Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

Một phần của tài liệu So sánh câu nghi vấn trong tiếng anh và tiếng việt trên bình diện ngữ dụng (Trang 22 - 26)

Khảo sát các câu nghi vấn trong tiếng Anh và đối chiếu với các câu nghi vấn tương ứng trong tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt từ nguồn tư liệu ngôn ngữ có chọn lọc rồi ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Anh cho học viên người Việt và việc dạy tiếng Việt cho học viên người nước ngoài là những nội dung mà công việc nghiên cứu của luận án cần phải chuyên sâu vào.

Để đạt được kết quả như mong đợi, tác giả của luận án sẽ sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích ngữ nghĩa-ngữ dụng khi so sánh và đối chiếu câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ.

+ Phương pháp phân tích ngữ nghĩa-ngữ dụng: Trong mẫu khảo sát gồm 426 câu nghi vấn chính danh và phi chính danh trong tiếng Anh (bản gốc) và tiếng Việt (bản dịch) trích từ tác phẩm Harry Potter (Quyển 1), luận án sử dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa-ngữ dụng và sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích giải thích và chứng minh cho những điểm tương đồng và khác biệt của câu nghi vấn trong 2 ngôn ngữ đang xét. Sự khác biệt rõ nét và cả những điểm khác tinh tế ẩn mình ngay trong những chỗ được coi là giống hệt hoặc tương đương giữa hai ngôn ngữ sẽ là cơ sở rất khoa học để xác định những khó khăn mà người Việt gặp phải khi học tiếng Anh và từ đó, ở một chừng mực nào đó, có thể suy ngược lại những khó khăn mà người bản ngữ Anh sẽ đối mặt khi học tiếng Việt.

+ Phương pháp thống kê: luận án khai thác nguồn ngữ liệu nghiên cứu bằng cách sử dụng các câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu trưng cầu ý kiến của sinh viên về cách sử dụng câu nghi vấn trên bình diện ngữ dụng. Phân tích và tổng hợp dữ liệu khảo sát trên cơ sở thống kê mô tả bằng chương trình SPSS, khảo sát câu hỏi mở trên diện rộng để có thể đưa ra những kết luận đáng tin cậy. Hệ thống hóa phần miêu tả câu nghi vấn của hai thứ tiếng này bằng các bảng thống kê và phân loại. Các biến định lượng và định tính trong tập dữ liệu được thu thập và xử lý bằng chương trình phân tích kết quả thống kê “SPSS for Windows” theo phiên bản 11.5. Qua thống kê và mô tả câu nghi vấn từ nguồn ngữ liệu thu thập, luận án sẽ phân tích, chứng minh và giải thích các kết quả tìm được và kiểm định các giả thuyết khoa học bằng nhiều phép thử để chứng minh tính đúng sai khi chuyển dịch qua lại các câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt trong chương trình dịch tự động GT.

+ Phương pháp trắc nghiệm: Để tìm ra những sai sót phổ biến khi sử dụng câu nghi vấn trong tiếng Anh ở những học viên người Việt học tiếng Anh và làm tư liệu tham

khảo cho người nước ngoài học tiếng Việt, luận án cũng sử dụng bài tập trắc nghiệm và các bài tập dịch câu nghi vấn từ tiếng Anh sang tiếng Việt qua các phiếu khảo sát nhằm đánh giá sinh viên về mức độ hiểu các giá trị ngôn trung của các câu nghi vấn trong tiếng Anh và nắm bắt được khả năng dịch thuật các câu nghi vấn từ tiếng Anh sang tiếng Việt. (Mẫu phiếu trắc nghiệm và phiếu điều tra ngôn ngữ có nêu cụ thể trong Quyển Phụ lục của luận án – Phụ lục 1và 2, trang 1-10).

+ Phương pháp đối chiếu: Bằng phương pháp so sánh đối chiếu, luận án sẽ miêu tả ý nghĩa biểu đạt của câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại và tìm xem có những trường hợp nào thể hiện sự tương đồng hay sự khác biệt, toàn phần hay bộ phận, giữa hai thứ tiếng đang xét trên bình diện ngữ dụng. Từ đó, giải thích kết quả tìm được dựa trên những thành tựu của ngôn ngữ học nói chung và của ngữ dụng học nói riêng nhằm xác định những khó khăn trong quá trình nhập mã, giải mã và chuyển mã Việt- Anh hay Anh-Việt đối với loại câu nghi vấn, đồng thời nêu một số giải pháp cụ thể để tháo gỡ những khó khăn này trên thực tiễn giao tiếp của sinh viên và thực tiễn dịch thuật. Những kết quả tìm được sẽ được khái quát thành những thành đề xuất ứng dụng cụ thể như một thành tựu về ngôn ngữ học.

