Khái niệm về câu nghi vấn và các quan niệm về câu nghi vấn trong tiếng Anh trên bình diện ngữ dụng

Một phần của tài liệu So sánh câu nghi vấn trong tiếng anh và tiếng việt trên bình diện ngữ dụng (Trang 30 - 36)

TIẾNG VIỆT TRÊN BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG

1.1. Khái niệm về câu nghi vấn và các quan niệm về câu nghi vấn trong tiếng Anh trên bình diện ngữ dụng

Trong tự điển “A dictionary of Linguistics and Phonetics” tái bản lần thứ 4, David Crystal (1996) đã xác định:

Câu hỏi được sử dụng trong việc phân loại các chức năng của câu, đặc biệt câu hỏi được dùng để yêu cầu người nghe cung cấp thông tin hoặc yêu cầu một lời đáp, xác định những nét đặc trưng đôi khi trên cơ sở ngữ pháp và đôi khi trên cơ sở ngữ nghĩa hoặc ngôn ngữ học xã hội.

[171, tr. 319]

Xét các phương tiện diễn đạt câu nghi vấn trong tiếng Anh qua cách phân bố các thành phần câu theo một trật tự từ làm nên thức nghi vấn qua các ví dụ sau:

1. Câu hỏi chuyên biệt (Wh-Questions) có từ để hỏi (Wh-Question word) đứng đầu câu nhưng không làm chủ từ trong câu hỏi:

3. What can I do?

Tôi giúp được gì không?

4. When was the house built?

Ngôi nhà này được xây hồi nào vậy?

5. Who did Emma phone?

Emma đã gọi điện cho ai vậy?

Trong trường hợp câu hỏi chuyên biệt có từ để hỏi (Who/ What/ Which) làm chủ từ trong câu hỏi:

6. Who phoned Emma?

Ai đã gọi điện cho Emma vậy?

7. What happened to you last night?

Tối qua có chuyện gì vậy?

Theo tác giả Betty Kirkpatrick [184, tr.1-2], loại câu hỏi chuyên biệt là loại rất phổ biến trong tiếng Anh bắt đầu bằng một trong số những từ để hỏi như Who, Whom, Whose, Which, What, Where, When, Why and How. Đây cũng là loại câu hỏi tìm thông tin bằng những từ để hỏi (Wh-question words), và những từ này thường đứng

vị trí đầu câu nghi vấn. Loại câu này còn được gọi là loại câu hỏi mở (Open questions), vì yêu cầu câu trả lời từ phía người nghe không phải là “Yes” hay “No”, mà người được hỏi có thể chọn lựa cách trả lời tự do trên diện rộng không bị giới hạn bởi sự chọn lựa.

Đối với hình thức câu nghi vấn trong tiếng Anh, việc đem trợ động từ (Auxiliary verbs) hoặc các động từ tình thái (Modal verbs) hay còn gọi là động từ khiếm khuyết (Defective verbs) đặt trước chủ ngữ trong câu trần thuật (Declarative sentences) để tạo câu nghi vấn là dạng thức có thể làm cho học viên người Việt học tiếng Anh bối rối và dễ nhầm lẫn bởi vì câu nghi vấn trong tiếng Việt không có

“kiểu” trật tự từ gồm trợ động từ đứng trước chủ từ. Xét về trật tự từ trong câu nghi vấn, loại câu này có nhiều điểm tương đồng và khác biệt so với tiếng Việt.

2. Câu hỏi tổng quát: trợ động từ trong câu được xem như những động từ trợ giúp để tạo câu nghi vấn mà câu trả lời là chọn lựa một trong hai đáp án từ câu hỏi. Xét trên quan điểm ngữ dụng, loại này còn được gọi là loại câu hỏi đóng (Close questions) vì người trả lời dựa trên phương thức lựa chọn: xác nhận “đúng hay sai”,

“có hay không”, hoặc “phải hay không phải” hoặc đôi khi có trường hợp trả lời:

“Tôi không biết.” (I don’t know.) nếu người được hỏi không biết hay không xác định được câu trả lời. Xét loại câu hỏi tổng quát (Yes-No questions) trong tiếng Anh:

8. Will Tom be here tomorrow?

Ngày mai Tom có ở đây không?

9. Do you live near here?

Bạn có ở gần đây không?

10a. Are you sure our neibours have moved?

Anh có chắc là hàng xóm của chúng ta đã dọn nhà đi rồi không?

Người đáp có thể trả lời theo 3 chọn lựa (10b), (10c) hoặc (10d):

10b. Yes, I saw the removal van outside their house yesterday.

Vâng, hôm qua tôi có thấy xe chở hàng trước nhà họ.

10c. No, but I know that they were planning to.

Không, nhưng tôi biết là họ có kế hoạch dọn nhà đi nơi khác.

10d. I don’t know.

Tôi không biết.

