3.2 Kết quả khảo sát câu nghi vấn về phương diện hình thức và phương diện ngữ dụng qua 5 hành vi ngôn ngữ
3.2.3 Về phương diện ngữ dụng
Bảng 3.8: Thống kê mô tả câu nghi vấn phân bố trên thang đo lịch sự qua 5 hành vi ngôn ngữ trong tiếng Anh (Sp1<Sp2)
SV-GV
(Sp1<Sp2) HVMn TA HVK TA HVC TA HVMi TA HVYC TA
N Valid 395 115 215 404 362
Missing 55 335 235 46 88
Mean 2.14 3.06 3.16 1.43 2.14
Median 2.00 3.00 4.00 1.00 2.00
Std. Deviation .949 .666 1.165 .847 .806
Range 4 2 4 3 3
Minimum 1 2 1 1 1
Maximum 5 4 5 4 4
Mode 2 3 4 1 2
Kết quả khảo sát5:
Kết quả thống kê từ Biểu đồ 3.5 và Bảng 3.8 cho thấy trong vai giao tiếp mà người nói ở vị thế xã hội thấp hơn (SP1<Sp2) trung bình của 4 khoảng (Ranges) trên thang đo khoảng về mức độ lịch sự với các loại hành vi ngôn ngữ đã được phân loại A, B, C, D, E trên các thang đo đã được mã hóa: 1=A, 2=B, 3=C, 4=D, 5=E. Hành vi mượn có khuynh hướng tập trung trong khoảng B-C, có mức trung vị ở loại B.
Những câu được xếp loại E là loại câu sai. Trong hành vi mượn và hành vi yêu cầu, các câu nghi vấn trên thang đo lịch sự loại B xuất hiện nhiều nhất (được mã hóa là B= “2”). Hành vi khen tập trung nhiều ở loại C, hành vi chê với khuynh hướng tập trung ở loại D. Chỉ có trong hành vi mời câu nghi vấn loại A ở hình thức trang trọng lễ phép nhất xuất hiện nhiều nhất trên dữ liệu khảo sát. Độ lệch chuẩn so với trung
5Dữ liệu thu thập được từ khảo sát sinh viên bằng nghiên cứu thực nghiệm được mã hóa và nhập theo cách thức sau đây: trong dữ liệu tiếng Anh có 5 mức: A, B, C, D, E và trong tiếng Việt có 4 mức: A, B, C, D được đánh dấu trên thang đo thứ tự về mức độ lịch sự mà câu nghi vấn được dùng trên thực tiễn giao tiếp tại lớp học. Loại A được mã hóa là “1”, Loại B được mã hóa là “2”, Loại C là “3”, Loại D là “4” và Loại E (câu sai) là “5”.
Nghiên cứu này cũng xem xét đặc điểm phân bố của câu nghi vấn trên thang đo lịch sự với kích thức mẫu khảo sát N=450 (Tiếng Anh) và N=454 (Tiếng Việt)
bình không cao. Riêng hành vi chê độ lệch chuẩn cao nhất 1,165. Ngoài ra, có thể thấy trong hành vi khen không có loại A.
Biểu đồ 3.5: Kết quả thống kê và mô tả 5 hành vi ngôn ngữ trong tiếng Anh trên thang độ lịch sự6 từ A đến E
Các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Anh trên thang độ lịch sự
112 142 126 2
13
0 22
64 29 0
27 40 30
108 10
301 56
23 24 0
80
165 102
15 0
0 50 100 150 200 250 300 350
A B C D E
Phân loại câu
Soá caâu nghi vaán tieáng Anh
Hành vi yêu cầu Hành vi mời Hành vi chê Hành vi khen Hành vi mượn H
Trong các phiếu khảo sát có hai hành vi ngôn ngữ thuộc lớp biểu cảm (expressives) như “khen”, “chê” nhận được ít thông tin nhất. Trong đó, có hai ý kiến từ sinh viên như sau: Sinh viên cho rằng không có ý kiến về vấn đề khen hay chê đối với thầy cô trực tiếp trong lớp vì e rằng điều này cũng một phần ảnh hưởng đến dư luận và về kết quả điểm số trong quá trình học.
