THÀNH PHỐ SÁNG TẠO
5. Một số giải pháp khai thác tiềm năng các DTLS góp phần hình thành các sản phẩm du lịch gắn với định hướng xây dựng thành phố sáng tạo
Nhằm khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa một cách hiệu quả, bền vững để phục vụ mục tiêu phát triển du lịch, góp phần vào xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố sáng tạo của UNESCO, chính quyền cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan ưu tiên phát triển du lịch văn hóa di sản làm nòng
168
cốt, đặc trưng để xây dựng sản phẩm, điểm đến du lịch, trong đó quan tâm đến các khía cạnh sau:
- Việc khai thác các DTLS phục vụ mục đích du lịch phải gắn liền với công tác bảo tồn để giữ gìn giá trị của di tích. Xây dựng các tuyến, điểm du lịch trên cơ sở các DTLS với các loại hình du lịch như du lịch hoài niệm, tín ngưỡng tâm linh, tham quan nghiên cứu các DTLS nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, làm tăng sự hấp dẫn đối với du khách. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá bằng nhiều hình thức đến các thị trường trọng điểm; tham gia đầy đủ các hội thảo, các triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu hình ảnh du lịch Thừa Thiên Huế với hệ thống DTLS nổi bật, đặc sắc.
- Huế với hệ thống di tích phong phú đã phát huy vai trò làm nền tảng cho phát triển du lịch, các di tích được bảo tồn và phát huy đồng bộ, không gian văn hóa phục vụ tham quan được mở rộng. Một số điểm di tích nổi bật trong Kinh Thành Huế, các lăng tẩm, đền đài, đình, miếu… đang được ưu tiên bảo tồn kết nối đồng bộ với những điểm di tích khác trên địa bàn. Kết hợp tham quan với khám phá trải nghiệm ở một số địa phương, đây là xu thế mới của du lịch Thừa Thiên Huế. Bên cạnh di tích Hoàng Thành các lăng vua có nhiều khách đến, cần nối kết nâng cao hiệu quả các di tích khác hồ Tịnh Tâm, lầu Tàng Thơ, hồ Ngọc Hải, sông Ngự Hà, Văn Thánh - Võ Thánh, Hổ Quyền - Voi Ré, các di tích lịch sử cách mạng: Đặng Huy Trứ, Nguyễn Tri Phương, Phan Bội Châu, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Chí Diểu… khai thác hiệu quả, cần tăng cường mở rộng các tuyến du lịch đến các di tích lịch sử độc đáo mới được trùng tu, các bảo tàng, nhà trưng bày nghệ thuật nhằm tạo sự phong phú hấp dẫn.
- Đầu tư có trọng tâm, tập trung vào từng điểm và cụm di tích để hoàn thiện cả công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng, cảnh quan xung quanh để khi đưa vào sử dụng sẽ tạo ra hiệu quả khai thác cao hơn. Về việc trùng tu, tôn tạo các điểm du lịch, chủ yếu tập trung ở những điểm di tích có lợi thế nổi bật về tiềm năng, nhằm phát triển du lịch trước mắt cũng như lâu dài. Bên cạnh đó, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật về điện, cấp thoát nước, vệ sinh, cảnh quan môi trường… tại các điểm di tích đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách trong và ngoài nước.
- Gắn việc bảo tồn phát huy giá trị di tích với hình thành các công trình, thiết chế văn hóa, cơ sở dịch vụ lớn trên địa bàn. Tiến hành điều chỉnh, quy hoạch hệ thống di tích, các cơ sở hạ tầng, chú trọng nâng cao chất lượng các phương tiện vận chuyển phù hợp với điều kiện giao thông đi lại, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ giá trị cảnh quan, môi trường sinh thái, không gây ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi, nước thải. Xây dựng cơ chế nhằm điều tiết, hạn chế số dân trong các khu vực khoanh vùng bảo vệ khu vực I, II của di tích, đồng thời tuyên truyền làm cho người dân ý thức tham gia vào công tác bảo vệ di sản, các loại hình hoạt động nhằm phát triển du lịch, dịch vụ. Tăng cường
169
quản lý chặt chẽ về cảnh quan, môi trường, hạn chế các công trình xây dựng tạo sự đối nghịch, làm phá vỡ cảnh quan của thành phố lịch sử.
- Nghiên cứu xây dựng quy chế quản lý về du lịch nhằm đề ra những biện pháp, giải pháp hữu hiệu để quản lý chặt chẽ việc phát triển các khu lưu trú, nghỉ dưỡng.
