệp; tạo điều kiện để phát huy tối đa nguồn lực tri thức, vốn, năng lực của khu vực tư nhân; đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp;
tạo ra môi trường sống thân thiện và chất lượng để thu hút nguồn nhân lực trình độ cao từ các nơi; nâng cao chất lượng đào tạo đại học và tăng cường sự kết nối giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với doanh nghiệp để đảm bảo nguồn cung nhân lực có trình độ, phục vụ tốt cho quá trình hình thành đô thị sáng tạo”5.
Với định hướng xây dựng TP.HCM trở thành thành phố sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế, lẽ dĩ nhiên, lĩnh vực này là công cụ chính để giải quyết các vấn đề trên đây.
Từ kinh nghiệm của các thành phố tham gia mạng lưới UCCN và từ thực tiễn của TP.HCM, có thể đưa ra một số giải pháp gợi ý, mang tính định hướng như sau:
[1] Lĩnh vực thiết kế cần tập trung giải quyết các thách thức về hạ tầng - Tập trung sử dụng thiết kế trong việc xây dựng thành phố bền vững và có khả năng chống chịu với áp lực gia tăng dân số và biến đổi khí hậu.
- Tập trung vào các sáng kiến thiết kế giao thông thông minh, giải quyết các vấn đề về ùn tắc, ô nhiễm không khí.
- Tập trung giải quyết các vấn đề môi trường cho thành phố thông qua thiết kế,
5 Đô thị sáng tạo - Kinh nghiệm quốc tế và khả năng vận dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh, http://cesti.gov.vn, cập nhật ngày 5 tháng 8 năm 2008.
85 ngập úng, giải quyết rác thải.
- Đẩy mạnh triển khai các dự án thiết kế sử dụng nguyên liệu tái chế, nguyên liệu hữu cơ nhằm phát triển thành phố theo hướng thân thiện với môi trường.
- Trong quy hoạch thành phố, ngoài việc bảo tồn các không gian trung tâm truyền thống Quận 1 (đường hoa - phố đi bộ Nguyễn Huệ, đường Lê Lợi, chợ Bến Thành, bến Bạch Đằng), phát triển khu cao cấp Kim Cương, Quận 2 hay Khu đô thị phía Đông “thành phố trong thành phố” (quận 2, 9 và Thủ Đức), cần tích hợp xen kẽ ở quận trung tâm những không gian phục vụ cho các hoạt động/dịch vụ mang tính sáng tạo, đặc biệt là ẩm thực, nghệ thuật đường phố, các khu trưng bày các sản phẩm thiết kế sáng tạo ngoài trời (vẽ tranh, điêu khắc) nhằm tô điểm thêm cho thành phố. Tương tự, khu Bình Quới và Văn Thánh (Quận Bình Thạnh) có sông Sài Gòn bao quanh hoặc hồ nước tự nhiên nối với sông Thị Nghè còn giữ cảnh quan tự nhiên nên có thể quy hoạch cho không gian nghệ thuật thực cảnh, nghề thủ công, nhà sáng tác, v.v…
TP.HCM cần sớm lựa chọn, mở cuộc thi thiết kế sáng tạo xây dựng một trung tâm Nghệ thuật thực cảnh tầm vóc quốc tế, phản ánh và chuyển tải hơi thở đương đại tại Khu du lịch Bình Quới.
[2] Thúc đẩy các sáng kiến thiết kế có sự tham gia của cộng đồng và vì cộng đồng
- Triển khai các chương trình, dự án thiết kế có sự tham gia của cộng đồng nhằm sử dụng vốn văn hóa, năng lực sáng tạo, tư duy thiết kế của cộng đồng trong việc tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết thực của người dân thành phố.
- Tiếp tục tăng cường sự cởi mở, minh bạch bằng cách thiết kế các mạng dữ liệu mở trong quản lý như TP.HCM từng triển khai.
- Đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực thiết kế để giúp người cao tuổi và các thành phần yếu thế khác (người tàn tật, tự kỷ…) có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công nhằm giải quyết các nhu cầu của họ, nhất là trong lĩnh vực y tế và giáo dục.
- Thúc đẩy các cơ hội cho phụ nữ và thanh niên tham gia vào nền kinh tế sáng tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế.
- Triển khai các sự kiện thiết kế có sự tham gia của người lớn lẫn trẻ em nhằm tạo nên sự kế thừa, tiếp nối và đồng sáng tạo giữa các thế hệ.