6 thang độ lịch sự (scales of politeness)
Bảng 3.9: Tần số xuất hiện các loại câu nghi vấn trong tiếng Anh trên thang độ lịch sự (Sp1<Sp2)
HVMn TV (SV- GV)
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 1 Loại A 112 24.9 28.4 28.4
2 Loại B 142 31.6 35.9 64.3
3 Loại C 126 28.0 31.9 96.2
4 Loại D 2 .4 .5 96.7
5 Loại E 13 2.9 3.3 100.0
Total 395 87.8 100.0
Missing 55 12.2
Total 450 100.0
HVK TA
(SV- GV) Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 2 Loại B 22 4.9 19.1 19.1
3 Loại C 64 14.2 55.7 74.8
4 Loại D 29 6.4 25.2 100.0
Total 115 25.6 100.0
Missing 335 74.4
Total 450 100.0
HVC TA
(SV- GV) Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 1 Loại A 27 6.0 12.6 12.6
2 Loại B 40 8.9 18.6 31.2
3 Loại C 30 6.7 14.0 45.1
4 Loại D 108 24.0 50.2 95.3
5 Loại E 10 2.2 4.7 100.0
Total 215 47.8 100.0
Missing 235 52.2
Total 450 100.0
HVMi TA
(SV- GV) Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 1 Loại A 301 66.9 74.5 74.5
2 Loại B 56 12.4 13.9 88.4
3 Loại C 23 5.1 5.7 94.1
4 Loại D 24 5.3 5.9 100.0
Total 404 89.8 100.0
Missing 46 10.2
Total 450 100.0
HVMi TA
(SV- GV) Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 1 Loại A 80 17.8 22.1 22.1
2 Loại B 165 36.7 45.6 67.7
3 Loại C 102 22.7 28.2 95.9
4 Loại D 15 3.3 4.1 100.0
Total 362 80.4 100.0
Missing 88 19.6
Total 450 100.0
Ghi chú: Các vai giao tiếp thuộc quan hệ trò- thầy, trong đó tham thoại trong vai giao tiếp thứ hai ở vị thế xã hội cao hơn tham thoại trong vai thứ nhất. Cumulative percent (tỉ lệ phần trăm tích lũy) là tỉ lệ cộng dồn từ tỉ lệ phần trăm của hạng 1 cho đến tỉ lệ phần trăm của hạng cuối cùng của dãy số.
Kết quả thống kê từ dữ liệu khảo sát khẳng định rằng mỗi hành vi ngôn ngữ thông thường đều có các cung bậc, thang độ cao thấp của nó từ khách sáo đến thân mật, suồng sã. Và qua khảo sát, Bảng 3.9 cho thấy các hành vi mượn, hành vi chê và hành vi mời dành cho bạn bè có sự xuất hiện loại E (lỗi sai về ngữ dụng trong giao tiếp bằng tiếng Anh với bạn bè). Lỗi về ngữ nghĩa-ngữ dụng do sai về ngữ pháp hoặc sai ngữ nghĩa trong cách dùng từ trong hành vi mượn có tỉ lệ phần trăm về tần số xuất hiện đến 13%. Trong hành vi chê, loại câu E xuất hiện với tỉ lệ 4,5%. và trong hành vi mời chỉ có 1,6%. Hai hành vi ngôn ngữ còn lại không có câu nghi vấn nào xếp loại E. Trong hành vi khen chỉ có các câu nghi vấn thuộc loại D. Trong hành vi mượn và yêu cầu giúp đỡ (hỏi xin ý kiến) các câu nghi vấn thuộc loại C có khuynh hướng xuất hiện nhiều nhất. Vị trí trung vị cũng nằm ở loại C và mức trung bình dao động từ B đến D. Vị trí trung vị của ba hành vi ngôn ngữ như khen, chê, mời ở mức D. Các câu nghi vấn thuộc loại D có vẻ được ưa chuộng vì được sử dụng nhiều nhất ở mức thân mật (More informal) dành cho bạn bè.