Tăng cường các biện pháp, lập lại trật tự tại các điểm tham quan du lịch, khắc phục tình trạng chèo kéo. Quy hoạch các loại hình dịch vụ đảm bảo trật tự mỹ quan, tăng các loại hình dịch vụ cung cấp các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, cao cấp, mang đặc trưng của vùng đất Thừa Thiên Huế.
- Tăng cường các hoạt động hợp tác phát triển về văn hóa, giáo dục, đào tạo, tăng cường hoạt động ngoại giao thông qua các hiệp hội và tổ chức xã hội, hướng đến hợp tác phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hóa - xã hội. Tranh thủ sự hợp tác trong việc trùng tu, bảo vệ các di tích trên địa bàn. Triển khai các chương trình nghiên cứu về tài nguyên văn hóa, về quan hệ và tác động giữa di sản văn hóa với phát triển du lịch; di sản và lễ hội; các biện pháp chính sách thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa, du lịch, thể dục thể thao...
Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên Huế cần nâng cao hơn nữa các loại hình du lịch khác để tạo nên những sản phẩm du lịch gắn với xây dựng thành phố sáng tạo như:
- Tham quan làng nghề
Trước đây do yêu cầu xây dựng Kinh đô nhà nước đã tổ chức thành các tượng cục như Nội kim tượng cục (Cục thợ vàng), Tất tượng (Cục thợ sơn thếp), Nề ngõa tượng cục (Cục thợ nề), Chú tượng ty (Cục thợ đúc)... cùng với sự phát triển của các tượng cục là sự tồn tại các làng nghề truyền thống lâu đời như: phường Phường Đúc, làng Kim hoàn Kế Môn, làng gốm Phước Tích, làng điêu khắc Mỹ Xuyên, làng rèn Hiền Lương, làng tranh Lại Ân, làng hoa giấy Thanh Tiên... cho đến nay một số làng nghề này vẫn còn duy trì và hòa nhập được với nền sản xuất hiện tại. Những làng nghề thủ công truyền thống này là một thực thể sống động, tạo nên nét đặc trưng văn hóa, đồng thời đem lại nguồn lợi về kinh tế.
- Xây dựng mô hình du lịch nhà vườn làng cổ, một điểm đến riêng biệt của Huế Thừa Thiên Huế có hơn 1000 ngôi nhà vườn truyền thống đã được khảo sát thống kê (trong đó hơn 300 ngôi nhà có giá trị tiêu biểu). Phong cảnh kiến trúc độc đáo cùng với đời sống sinh hoạt tinh thần sẽ đem lại sự lý thú cho du khách trải nghiệm, khám phá. Cần xây dựng các tour đến tham quan các khu nhà vườn tiêu biểu ở Kim Long - Phú Mộng, Vỹ Dạ, Gia Hội, Bao Vinh… Củng cố và nâng cao chất lượng các tuyến tham quan trong các khu làng cổ Phước Tích (Phong Điền), cầu ngói Thanh Toàn (Hương Thủy), Thanh Tiên (Phú Vang), Nguyệt Biều (thành phố Huế) …
- Sản phẩm du lịch biển
Phát huy thế mạnh của vùng biển và đầm phá, lựa chọn và xây dựng các khu du lịch cao cấp tại một số khu vực: Thuận An, Tư Hiền, Cảnh Dương, Lăng Cô, Sơn Chà,
170
Đầm Lập An... các bãi biển như: Vinh Thanh, Bãi Chuối, Điền Hải, Quảng Ngạn...
Tận dụng những ưu thế cảnh quan thiên nhiên kết hợp với lễ hội và tham quan di tích dọc tuyến này bằng cả đường thủy lẫn đường bộ như: thành Hóa Châu, thành Trấn Hải, tháp Champa Phú Diên (Mỹ Khánh), các hành cung Hà Thanh, chùa Túy Vân, núi Linh Thái, Hải Vân Quan... Phát triển một số môn thể thao giải trí, một số dịch vụ làm phong phú hoạt động các khu vực này.
6. Kết luận
Chính vẻ đẹp phong phú, đa dạng của thiên nhiên, bề dày truyền thống lịch sử, nét đẹp trong tâm hồn người dân Huế, cùng với hệ thống DTLSVH phong phú, đa dạng, có giá trị lớn về lịch sử, khoa học và thẩm mỹ đã tạo cho Thừa Thiên Huế một nguồn tài nguyên du lịch quý giá, cần được khai thác hợp lý, có hiệu quả.