Nếu như trong cấu trúc câu nghi vấn tổng quát của tiếng Việt có những từ kèm để hỏi như có … không?, có phải … không?, Chẳng lẽ…? Hay là …? hay à, ư, nhỉ, nhé…? cuối câu biểu đạt chỉ tố nghi vấn tự nhiên của người Việt làm thành thức nghi vấn trong câu, thì câu nghi vấn trong tiếng Anh thường dùng trợ động từ làm dấu hiệu như chỉ tố nghi vấn. Chẳng hạn, các trợ động từ (Auxiliary verbs) và các động từ tình thái (Modal verbs) đứng trước chủ ngữ làm tác tử nghi vấn chỉ ra dấu hiệu của loại câu nghi vấn.

3. Câu hỏi đuôi (Tag- questions). Loại câu hỏi này gồm có câu trần thuật đứng trước và phần đuôi chắp thêm phía sau để hỏi. Phần đuôi thêm vào cuối câu trần thuật gồm trợ động từ hoặc động từ tình thái và theo sau đó là một đại từ được ngăn cách với câu trần thuật bởi dấu phẩy. Thông thường, loại này được dùng với nguyện vọng mong chờ một sự trả lời đồng ý theo người nói. Với ý nghĩa này phần đuôi của câu hỏi thường được cấu tạo ở thể phủ định khi được thêm vào câu trần thuật khẳng định phía trước và ở thể khẳng định khi câu trần thuật phía trước ở thể phủ định.

Đối với loại câu hỏi đuôi trong tiếng Anh ở những tình huống khác nhau, hình thức chuyển đổi phần đuôi sẽ thay đổi theo mục đích của người nói và theo đó các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn cũng khác nhau. Xét các ví dụ sau:

11a. He is a student, are you?

Anh ấy là sinh viên đấy, còn anh?

11b. He is a student, isn’t he?

Anh ấy là sinh viên, phải không?

12. Hungry, are you?

Bồ đói lắm hả?[222]

13. Told yeh (you), didn’t I? [222]

Ta đã nói với con rồi, đúng không?

Câu 11a và 11b hoàn toàn khác nhau về mục đích hỏi do sự thay đổi dạng thức ở phần đuôi trong câu hỏi. Trong ví dụ (12) và (13), dù là câu hỏi tỉnh lược, nhưng có

thể thấy phần đuôi trong câu hỏi đuôi vẫn đảm bảo xác lập đúng trật tự từ và hòa hợp về thì, thể, ngôi tương ứng trong câu trần thuật trên bình diện ngữ kết và do vậy biểu đạt được giá trị ngôn trung cần thiết của nó trên bình diện ngữ nghĩa-ngữ dụng.

Câu hỏi đuôi thường có mục đích chính là dùng để xác nhận thông tin. Hình thức của câu đuôi trong tiếng Anh thay đổi tùy theo ngữ cảnh mà trong đó nó hành chức, nhằm phát huy hiệu lực tại lời và đảm bảo đích ngôn trung sao cho người thụ ngôn giải mã đúng tín hiệu ngôn ngữ trong giao tiếp. Chẳng hạn, trong tình huống lớp học, người dạy có thể dùng những hình thức câu hỏi đuôi trong giao tiếp với người học:

14. Hello class, you are fine, aren't you? I mean, you had a proper breakfast, didn't you?

Xin chào cả lớp, các bạn khỏe chứ, phải vậy không nào? Ý tôi muốn nói là các bạn đã ăn sáng no nê rồi, đúng không nhỉ?

15. Mike, you missed my class yesterday, didn't you, therefore stand up, will you?

Mike, hôm qua em nghỉ học, có đúng không? Vậy em hãy đứng lên đi.

Khuôn hỏi trong câu hỏi đuôi thường gặp là: {S + V (positive), tag (negative)?}

và {S + V(negative), tag (positive)?}

Trong khuôn hỏi này, nếu câu trả lời đã được người hỏi biết rõ, câu hỏi có ngữ điệu xuống cuối câu.

16. The meeting’s tomorrow at 8 a.m, isn’t it?

Cuộc họp ngày mai vào lúc 8 giờ, đúng không?

Khi chủ từ trong câu nghi vấn là I, trợ động từ phải chuyển đổi hình thức từ am/am not sang are/aren’t trong câu hỏi đuôi.

17. I’m sitting next to you, aren’t I?

Tôi ngồi kế bên bạn nhé, được không?

Loại câu có let’s (chúng ta hãy) với lực ngôn trung đề nghị, câu hỏi đuôi sẽ là shall we?

18. Let’s go tho the beach, shall we?

Chúng ta hãy cùng ra bãi biển đi, được không?

Loại câu có lực ngôn trung yêu cầu, câu hỏi đuôi sẽ là will you? (được không?) 19. Close the window, will you?

Bạn đóng hộ dùm cái cửa sổ nhé!