Xét riêng hành vi chê trong tiếng Anh, Bảng 3.8 và 3.9 cho thấy câu nghi vấn trong hành vi chê thường được dùng theo cách thức thân mật suồng sã. Trong vai giao tiếp giữa sinh viên với thầy cô, loại câu này được dùng nhiều nhất. Loại D xuất hiện 108 lượt, chiếm tỉ lệ 50,2 %. Loại D chiếm hơn 50% trong tổng số các loại câu trên thang đo lịch sự. Như vậy, loại D đã vượt qua điểm Trung vị (Median) nên Trung vị là “4” (Loại D được mã hóa là “4”). Trong trường hợp này thực tiễn khảo sát đã xác lập kết quả là loại câu nghi vấn đi theo chiều hướng đi từ C đến D. Hành vi chê là
loại hành vi đòi hỏi sự tế nhị, nhất là khi người phát ngôn ở vị thế xã hội thấp hơn người thụ ngôn. Do đó, khi trong mối quan hệ thầy và trò ở chừng mực gần gũi, thân thiết nhất định thì sinh viên có thể thực hiện hành vi chê. Loại hành vi chê trong tiếng Anh có đủ 5 mức giá trị khác nhau trên thang đo lịch sự. Loại E (câu sai về ngữ nghĩa- ngữ dụng) xuất hiện ít nhất. Hành vi chê là loại HVNN mà sinh viên ít sử dụng dành cho thầy cô. So với các hành vi khác, hành vi chê có giá trị khuyết (Missing values) lên đến 235 lượt. Biểu đồ 3.6 dưới đây minh họa cho hành vi chê trong tiếng Anh (Sp1<Sp2).
Biểu đồ 3.6: Mô tả hành vi chê trên thang đo lịch sự A.B.C.D.E trong tiếng Anh (Sp1<Sp2)
Frequency Percent Cumulative Percent
1 =A 27 12.6 12.6
2=B 40 18.6 31.2
3=C 30 14.0 45.1
4=D 108 50.2 95.3
5=E 10 4.7 100.0
Total 215 100.0
HVC - TA (SP1<SP2)
5.0 4.0 3.0 2.0 1.0
HVC - TA (SP1<SP2)
Frequency
120
100
80
60
40
20
0
Std. Dev = 1.17 Mean = 3.2 N = 215.00
Ghi chú: Nguồn: Thuyết trình của tác giả luận án. Trong quá trình nhập mã, các giá trị khuyết trong chương trình SPSS được mã hóa =”64”
Bảng 3.10: Thống kê mô tả khuynh hướng tập trung của 5 hành vi ngôn ngữ trong tiếng Anh với vai giao tiếp Sp1=Sp2
SV-SV
Sp1=Sp2 HVMn
TA HVK
TA HVC
TA HVMi
TA HVYC TA
Valid 400 110 200 432 265
N
Missing 50 340 250 18 185
Mean 3.23 4.00 3.57 3.13 2.89
Median 3.00 4.00 4.00 4.00 3.00
Std. Deviation 1.037 .000 1.049 1.124 .679
Range 4 0 4 4 3
Minimum 1 4 1 1 1
Maximum 5 4 5 5 4
Mode 3 4 4 4 3
Bảng 3.10 mô tả khuynh hướng tập trung của 5 hành vi ngôn ngữ được dùng trong tình huống giao tiếp tại lớp học. Khuynh hướng tập trung còn được gọi là “khuynh hướng định tâm”. Theo thuật ngữ này, đây là các giá trị được thể hiện theo quy ước mã hóa bằng số trên thang đo thứ tự của các biến định tính. Bảng 3.10 thống kê và mô tả nhằm cho biết điểm trung tâm của tập hợp dữ kiện nằm ở đâu trong phân bố của một tập hợp dữ kiện. Đó là một trị số nói lên đặc tính của toàn thể phân bố các số đo lường. Các phương thức xác định trị số định tâm ấy là Yếu vị (Mode). Trung vị (Median) và Trung bình (Mean). Giá trị nhỏ nhất trên thang đo thứ tự được ký hiệu là Minimum và giá trị lớn nhất là Maximum. Bảng 3.10 cũng tóm tắt các thông tin về các dữ kiện đã thu thập được, đo khoảng biến thiên (Ranges) của một tập hợp đo lường là hiệu số giữa số đo lường cao nhất và thấp nhất trong từng hành vi ngôn ngữ trong cả hai ngôn ngữ.
