TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG
1.3. Khái niệm về câu nghi vấn và các quan niệm về câu nghi vấn trong tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng
Tác giả Cao Xuân Hạo [41, tr.112] khi dựa vào giá trị sử dụng cụ thể của câu nghi vấn đã chia câu nghi vấn thành hai loại lớn: Câu nghi vấn chính danh là câu chỉ có giá trị ngôn trung là hỏi để yêu cầu một lời đáp, hỏi người khác hoặc hỏi chính mình
để được trả lời hoặc để tự giải đáp, gọi tắt là câu hỏi Loại câu hỏi này gồm 3 tiểu loại: câu hỏi tổng quát, câu hỏi chuyên biệt và câu hỏi lựa chọn.
Tác giả Nguyễn Kim Thản [119, tr.254] cho rằng: “Câu nghi vấn nhằm mục đích nêu lên sự hoài nghi của người nói và, nói chung đòi hỏi người nghe tường thuật về đối tượng hay đặc trưng của đối tượng”. Ông cũng đã phân câu nghi vấn tiếng Việt thành 4 loại như sau:
i. Câu nghi vấn chân chính là những câu nhằm mục đích nêu lên sự hoài nghi của người nói và đòi hỏi người nghe chỉ rõ những vấn đề chưa sáng tỏ.
ii. Câu tự vấn là kiểu câu mà người nói nêu lên vấn đề mình chưa thể giải đáp, thường là để tâm sự.
iii. Câu hỏi dồn: nhằm dồn đối tượng vào chỗ phải thừa nhận hoặc phải thực hiện một chủ định có sẵn của người nói. Nó gồm câu hỏi vặn và câu hỏi mệnh lệnh.
iv. Câu hỏi xác nhận: là những câu hỏi để xác nhận điều nêu ra trong câu hỏi có thực, nên chấp nhận hoặc xác nhận điều nêu ra trong câu là không có thực, không thể chấp nhận được.
Trong tiếng Việt, nếu lấy tác tử nghi vấn làm cơ sở phân loại theo Lê Thị Kim Đính [31], câu nghi vấn có các tác tử nghi vấn được phân loại như sau:
- Tác tử nghi vấn là đại từ nghi vấn (hoặc tổ hợp có đại từ nghi vấn);
- Tác tử nghi vấn là cặp phụ từ nghi vấn (hoặc tổ hợp phụ từ nghi vấn);
- Tác tử nghi vấn là các tiểu từ tình thái;
- Tác tử nghi vấn là kết từ hay;
- Tác tử nghi vấn là ngữ điệu trong câu.
Đối với loại câu hỏi không chính danh, Nguyễn Đăng Sửu (2002), với đề tài: “Câu hỏi trong tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt”, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học Hà Nội, đã thống kê phân loại câu hỏi này với tần số xuất hiện từ cao đến thấp như sau:
Bảng 1.1: Kết quả thống kê các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn băn khoăn 134
thăm hỏi, quan tâm 89
gợi ý 68
thăm dò 53
nguyền rủa 51 tự dằn vặt 49
tha thứ 8
chào hỏi 4
ngăn cản 1
khuyến cáo 1
khiển trách 25
tán thành 25
ngạc nhiên 47
đề nghị 45
phủ nhận 44
yêu cầu 42
khẳng định 39
phàn nàn 37
đe dọa 36
né tránh 35
cảm thán 32
dự đoán 31
hoài nghi 30
mời chào 29
ước nguyện 27
giới thiệu 11
hối tiếc 25
trách mắng 23
cảnh báo 23
khuyên bảo 21 chế giễu, mỉa mai 20
xua đuổi 20
hy vọng 19
ra lệnh 19
cầu xin 17
thuyết phục 16
khen ngợi 15
nhận xét 15
hứa hẹn 13
xin phép 11
chỉ trích, phê phán 11 Nguồn: [110]
Nhìn chung câu nghi vấn hay còn gọi là câu hỏi trong tiếng Việt có thể được hệ thống hóa thành các loại chính như sau:
1. Câu hỏi chuyên biệt: Trong câu hỏi này từ để hỏi trong câu nghi vấn có những vị trí trong câu rất khác nhau, Chẳng hạn, trong các câu hỏi hỏi bổ ngữ hay thuộc ngữ của chủ ngữ hay hỏi bổ ngữ chỉ hoàn cảnh:
- về người: Ai đang nói chuyện với mẹ của Lan vậy?
- về vật: Cái gì vậy?
- về nguyên nhân: Tại sao bạn không làm bài tập?