Khi chủ từ của câu nghi vấn là một trong các đại từ bất định như someone, somebody, no one, nobody, everyone, everybody, đại từ they được dùng trong phần đuôi của câu nghi vấn. Khi chủ từ là nothing thì đại từ it được dùng trong phần đuôi của câu.

20. Nothing bad happened, did it?

Có chuyện gì xấu xảy ra đâu, đúng không?

Khi muốn diễn đạt một phản ứng ngạc nhiên, hoặc tỏ vẻ quan tâm thích thú, có thể dùng câu hỏi đuôi có hình thức khẳng định (affirmative form) cùng hình thức với câu trần thuật khẳng định đứng trước:

21. You’re moving to London, are you?

Bạn định chuyển (đi) sang Luân Đôn hả?

Các loại câu hỏi đuôi (Tag-questions) nhằm chia sẻ thông tin, muốn người nghe đồng ý với quan điểm của mình có các cụm từ hỏi đứng sau dấu phẩy và đứng cuối câu theo kiểu: don’t you/isn’t it/doesn’t it/don’t you think so? thường được dịch thành nhỉ trong câu nghi vấn tiếng Việt.

22. You play table tennis very well, don’t you?

Anh đánh bóng bàn giỏi nhỉ?

23. The film is quite good, don’t you think so?

Phim này hay đấy nhỉ?

24. It is joyly, isn’t it?

Vui nhỉ?

4. Câu hỏi lựa chọn (alternative questions) với tác tử nghi vấn kèm theo là or (hoặc/hay là) để chọn lựa hoặc các kết từ tương đương với or. Câu trả lời cho câu hỏi này không thể dùng Yes/No để trả lời mà phải chọn đáp án là một chọn lựa trong câu hỏi, chẳng hạn, tea hoặc orange juice từ ví dụ (49).

25. A: Would you like tea or orange juice?

Bạn muốn uống trà hay nước cam?

B: Tea, please.

Xin vui lòng cho tôi trà nhé.

5. Câu hỏi có hình thức là câu kể với tác tử nghi vấn là ngữ điệu lên cao (Rising tone) ở cuối câu, hoặc dấu chấm hỏi cuối câu nghi vấn trong hình thức văn bản.

26. You want to go shopping right now?

Bạn muốn đi mua sắm liền bây giờ hả?

Ngoài các dạng thức của câu nghi vấn nêu trên xét về mặt ngữ kết, các vấn đề về hành vi ngôn ngữ và phép lịch sự là những vấn đề cần được thảo luận nhằm đặt trọng tâm cơ sở lý thuyết nghiên cứu về các hành vi ngôn ngữ trong các chương tiếp theo.

Xét về mặt hình thức, để diễn đạt câu chuẩn xác theo quan điểm dụng học trong cả hai ngôn ngữ đang xét, các vấn đề về tiền dụng học như trật tự từ trong câu và cách thức liên kết các câu đơn thành câu kép hoặc câu phức thành là vấn đề mang tính quan yếu, không thể không quan tâm.

Xét các ví dụ 27a-c sau đây.

27a. Harry is married and Harry’s wife is a great cook.

Harry đã kết hôn và vợ của Harry là một người đầu bếp tuyệt vời.

27b. Harry’s wife is a great cook.

Vợ của Harry là một người nấu ăn tuyệt vời.

27c. *Harry’s wife is a great cook and Harry is married.

*Vợ của Harry là một người đầu bếp tuyệt vời và Harry đã kết hôn.

[172, tr. 478]

Theo Davis, S. (1991), Câu 27a đã khẳng định “Harry đã có vợ” trong mệnh đề đầu, nên không đòi hỏi một tiền giả định (presupposition) nào về nội dung “Harry đã có vợ” cho câu 27a. Tuy nhiên, nếu thay đổi cấu trúc của 27a chuyển thành 27b để câu ghép (compound sentence) 27a với liên từ liên kết (co-ordinative conjunction) and thành câu đơn (simple sentence), câu 27b trở thành câu đồng nghĩa theo lối diễn đạt ngắn gọn của câu đơn. Câu 27b sẽ có tiền giả định là “Harry đã có vợ”.

Thêm vào đó, theo phép suy diễn (nếu) mệnh đề A thì mệnh đề B trong trường hợp (27a) cho thấy (27a) có một trật tự cố định mệnh đề A phải đứng ở vị trí đầu, sau đó dùng and để kết hợp với mệnh đề B. Và trật tự từ này phải theo thứ tự A + B; (27b) chấp nhận được là kết quả của sự kết hợp 2 mệnh đề trong (27a) và cũng là một cách nói khác ngắn gọn hơn so với (27a). Tuy nhiên, không thể đảo mệnh đề sau của (27a) lên phía trước để chuyển thành (27c); (27c) là câu không thể chấp nhận

được trong ngữ cảnh thông thường xét trên ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học.

Một phần của tài liệu So sánh câu nghi vấn trong tiếng anh và tiếng việt trên bình diện ngữ dụng (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)