Biểu đồ 3.7: Kết quả thống kê và mô tả 5 hành vi ngôn ngữ trong tiếng Anh trên thang độ lịch sự từ A đến E (Sp1=Sp2)
25 0
23 71
1039 072747
219
012 114
170
52 110
149 213
38 65
09 7 0 0
50 100 150 200 250
Soá caâu nghi vaán
A B C D E
Phân loại câu nghi vấn
Thống kê phân loại 5 hành vi ngôn ngữ trong tiếng Anh trên thang độ lịch sự - trong tình huống giao tiếp lớp học (F1B- F5B)
Hành vi mượn Hành vi khen Hành vi cheâ Hành vi mời Hành vi yeâu caàu
Ghi chú: 1/ F1A – F5A: Biểu đồ được xử lý trong vùng dữ liệu F (Tiếng Anh) trích từ nguồn dữ liệu trong chương trình SPSS; 2/ “B” mối quan hệ bình đẳng giữa các vai giao tiếp trong cuộc thoại trong trường hợp Sp1=Sp2 trong hồ sơ xử lý dữ liệu thống kê của chương trình SPSS.
Các bảng thống kê mô tả tần số xuất hiện các loại câu nghi vấn được phân loại A, B, C, D và E trên thang độ lịch sự từ các vai giao tiếp trong quan hệ bạn bè ở vị thế xã hội ngang bằng nhau được trình bày theo quy ước từ Bảng 3.11a đến 3.11e.
Câu nghi vấn trong trường hợp dùng trong quan hệ giao tiếp với bạn bè tại Bảng 3.11a cho thấy loại C có tần số xuất hiện là 219, chiếm tỉ lệ 54,8% trong Bảng. Điều đáng lưu ý có thể thấy trong hành vi mượn là động từ tình thái Can được dùng nhiều nhất trong các câu nghi vấn nằm mục đích hỏi để mượn. Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng câu nghi vấn với đích ngôn trung nhắm tới là mượn tài liệu từ
thầy/cô và bạn bè. trong tiếng Anh. Các động từ tình thái khác như: Could. Would, May cũng được dùng khá phổ biến trên cứ liệu khảo sát. Chẳng hạn, câu 121 minh họa cho cách dùng câu nghi vấn của sinh viên bản ngữ Anh nhằm mục đích hỏi mượn tài liệu học tập dành cho đối tượng giao tiếp là cả thầy/cô và bạn bè.
123. Would it be possible for me to have a copy of the documents?
Bảng 3.11a: Hành vi mượn dành cho bạn bè trong tình huống giao tiếp trong lớp học HVMn TA
(SV- SV) Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Loại A 25 5.6 6.3 6.3
Loại B 39 8.7 9.8 16.0
Loại C 219 48.7 54.8 70.8
Loại D 52 11.6 13.0 83.8
Loại E 65 14.4 16.3 100.0
Valid
Total 400 88.9 100.0
Missing 50 11.1
Total 450 100.0
Các dạng thức câu nghi vấn được dùng trong tiếng Anh dường như nghèo nàn hơn và ở mức khá khiêm tốn trong cách diễn đạt. Loại câu có hình thức tỉnh lược lại ít xảy ra hơn khi so với các dạng thức câu nghi vấn trong tiếng Việt. Điều này chứng tỏ sinh viên chưa mạnh dạn và tự tin trong việc thể hiện các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Anh. Trong khi đó, các loại câu nghi vấn trong tiếng Việt lại xuất hiện nhiều hình thức tỉnh lược, nhất là trong kiểu nói thân mật dành cho bạn bè.