- về vị trí: Bạn để cái cuốn tự điển ở đâu?
- về thời gian: Khi nào họ trở lại đây? Mấy giờ bạn đi ngủ?
- về cách thức: Cô ấy là người như thế nào?
- về số lượng: Quyển tập này bao nhiêu tiền?
2. Câu hỏi tổng quát: Các dạng thức câu hỏi tổng quát thường gặp trong tiếng Việt sau đây khá phổ biến. Các khuôn hỏi những từ kèm để hỏi thường ở trong một trật tự từ khá ổn định trong câu:
37. Bạn có biết anh ta không? [C có V không?]
38a. Anh có phải là sinh viên không? [C có phải V không?]
38b. Anh có phải là người không?
39. Hôm qua anh không đi làm (có) phải không? [C-V (có) phải không?]
40. Bạn đã làm việc ở đây lâu chưa? [C đã… V… chưa?]
Ngoài ra, còn có những những tổ hợp từ đứng đầu câu nghi vấn trong tiếng Việt như: Chẳng lẽ…/Hay là…/Phải chăng…/ Nên chăng…?
Xét câu 38a, nội dung câu hỏi là để tìm thông tin về nghề nghiệp của vai đối xưng.
Đây là loại câu hỏi chính danh. Trong cùng một khuôn hỏi nếu A hỏi B: Anh có phải là người không?” thì tình hình lại khác. Câu 38b thuộc loại câu hỏi phi chính danh dùng để trách móc, chửi mắng và chắc chắn là không phải hỏi để tìm thông tin theo nội dung của câu hỏi.
Tình thái là một lĩnh vực ngữ nghĩa và như vậy tùy theo tình huống với những chủ đích riêng, khi đưa ra một phát ngôn, người nói phải sử dụng đến những phương tiện hình thức nhất định.
Chẳng hạn, từ không đứng cuối câu có giá trị là một tiểu từ nghi vấn và tiểu từ à cuối câu chỉ dùng trong trường hợp thân mật, nếu dùng không đúng, có thể bị coi là không lịch sự [143, tr.563]. Khi người học một ngoại ngữ chưa nắm vững các yếu tố tình thái làm tác tử nghi vấn trong câu nghi vấn, thì đó là một trở ngại lớn vì họ có thể sẽ sử dụng các từ này trong những tình huống được coi như là không thích hợp.
Khi tiếp nhận các câu nghi vấn, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu được nội dung lẫn ngụ ý (nếu có) nằm trong câu nghi vấn của người chuyển giao. Muốn hiểu được một phát ngôn dưới dạng một hành vi hỏi, ta phải hiểu cái gì sẽ trả lời cho câu hỏi mà nó biểu thị. Đó là những điều kiện cần để nghĩa của một hành vi hỏi được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Khi phát ngôn hỏi được đưa ra, bản thân nó có chứa một nội dung tình thái nhất định và một phong cách nhất định. Các trợ từ tình thái trong các câu nghi vấn như Anh khỏe chứ, mạnh chứ, khỏe không? Khỏe, phải không nào?
Bác có khỏe không ạ? đều thể hiện mối quan hệ giữa các vai giao tiếp trong sự tương quan về vị thế xã hội giữa người nói và người nghe trong một cuộc thoại.
Trong tiếng Việt được thể hiện trong câu nghi vấn với hàm nghĩa khả năng, xin phép, nghĩa vụ, bắt buộc, và có thể có kết hợp được với các tiểu từ tình thái cuối câu
như à, ư, nhỉ, nhé,… Tuy nhiên, các tác tử tình thái chỉ nghĩa vụ và chỉ tính bắt buộc thường nằm sau chủ ngữ, và không có trường hợp các từ tình thái đứng trước chủ từ trong câu nghi vấn như trong tiếng Anh.
41a. Em có thể đi ra ngoài một lát không?
{C (tác tử tình thái) V không?}
Không thể nói: 41b. *Có thể em đi ra ngoài một lát được không?
42a. Anh phải đi ngay bây giờ à?
{C (tác tử tình thái) V không/à/ư/nhỉ/nhé?}
Không thể nói: 42b. *Phải anh đi ngay bây giờ à?
Ngoài ra, có loại câu hỏi mà yêu cầu của hành động hỏi có khác một chút, và rất tế nhị. Đó là các câu hỏi kết thúc bằng nhỉ, nhé. Các câu hỏi này mong đợi một câu trả lời rất có định hướng:
Trả lời định hướng tích cực: Đồng ý và nói thêm ý kiến để chia sẻ quan điểm thì càng hay, chẳng hạn trong câu (43b). Câu trả lời được coi là tiêu cực nếu như không đáp ứng yêu cầu của người hỏi, vì như thế có nghĩa là tiền giả định của câu hỏi được người nghe cho là sai, phi lý như trong câu (43c). Hãy xét các ví dụ sau:
43a. A: Trời hôm nay đẹp quá nhỉ?