[3] Bảo vệ, phát huy tài sản văn hóa dựa vào và thông qua thiết kế
- Tập trung bảo vệ di sản kiến trúc chống xuống cấp, xâm phạm bằng cách thiết kế các phần mềm quản lý, bảo vệ tương ứng với từng loại hình di sản.
- Thu thập và lưu trữ có hệ thống bằng văn bản, âm thanh, hình ảnh và dữ liệu liên quan đến thủ công, kiến trúc, nghệ thuật truyền thống, ẩm thực, thiết kế hiện đại và các ngành công nghiệp sáng tạo.
- Nuôi dưỡng trí nhớ tập thể bằng việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền
86
thông để phát triển một địa điểm lưu trữ bộ nhớ tương tác; ứng dụng các phần mềm mới trưng bày di sản văn hóa nghệ thuật của thành phố.
- Trang bị kiến thức văn hóa nghệ thuật lịch sử để các nhà thiết kế (nhà ở, nội thất, trang sức, phục trang…) có thể làm chất liệu vào thiết kế của mình nhằm tạo cá tính, bản sắc riêng.
- Phát triển các sáng kiến liên kết giữa thiết kế và nghệ thuật dân gian (nghề thủ công, hát bội, đờn ca tài tử, cải lương…) nhằm chứng minh tầm quan trọng của việc kết hợp thiết kế hiện đại và di sản văn hóa.
[4] Tăng cường giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thiết kế
- Có thể thành lập Viện thiết kế và đổi mới nhằm chuẩn bị lực lượng lao động trong lĩnh vực thiết kế trong tương lai. Ngoài đào tạo kỹ thuật chuyên ngành, đặc biệt chú ý chương trình đào tạo tư duy Thiết kế và Đổi mới.
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, quản lý có vị trí công tác liên quan đến nền kinh tế sáng tạo.
- Thực hiện các chương trình giao lưu sinh viên nhằm thúc đẩy khả năng sáng tạo; Có chính sách hỗ trợ để các nhà sáng tạo trẻ có cơ hội đến học tập và thực hành thiết kế ở các thành phố, trung tâm thiết kế phát triển trên thế giới.
- Thiết lập sự hợp tác giữa doanh nghiệp và trường học để phát hiện và phát triển các nhà thiết kế tài năng, tạo nguồn lực cho sự phát triển của ngành thiết kế sáng tạo.
- Kích thích sự sáng tạo và thiết kế của học sinh từ tiểu học đến đại học thông qua các cuộc thi vẽ, sản xuất các sản phẩm tái chế, lập trình, v.v…
- Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế sáng tạo, mối quan hệ với sự phát triển bền vững áp dụng vào thực tiễn của TP.HCM.
- Thiết kế các bộ ứng dụng di động phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật TP.HCM.
- Hợp tác với các thành phố trong nước (đặc biệt là Hà Nội) và các nước trên thế giới nhằm chia sẻ các ý tưởng, thách thức và thành công trong lĩnh vực thiết kế, nhất là những thiết kế liên quan đến hạ tầng kỹ thuật.
- Phát triển, nhân rộng các chương trình trao đổi văn hóa, lưu trú, hội thảo để thúc đẩy khả năng di chuyển của các nghệ sĩ, nhà thiết kế, chuyên gia.
[5] Tăng cường quảng bá, xây dựng thương hiệu, quảng bá về thành phố thông qua các lễ hội, sự kiện quy mô quốc gia và quốc tế
- Nâng cao vị thế của TP.HCM như một “Kinh đô thiết kế” của khu vực Đông Nam Á và châu Á.
- Duy trì, nâng cấp các chương trình, lễ hội, sự kiện liên quan đến lĩnh vực thiết kế. Có thể xây dựng sáng kiến Lễ hội Thiết kế và sáng tạo TP.HCM nhằm tạo thương
87 hiệu cho thành phố trong lĩnh vực thiết kế.
- Phát triển các lễ hội văn hóa nghệ thuật, đặc biệt nâng quy mô, chất lượng của lễ hội áo dài.
- Sử dụng các sự kiện địa phương làm nơi thu hút sự tham gia, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và thực tiễn của các chuyên gia, các nhà thiết kế trong nước và quốc tế.
- Tổ chức các Hội nghị quốc tế về thiết kế sáng tạo cho phát triển bền vững.