Bảng 3.11b: Hành vi khen dành cho bạn bè trong tình huống giao tiếp tại lớp học HVK TA
(SV- SV) Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Loại D 110 24.4 100.0 100.0
Missing: 340 75.6
Total 450 100.0
Hành vi khen dành cho bạn bè trong tiếng Anh chỉ có một mức loại D. Có lẽ đây là hành vi ngôn ngữ thuộc lớp biểu cảm, thường dùng để nói một cách thân mật trong tình huống lớp học. Không có những dấu hiệu nào hay phương tiện nào cho thấy sự khách sáo trong lời khen, có thể là do trong lớp học ít xảy ra những tình huống đòi hỏi có sự khen ngợi. Trong tiếng Việt, chẳng hạn trong hành vi mượn, có chứa hành
vi khen trong chiến lược làm dịu (Softeners) làm tiền dẫn nhập mở đường cho một hành vi khác mang tính táo bạo hay làm thuận lợi cho hành vi kế tiếp.
Bảng 3.11c: Hành vi chê dành cho bạn bè trong tình huống giao tiếp tại lớp học HVC TA
(SV- SV) Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
1 Loại A 23 5.1 11.5 11.5
2 Loại B 7 1.6 3.5 15.0
3 Loại C 12 2.7 6.0 21.0
4 Loại D 149 33.1 74.5 95.5
5 Loại E 9 2.0 4.5 100.0
Valid
Total 200 44.4 100.0
Missing 250 55.6
Total 450 100.0
Hành vi chê có khuynh hướng tập trung nhiều ở loại D. Lỗi về ngữ nghĩa-ngữ dụng trong hành vi chê dựa trên tiêu chí phải thực hiện được đích ngôn trung “chê” trong một hành vi ngôn ngữ. Trong số 5 hành vi ngôn ngữ, sinh viên thường bỏ trống nhiều trong phiếu khảo sát, không điền đầy đủ thông tin là hành vi khen và chê. Đây là hành vi thuộc lớp biểu cảm, nên các câu trần thuật và câu cảm cũng chiếm ưu thế hơn câu nghi vấn trong dữ liệu khảo sát.
Câu nghi vấn diễn đạt hành vi chê trong tiếng Anh ít xuất hiện theo dữ liệu khảo sát.
Tuy nhiên, lỗi về cách diễn đạt chiếm tỉ lệ 4,5% trên tổng số câu nghi vấn diễn đạt hành vi chê. So với câu nghi vấn trong tiếng Việt, câu nghi vấn trong tiếng Anh diễn đạt những chiến lược chê rất khiêm tốn. Hành vi chê được thể hiện dưới hai hình thức trực tiếp và gián tiếp và thường ẩn chứa tính đe dọa thể diện cao, có thể làm cho phía người tiếp nhận không hài lòng. Trong nội dung của phát ngôn có hành vi chê gián tiếp, người tiếp nhận nhờ suy ý mà có thể nhận được hàm ý chê trách. Để giảm nguy cơ đe dọa thể diện người tiếp nhận khi cần phải sử dụng hành vi chê nếu như người phát ngôn đang ở vị thế thấp hơn điều lưu ý là cần thận trọng và cân nhắc đến tính lịch sự trong hành vi này để không đe dọa đến thể diện của người tiếp nhận ở vị thế cao hơn theo nguyên tắc lịch sự.
Bảng 3.11d: Hành vi mời dành cho bạn bè trong tình huống giao tiếp tại lớp học HVMi TA
(SV- SV) Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Loại A 71 15.8 16.4 16.4
Loại B 27 6.0 6.3 22.7
Loại C 114 25.3 26.4 49.1
Loại D 213 47.3 49.3 98.4
Loại E 7 1.6 1.6 100.0
Valid
Total 432 96.0 100.0
Missing 18 4.0
Total 450 100.0
Hành vi mời trong quan hệ giao tiếp bạn bè trong Bảng 3.11d cho thấy cách dùng câu nghi vấn của sinh viên chưa chuẩn xác (Loại E) khi diễn đạt một hành vi mời, tuy tần số xuất hiện rất thấp, chỉ với tỉ lệ 1,6%. Đây cũng là một hành vi phổ biến trong giao tiếp, không những trong tình huống lớp học mà còn mở rộng trong giao tiếp ngoài xã hội. Trong hành vi mời người nói thường có ý định cho hay tặng người đối thoại (người nghe) một vật gì đó (thức ăn, thức uống) hoặc muốn người đối thoại đi đến đâu đó để làm điều gì đó với mình. Câu trả lời từ phía người nghe có thể là đồng ý, chấp nhận hay từ chối, không chấp nhận lời mời từ phía người nói.