43b. B: Ừ, đẹp thật đấy!
43c. B: Đẹp gì mà đẹp, nắng vỡ cả đầu!
Nội dung hỏi: nhỉ có nghĩa là: “Em thấy thế, anh hẳn là đồng ý với em chứ?”
Trong khi đó, đối với các câu nghi vấn được kết thúc bằng từ nhé như trong ví dụ sau:
44. A: Tối mai em đi xem phim với anh nhé?
B1: Vâng, rất vui lòng. Ăn rồi mới đi nhé?
B2: Ứ ừ, em chẳng đi đâu, ngộp lắm!
Tiền giả định của người nói là “tối mai có phim”, và “hai người có thể cùng đi xem”.
Hỏi nhé có nghĩa là “Anh muốn em cùng đi. Em hẳn là muốn đi cùng anh chứ?”
Tuy nhiên, nếu sử dụng các kết hợp trong câu nghi vấn với từ chứ như chứ gì, chứ ai, chứ sao,… lại biểu thị thái độ của người nói khi phỏng đoán ý đồ của người nghe:
45a. Chính anh làm hỏng việc chứ ai?
45b. Làm như thế cũng được chứ sao?
45c. Lại muốn vòi tiền chứ gì?
Về câu hỏi chuyên biệt, loại câu hỏi về một diễn tố hoặc/và một chu tố trong khung ngữ vị từ. Câu hỏi này yêu cầu xác định cái/những tham tố muốn hỏi do một đại từ không xác định thay thế hay hạn định, chẳng hạn, các đại từ không xác định để tạo câu nghi vấn như: ai, cái gì, ở đâu, thế nào,…
3. Câu hỏi lựa chọn là câu hỏi mà yêu cầu trả lời đã được định sẵn trong một phạm vi nhất định, thường có từ hay, hay là để người nghe chọn một đáp số chân xác trong số hai hoặc nhiều hơn đáp số mà người nói đưa ra.
46. Anh gặp họ ở Cần Thơ hay Mỹ Tho?
4. Trong tiếng Việt, câu nghi vấn thể hiện phần đuôi để hỏi bằng các tổ hợp từ như:
đúng không/phải không?
47. Anh gửi lá thư đó dùm tôi rồi, phải không?
Diệp Quang Ban [6, tr.28-39], trong quan điểm về câu đã phân tích cấu trúc thức trong câu hỏi tổng quát (A) và câu hỏi chuyên biệt (B) như sau:
Câu Phần dư Biểu thức nghi vấn
a. Họ về rồi à?
b. Anh tìm cái gì?
Tác giả Diệp Quang Ban cũng cho rằng về mặt ngữ pháp, tiếng Việt không có hình thái biến hình động từ theo thức, mà tiếng Việt có một số phương tiện dùng để diễn đạt những thức khác nhau. Biểu thức thức trong câu nghi vấn bao gồm các lớp từ ngữ sau đây:
- Các tiểu từ (particles) hay các hư từ: ngữ thái từ đứng cuối câu như à, ư, nhỉ, nhé…
- Quan hệ từ bình đẳng hay dùng trong câu nghi vấn lựa chọn.
Các biểu thức bán thực từ (semi- lexical expressions) là các đại từ nghi vấn như ai, gì, sao, thế nào, đâu, bao giờ, bao nhiêu… Các bán thực từ này giữ vai trò cú pháp thích hợp trong câu tương đương với các từ mà chúng thay thế, và vị trí của chúng theo trật tự từ trong câu. Luận án tiếp thu quan điểm của tác giả này và khẳng định một lần nữa bằng những chứng minh bằng tư liệu ngôn ngữ trên thực tế sử dụng câu nghi vấn trong lớp học.