- Tổ chức các giải thưởng thiết kế chuyên ngành hoặc đa ngành với các chương trình và cơ cấu giải thưởng hấp dẫn nhằm thu hút các nhà thiết kế trong nước và quốc tế. Đặc biệt chú ý đến các giải thưởng thiết kế gắn liền với việc giải quyết các sự cố của thành phố, gắn với sự phát triển bền vững cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở thành phố. Xem đây là cơ hội để các nhà thiết kế tài năng giao lưu, truyền cảm hứng, chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm sáng tạo văn hóa.
[6] Thực hiện nguyên tắc liên ngành trong lĩnh vực thiết kế
- Khuyến khích sự tham gia của của các chuyên gia, doanh nghiệp, nghệ sĩ, kỹ thuật viên… trong các lĩnh vực khác nhau trong các Hội thảo cũng như triển khai các dự án có ảnh hưởng đến đời sống chung của thành phố.
- Tổ chức các hội thảo và triển khai các dự án có sự kết hợp thiết kế những sản phẩm văn hóa cổ truyền của TP.HCM, như: thủ công, nghệ thuật dân gian, ẩm thực;
cho phép sự đồng sáng tạo giữa nghệ nhân và nghệ sĩ.
- Đào tạo, chia sẻ kiến thức về thiết kế kỹ thuật số, bao gồm các liên kết giữa thiết kế với trò chơi, nghệ thuật và khoa học, nghệ thuật với thiết kế đương đại…
[7] Thực hiện các chính sách về tổ chức, tài chính nhằm thúc đẩy sáng tạo thiết kế
- Tiếp tục thúc đẩy các chính sách đô thị theo định hướng thiết kế; lồng ghép các mục tiêu liên quan đến lĩnh vực văn hóa và công nghiệp sáng tạo vào kế hoạch phát triển của thành phố
- Thành lập Hội đồng Thành phố về Sáng tạo đô thị với những chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực thiết kế nhằm tư vấn, hỗ trợ và định hướng giúp cộng đồng thiết kế;
thiết lập một bản đồ cho cộng đồng sáng tạo để tăng cường vai trò của họ với tư cách là công dân và những người đóng góp cho thành phố.
- Thành lập quỹ Thiết kế và sáng tạo nhằm huy động các nguồn vốn từ ngân sách trung ương, địa phương, quỹ tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, của doanh nghiệp cá nhân trong nước và nước ngoài, v.v… Từ đó, hỗ trợ kịp thời cho các chương trình, dự án phục vụ cho sáng tạo, thiết kế - nhất là đào tạo và khởi nghiệp sáng tạo trẻ.
Trên thực tế, các giải pháp nêu trên đã được TP.HCM thực hiện một phần trong các chương trình, kế hoạch phát triển của mình. Tuy nhiên, để có sự đồng bộ nhằm
88
đảm bảo các tiêu chí tham gia ứng cử vào mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, TPHCM cần tiếp tục có những điều chỉnh, chương trình hành động cụ thể, thiết thực. Song, mục tiêu cuối cùng không phải là được công nhận hay ghi danh một danh hiệu quốc tế mà quan trọng hơn là vì một tương lai phát triển bền vững cho cư dân TP.HCM và góp phần đóng góp vào hệ giá trị chung của các thành phố sáng tạo trên toàn cầu.
[8] Kịp thời đệ trình để TP.HCM được công nhận là thành phố sáng tạo trong thời gian sớm nhất
Trước hết, cần học tập kinh nghiệm của Hà Nội để từng bước xây dựng hồ sơ đệ trình lên UNESCO công nhận TP.HCM là thành viên của mạng lưới các thành phố sáng tạo. Rà soát để kịp thời bổ sung các tiêu chí mà TP.HCM còn thiếu và yếu. Mời các chuyên gia có kinh nghiệm để hồ sơ được xây dựng một cách chỉn chu, hiệu quả.
Dĩ nhiên, việc đệ trình để được công nhận là thành phố sáng tạo trong lĩnh vực Thiết kế không chỉ đơn thuần là một danh hiệu, mang mục đích tự thân mà quan trọng hơn là nhằm xây dựng một TP.HCM trong tương lai năng động, sáng tạo, phát triển một cách bền vững; đóng góp thiết thực vào mạng lưới UCCN cũng như sự phát triển, thịnh vượng chung của Việt Nam.