Trong hành vi này, người nói tự nguyện đem đến lợi ích cho người nghe, và thông thường lời mời mang tính ít áp đặt, bỏ ngõ cho sự chọn lựa khi được thể hiện qua hình thức câu nghi vấn trong tiếng Anh.
Trong tiếng Việt, đôi khi nếu hỏi người nghe có đồng ý “nhận lời mời hay không”
lại được xem là “không chân thành”, và do đó không lịch sự bằng những lời mời mang tính áp đặt do nền văn hóa của người Việt có những đặc tính nổi trội về lịch sự dương tính. Tuy nhiên, trong dữ liệu khảo sát câu nghi vấn, việc hỏi ý kiến người nghe trong hành vi mời cho thấy các câu nghi vấn nằm trên thang độ trong các khoảng (ranges) C và D chiếm ưu thế hơn. Đôi khi giá trị ngôn trung của hành vi mời chuyển thành hành vi đề nghị hoặc rủ ở mức độ thân mật trong quan hệ bạn bè.
Thông thường, trong hành vi mời (invitations) người nói muốn dành cho người nghe một cơ hội để cùng thực hiện hay chia sẻ điều gì đó và để chung vui với mình.
Cho dù bằng hình thức diễn đạt nào, người nghe cũng có quyền được chọn lựa
đồng ý hay không đồng ý, nhưng cách diễn đạt phụ thuộc nhiều vào quan hệ giữa người nói với người nghe. Chẳng hạn: Go out for dinner with me, please! (mang tính không khách sáo, không theo nghi thức) hay Would you like to come to dinner with me? (mang tính khách sáo). Cả hai câu đều thể hiện hành vi mời chân thành trong tiếng Anh trên thang độ lịch sự dành cho bạn bè nhưng ở các mức độ khác nhau trong quan hệ giữa tính cách khách sáo và không khách sáo trong lời mời.
Bảng 3.11e: Hành vi yêu cầu dành cho bạn bè trong tình huống giao tiếp trong lớp học
HVYC TA
(SV- SV) Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Loại A 10 2.2 3.8 3.8
Loại B 47 10.4 17.7 21.5
Loại C 170 37.8 64.2 85.7
Loại D 38 8.4 14.3 100.0
Valid
Total 265 58.9 100.0
Missing 185 41.1
Total 450 100.0
Trong hành vi yêu cầu với vai giao tiếp Sp1=Sp2, người nói mong muốn người nghe thực hiện yêu cầu của mình. Nếu người nói nhỏ hơn người nghe về tuổi tác, địa vị xã hội thì hành vi yêu cầu có khuynh hướng chuyển thành “thỉnh cầu” vì người nghe đang ở thế thượng phong. Nhưng nếu trong trường hợp hai tham thoại có vai giao tiếp ngang hàng nhau như trong trường hợp phân loại tại Bảng 3.11e.
người nói có thể chuyển hành vi yêu cầu thành hành vi đề nghị giúp đỡ, đề nghị cho ý kiến. Loại hành vi yêu cầu trong Bảng 3.11e không có câu sai. Dạng thức câu nghi vấn thuộc loại C chiếm ưu thế với tỉ lệ là 64,2% trong tổng số các câu nghi vấn. Tuy nhiên, nhìn chung sinh viên chỉ dùng những cấu trúc mở đầu bằng Can you…? và Could you…? với cách diễn đạt còn nghèo nàn, chưa đa dạng về hình thức cho cùng một lực ngôn trung “yêu cầu”. Sau đây là một số cấu trúc khá phổ biến trong tiếng Anh để thực hiện các hành vi ngôn ngữ nói trên.
1. How about…? 2. What about…? 3. Do you mind if...? 4. Mind (if )…? 5.
Ok if…? / All right if …? 6. Do /May/ Might I have your permission.…