Khi xét về vấn đề “câu” trên bình diện kết học, tác giả Nguyễn Văn Hiệp [45, tr.43- 54] đã đưa ra một số giải pháp đề xuất về miêu tả cấu trúc câu tiếng Việt sao cho tương đối giản dị, dễ sử dụng, vừa không bài xích những khái niệm của ngữ pháp truyền thống, vừa kế thừa được những thành tựu của ngữ pháp hiện đại, thiên về chức năng ngữ nghĩa. Ông đã đưa đơn vị của ngôn ngữ như hình vị, từ, câu đều là các tín hiệu và có thể được nghiên cứu từ 3 bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học. Kết học nghiên cứu mối quan hệ giữa các tín hiệu với nhau trong cấu trúc hình thức; Nghĩa học nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu với hiện thực bên ngoài mà tín hiệu biểu thị; Dụng học nghiên cứu mối quan hệ giữa tín hiệu và tác động của nó đối với người sử dụng tín hiệu. Ông cũng cho rằng mối quan hệ hình thức giữa các thành tố của cấu trúc cú pháp bao giờ cũng kèm theo sự thể hiện loại ý nghĩa nào đó, và xác lập nòng cốt câu làm cơ sở cho sự phân định. Dựa trên mối quan hệ giữa các tín hiệu ngôn ngữ trong câu, ông chia thành phần câu làm hai loại: thành phần chính và thành phần phụ. Thành phần chính là thành phần tham gia vào nòng cốt câu gồm chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ. Thành phần phụ là những thành phần có quan hệ phụ thuộc vào nòng cốt câu, gồm: trạng ngữ, định ngữ câu, khởi ngữ, tình thái ngữ. theo quan điểm đó, ông đã đề xuất giải pháp phân loại câu qua một ví dụ minh họa, trong đó thành phần chính được in đậm trong ví dụ sau:
48. Việc này chắc chắn bây giờ tôi phải suy ngh đã!
Khởi ngữ Định ngữ Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ Bổ ngữ Tình thái ngữ Về góc độ những phương tiện biểu thị tình thái, ngữ nghĩa mà chúng đóng góp vào câu thuộc về nghĩa liên nhân (interpersonal meaning). Tác giả Nguyễn Văn Hiệp rất có lý khi phân định tình thái ngữ như những thực thể có cương vị cú pháp tách riêng
khỏi đơn vị nòng cốt câu. Theo tác giả của luận án, do ý nghĩa của tình thái ngữ trong tiếng Việt mang tính liên nhân, và có những trường hợp các tiểu từ tình thái cuối câu tạo thành tổ hợp gồm từ 2 đến 4 từ, nên đôi khi chỉ bằng những thao tác khoa học không thể qua chỉ ra một cách thấu đáo được. Những trường hợp này, phải dùng những quan sát và cảm nhận bằng bản năng của người bản ngữ trong câu có tình huống xác định cụ thể trên bình diện ngữ dụng mới có thể phân tích được ý nghĩa của nó.
“Thành phần khởi ngữ trong câu tiếng Việt xét về mặt hệ thống”, là công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lân Trung về khởi ngữ trong tiếng Việt [137, tr.
199-208]. Với những kiến giải khá lý thú của ông cho những giải thuyết về khởi ngữ so với đề ngữ trong tiếng Việt, tác giả này cho rằng những cụm từ đứng đầu câu nhằm để nhấn mạnh một bộ phận nào đó của câu là chính (thường rất gắn với diễn ngôn và nằm ở vị trí đầu câu), có thể có hoặc không có ngăn cách với phần theo sau bởi dấu phẩy.
49/ Còn chị, chị công tác ở đây à?
50/ Còn đi mời quan viên thì mình là người dưới đi mời người trên một tiếng, không đáng à?
Xét theo nghĩa, các yếu tố tình thái diễn đạt nghĩa khác nhau vừa phức tạp vừa tinh tế. Có hai kiểu tạo nghĩa: kiểu tình thái hóa (modalization) và biến điệu hóa (modulation). Cơ sở của sự chuyển biến nghĩa là tính phân cực (polarity) với hai cực: dương tính (positive) và âm tính (negative). Kiểu tình thái hóa bao gồm tính khả năng (probability), và tính thường thường hay hằng tính (usuality). Kiểu biến điệu hóa gồm có sự bắt buộc (obligation) và sự mong muốn (inclination).
Bảng 1.2: Lược đồ chỉ mối quan hệ của tính tình thái với tính phân cực và với phần thức
Tình thái hóa Khẳng định Biến điệu hóa Tính khả
năng Tính
thường thường
Sự bắt
buộc Làm Sự mong
muốn
Có Yêu cầu Quyết/Xin
Chắc chắn Phải Thường xuyên
Đề nghị Muốn được Rất có thể Thường/
Hay
Thường Khuyên Hy vọng
Có thể Có lẽ/ Ít Thỉnh thoảng
Phải Cần Nên
Không Phủ định Không làm!
Nguồn: [6, tr.39]