Phát huy lợi thế thành phố của những di sản - nguồn tài nguyên tiềm năng để phát triển du lịch, Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm văn hoá, du lịch lớn của cả nước, hình thành nên “Con đường di sản miền Trung”
Với nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa dạng, có giá trị đặc sắc, cùng với những thuận lợi khác đã tạo điều kiện rất lớn để phát triển đô thị du lịch Huế nói riêng và ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung mang tầm cỡ khu vực và quốc tế, đóng góp quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm cho nhân dân, thực hiện chủ trương phát triển du lịch bền vững của tỉnh.
Với những tiềm năng và thế mạnh vốn có, mong rằng thời gian tới sẽ có sự phối kết hợp chặt chẽ từ nhiều phía: Chính quyền - doanh nghiệp - cộng đồng địa phương, để xây dựng cơ chế chính sách, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khai thác các DTLS phục vụ cho việc phát triển du lịch với phương châm “Biến di sản thành tài sản”, thì chắc chắn rằng hệ thống DTLSVH sẽ trở thành những điểm đến du lịch lịch sử hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, góp phần thực hiện mục tiêu Huế nằm trọng hệ thống thành phố sáng tạo của UNESCO./.
N.Đ.L Tài liệu tham khảo
1. Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (2013), Di tích - địa điểm di tích lưu niệm Bác Hồ và gia đình Người ở Thừa Thiên Huế, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
2. Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế (2017), Di tích lịch sử văn hóa ở Thừa Thiên Huế, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10382:2014 (Di sản văn hoá và các vấn đề liên quan - thuật ngữ và định nghĩa chung), Hà Nội.
4. Đại hội Quốc tế lần thứ hai các kiến trúc sư và kỹ thuật gia về DTLS (1964), Hiến chương Quốc tế về bảo tồn và trùng tu di tích và di chỉ, Venice.
5. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Di sản văn hóa sửa đổi, Hà Nội.
171
KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI TÀI NGUYÊN VĂN HÓA ĐỂ HUẾ TRỞ THÀNH MỘT THÀNH PHỐ SÁNG TẠO TRONG LĨNH VỰC THỦ CÔNG VÀ NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
Bùi Thị Thanh Mai*
Đặt vấn đề
Huế có đặc điểm là thành phố có vẻ đẹp tự nhiên và di sản văn hóa phong phú.
Năm 1916, Ban Biên tập Bulletin des Amis du Vieux Hué (B.A.V.H) đã dành cả tập san số 2 cho chuyên đề có tên là “Huế đẹp như tranh vẽ” (Hué pittoresque). Cảnh vật của Huế đã được H.Delétie1 ca tụng: “…ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên, không thể không bị thu hút bởi sự duyên dáng toát ra từ bối cảnh, bố cục, sự vật và con người của nó. Ở đó, những nỗ lực của con người qua nhiều thế kỷ dường như đã hỗ trợ cho thiên tài và thủ đô của An Nam, với vẻ đẹp bất khả xâm phạm, vẫn là hình mẫu sống động của những thành phố cổ đại châu Á này, đóng băng trong quá khứ huy hoàng và chậm rãi nhưng chắc chắn được mang theo bởi dòng tiến bộ không thể cưỡng lại hướng tới những định mệnh mà các vị thần cổ đại chưa biết đến”2.
Một trong những lợi thế to lớn của Huế đó là thành phố lịch sử với di sản văn hóa nghệ thuật độc đáo, phong phú, mang đậm bản sắc Huế. Sự giàu có các di tích lịch sử đã giúp Huế có một vị trí trong Di sản Thế giới của UNESCO. Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới (năm 1993); hay như Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn được UNESCO công nhận là kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (năm 2003). Những di vật hiện còn lưu giữ ở Huế cho thấy, nghệ thuật trang trí phản ánh những giá trị về văn hóa, lịch sử qua các đồ án trang trí, kiểu thức hoa văn phong phú và đặc sắc. Đặc biệt, Huế có nhiều làng nghề rất gần với trung tâm thành phố, khiến Huế trở nên một địa điểm được bao bọc đậm đặc bởi di sản văn hóa nghệ thuật truyền thống. Để Huế thành công về mặt kinh tế trong thời đại thế giới cạnh tranh cao ngày nay, Huế cần tận dụng tối đa lợi thế của mình, đó là bản sắc văn hóa - phẩm chất phân biệt Huế với các thành phố khác. Bài viết này nhằm thảo luận về khả năng chuyển đổi tài nguyên văn hóa để Huế trở thành một thành phố sáng tạo trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian. Trước tiên, bài viết sẽ thảo luận về thành phố như thế nào sẽ được coi là thành phố sáng tạo, bài học và kinh nghiệm của những thành phố sáng tạo thành công. Điểm thứ hai, xem xét thực trạng phát triển hiện nay và đánh giá khả năng các nghề và ngành nghề thủ công Huế có thể đáp ứng để Huế trở thành thành phố sáng tạo. Phần thứ ba là đề xuất một số giải pháp để phát triển Huế thành một thành phố sáng tạo.