Để tránh sự dàn trải và cũng phù hợp với tính chất của một luận án nhằm nghiên cứu sâu đối tượng ở những khía cạnh cần thiết nhất trong thời điểm nghiên cứu của nó, luận án này được thực hiện với nhiệm vụ cố gắng trả lời những câu hỏi sau đây:

1. Câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt có những tương đồng và khác biệt nào trên bình diện ngữ dụng? Và có bao nhiêu giá trị ngôn trung trong tập ngữ liệu của mẫu khảo sát loại câu nghi vấn?

2. Xét từ góc nhìn của phép lịch sự trong thực tiễn giao tiếp tại lớp học, những yếu tố nào tác động lên lực ngôn trung của câu nghi vấn làm nên phép lịch sự trong giao tiếp từ khách sáo/lễ phép đến không khách sáo/thân mật và liệu có thể có được một bức tranh khái quát về sự hành chức đa dạng của câu nghi vấn trong sử dụng cho một ngữ cảnh được xác lập cụ thể hay không?

3. Sự khác biệt của những yếu tố đánh dấu mức độ lịch sự trong câu nghi vấn từ khách sáo/ trang trọng/ lễ phép đến không khách sáo/ thân mật/ suồng sã sẽ gây khó khăn như thế nào cho người Việt học tiếng Anh khi phải nhập mã, giải

mã, và chuyển mã Anh-Việt hoặc Việt-Anh trong thực tiễn giao tiếp và dịch thuật2?

4. Có những lời khuyên nào dành cho người Việt học tiếng Anh (và ở chừng mực nào đó có thể suy diễn ngược lại cho người bản ngữ Anh học tiếng Việt) liên quan đến việc sử dụng câu nghi vấn trong giao tiếp và dịch thuật trên bình diện ngữ dụng?

4.2 Nguồn tư liệu ngôn ngữ

Nguồn tư liệu ngôn ngữ phục vụ cho nghiên cứu trong luận án gồm 426 câu nghi vấn trong tác phẩm Harry Potter (Quyển 1), cùng với bản dịch tiếng Việt tương ứng và các câu nghi vấn được sinh viên dùng trong lớp học, qua 1119 phiếu khảo sát, các câu nghi vấn được dùng trong thực tiễn dạy học trong các tài liệu giảng dạy tiếng Anh (song ngữ).

Cũng cần khẳng định rằng các câu nghi vấn dùng làm ví dụ minh họa trong luận án đều có xuất xứ rõ ràng, được trích từ những nguồn tư liệu đáng tin cậy bằng tiếng Việt và tiếng Anh và đều được công bố chính thức. Các phiếu khảo sát thu được từ các trường cao đẳng và đại học trong và ngoài nước được ghi mã số cẩn thận và các thông tin dưới dạng văn bản thu thập được qua phiếu khảo sát từ các tham nghiệm viên được xử lý độc lập và cẩn thận bằng chương trình Excel và SPSS của máy tính.

Điều này khẳng định tính trung thực trong nghiên cứu đối tượng khảo sát và vì vậy, góp phần đảm bảo giá trị của các kết quả thu được.

Nguồn ngữ liệu này cũng được dùng để minh chứng cho thực tiễn sử dụng câu nghi vấn, là nguồn tư liệu tham khảo về cách dùng các hành vi ngôn ngữ đa dạng và phong phú cho sinh viên Việt Nam học tiếng Anh cũng như sinh viên nước ngoài học tiếng Việt và cũng dùng để minh họa cho những luận điểm mang tính lý thuyết khi trình bày những điểm tương đồng và khác biệt của câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt.

2Nhp mã (encode) là chuyển từ nghĩa, cái có thể xuất phát từ người Việt hay người bản ngữ Anh và chưa được mã hoá, sang ký hiệu dùng để chở tải cái nghĩa đó. Gii mã (decode) là chuyển từ ký hiệu thành nghĩa mà người Việt hoặc người bản ngữ Anh có thể hiểu được. Chuyn mã (translate) dch xuôi (dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt) hay dch ngược (dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh).

[120, tr.18]

Một phần của tài liệu So sánh câu nghi vấn trong tiếng anh và tiếng việt trên bình diện ngữ dụng (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)