* PGS.TS, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
1 H.Delestie: Trưởng ty giáo dục An Nam.
2 H.Delestie (1916), “Hué pittoresque”, Bulletin des Amis du Vieux Hué N2, tr.119.
172
Khái niệm “Thành phố sáng tạo” - Bài học và kinh nghiệm của một số thành phố sáng tạo thành công
Khi thảo luận về khả năng chuyển hóa các tài nguyên văn hóa của một thành phố như trường hợp Huế để trở thành một thành phố sáng tạo, câu hỏi đặt ra là thành phố như thế nào sẽ được coi là thành phố sáng tạo và vì sao mọi người mong muốn có thành phố sáng tạo? Theo Pratt: “Trong lĩnh vực chính sách đô thị, khái niệm về một thành phố sáng tạo đã lan rộng như một đám cháy, nhưng không giống như một trận cháy rừng, có vẻ như mọi người đều muốn có một thành phố sáng tạo” (2010:14).
Năm 2004, mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN) được thành lập để thúc đẩy hợp tác giữa các thành phố đã xác định tính sáng tạo là yếu tố chiến lược để phát triển đô thị bền vững. Các thành phố sáng tạo trở thành một yếu tố chính trong các chiến lược tái tạo công cộng và phát triển các dịch vụ sáng tạo dựa trên tài sản hiểu biết. Một thành phố sáng tạo được cho là phát triển các giải pháp giàu trí tưởng tượng và sáng tạo cho một loạt các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường: trì trệ kinh tế, thu hẹp đô thị, phân biệt xã hội, cạnh tranh toàn cầu. Thông tin công bố trên trang web của UNESCO cho biết: gần 300 thành phố trên khắp thế giới hiện đang tạo nên mạng lưới này cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung: đặt các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo vào trung tâm của các kế hoạch phát triển ở cấp địa phương và hợp tác tích cực ở cấp quốc tế3.
David Yencken cho rằng: một thành phố sáng tạo phải cam kết thúc đẩy sự sáng tạo của người dân và cung cấp những địa điểm và trải nghiệm thỏa mãn cảm xúc cho người dân. (Yencken, 1988)4 Còn Charles Landry lại nhấn mạnh: thành phố sáng tạo là thành phố có thương hiệu và cá tính đặc biệt của nó. Trong một thành phố sáng tạo, mọi người làm việc trong các ngành công nghiệp sáng tạo và kho nhân tài của thành phố liên tục được bổ sung thông qua nhập cư trong và ngoài nước để nuôi cơ chế này (Landry, 2008)5.
Chúng ta chứng kiến sự thành công của nhiều thành phố ở trên thế giới như:
Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Singapore (Singapore), Thượng Hải (Trung Quốc), Berlin (Đức), Buenos Aires (Argentina), New York (Mỹ), Paris (Pháp)…
Những thành phố này và các thành phố thịnh vượng khác dường như đã làm cho sự phát triển kinh tế và xã hội có hiệu quả đối với họ. Tại sao những thành phố nói trên lại thành công? Khi suy ngẫm và nghiên cứu từ những trường hợp thành công, chúng ta có thể nhận thấy một số bài học. Đó là, các thành phố thành công dường như có một số điểm chung - những cá nhân có tầm nhìn xa trông rộng, các tổ chức sáng tạo và chiến lược phát triển văn hóa hiệu quả. Sự coi trọng văn hóa, các giá trị và bản sắc văn
3 UNESCO. Creative Cities Network. https://en.unesco.org/creative-cities/home
4 David Yencken (1988), “The Creative City”, Meanjin https://meanjin.com.au/essays/the-creative-city/ truy cập ngày 26/7/2023.
5 Charles Landry (2008), The Creative City: A Toolkit for Urban Innovators, Second Edition.