CỦA TÁC PHẨM HARRY POTTER, QUYỂN 1 VÀ TRONG BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT CỦA DỊCH GIẢ LÝ LAN
D. Câu hỏi tỉnh lược (hỏi bộ phận của cấu
2.2 Nhận xét về sự tương đồng và khác biệt của câu nghi vấn trong hai ngôn ngữ đang xét từ góc độ tiền dụng học đến dụng học
Bảng 2.3: Những điểm tương đồng về mặt hình thức của câu hỏi chuyên biệt trong tiếng Anh và tiếng Việt
1 10. A letter? 10. Một lá thư?
2 20. Oh. I see – so you've never been to Brazil?
20. À tao hiểu rồi. Vậy là mày chưa từng tới Brazin?
3 23. Who's writing to me? 23. Ai viết cho con vậy?
4 38. Who? 38. Ai?
5 39. Why not? 39. Tại sao không?
6 50. Mm? 50. Dạ?
7 51. Wizards have banks? 51. Phù thủy cũng có ngân hàng à?
8 53. How did you get here? 53. Làm sao bác đến được đây?
9 58. See that, Harry? 58. Thấy cái đó không, Harry?
10 125. When are you getting the train
back to the Muggles? 125. Chừng nào mày phải lên tàu quay về với tụi Muggle?
11 146. This is money? 146. Đây mà là tiền hả?
12 158. Do you think this mirror shows the future?
158. Bồ có nghĩ đây là tấm gương báo tương lai không?
13 159. Want to play chess, Harry? 159. Chơi cờ không, Harry?
14 210. What? 210. Thưa, điều gì ạ?
(Xem Phụ lục 3)
2.2.1 Những điểm tương đồng
Cứ liệu từ Bảng 2.3 cho thấy trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có dạng câu hỏi chỉ cần dùng một từ để hỏi. Câu hỏi loại này có thể nằm trong hình thức câu hỏi tổng quát hoặc câu hỏi chuyên biệt. Các câu được xếp ở dạng A mang hình thức trung tính, ngoài từ để hỏi không xuất hiện phần dư. Chẳng hạn, câu 38 trong Bảng 2.3:
54a. Who?
54b. Ai?
Trong ví dụ (54a) người nói chỉ dùng một đại từ nghi vấn Who? do vậy mang nét nghĩa trung tính trong câu nghi vấn trên phương diện hình thức. Trong dạng thức này, xét về phương diện ngữ nghĩa-ngữ dụng, người nói chắc hẳn đã phải sử dụng ngữ điệu để hỏi trong tiếng Anh và tương tự, trong tiếng Việt người nghe phải dựa vào ngữ cảnh cụ thể hoặc từ thái độ người hỏi hay từ ngữ điệu của câu, và cũng phải dựa vào những yếu tố chung quanh câu hỏi trong hội thoại để có thể nắm bắt được ý
định của người phát ngôn. Các câu hỏi tổng quát được tỉnh lược chủ ngữ hoặc động từ trong cả hai ngôn ngữ đều có hình thức giống nhau về trật tự từ.
Qua kết quả khảo sát có thể thấy 2 dạng thức câu hỏi sử dụng ngữ điệu và câu hỏi tỉnh lược hoặc câu hỏi tối giản đều có mặt trong cả hai ngôn ngữ. Phải chăng đây là quy luật tiết kiệm trong cả hai ngôn ngữ khi sử dụng các loại câu nghi vấn?
2.2.2 Những điểm khác biệt
Bên cạnh những điểm tương đồng nêu trên. câu nghi vấn trong tiếng Anh có những khác biệt cơ bản về cấu trúc hình thức so với câu nghi vấn trong tiếng Việt.
Bảng 2.4 minh chứng cho kiểu câu hỏi: “Từ để hỏi + Trợ động từ + Chủ ngữ” xuất hiện trong tiếng Anh. Trong khi đó đối với loại câu hỏi chuyên biệt trong tiếng Việt.
có rất ít trường hợp từ để hỏi ở đầu câu. Đối với câu hỏi chuyên biệt trong tiếng Việt, có thể sử dụng từ để hỏi nằm đầu câu (câu 136), giữa câu (câu 105) hoặc cuối câu (câu 188). Trong khi người bản ngữ nói tiếng Anh thường đặt từ để hỏi (Các đại từ nghi vấn và trạng từ nghi vấn) ở vị trí đầu câu dù cho các thành phần trong câu mà câu hỏi nhắm vào nằm ở bất kỳ vị trí nào trong câu.
Bảng 2.4: Những điểm khác biệt về mặt hình thức của câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt — Câu hỏi chuyên biệt
1 3. Was he imagining things? 3. Chẳng lẽ chuyện đó là do ông tưởng tượng ra ư?
2 80. Would it be all right if you gave me a lift?
80. Dượng cho con quá giang tới nhà ga được không ạ?
3 105. I say, what are you all doing here? 105. Ê. mà này! Cả lũ chúng bây làm gì ở đây hử?
4 118. Did you see his face? 118. Thấy mặt nó không?
5 123. Where was it now? 123. Bây giờ cái gói đó ở đâu?
6 128. Midnight, all right? 128. Nửa đêm được không mày?
7 136. Why aren't you in your dormitory? 136. Tại sao không chịu ở trong phòng ngủ?
8 148.What's the matter? 148. Bồ có sao không vậy?
9 160. Why don't we go down and visit Hagrid?
160. Hay là mình xuống sân thăm bác Hagrid?
10 168. What are you doing in the library? 168. Bác làm gì trong thư viện vậy?
11 188. Where were the others? 188. Những người kia đang ở đâu?
(Xem Bảng chỉ dẫn tại Phụ lục 3)
Bảng 2.4 cho thấy trong tiếng Anh, phương thức chung để thức nghi vấn trong loại câu hỏi tổng quát là sử dụng trợ động từ đặt trước chủ từ. So với các dạng thức của loại câu hỏi tổng quát trong tiếng Việt, cấu trúc câu nghi vấn trong tiếng Anh không có cấu trúc dùng các cặp từ để hỏi: có … không? và có phải/phải… không? xen kẽ trong các thành phần nòng cốt C-V.
Điểm đáng chú ý là tuy có sự khác biệt về dạng thức khi đối chiếu câu nghi vấn trong tiếng Anh với tiếng Việt (Xem Bảng 2.1a. và 2.2a) nhưng câu nghi vấn trong tiếng Việt khi được dịch từ tiếng Anh sang có cùng lực ngôn trung với câu nghi vấn trong tiếng Anh và theo tư duy của người Việt, phù hợp với nền văn hóa của người Việt.
Câu 160 trong Bảng 2.4 cho thấy loại câu hỏi chuyên biệt trong tiếng Anh với từ Why (Tại sao) đứng vị trí đầu câu trong phát ngôn nghi vấn: Why don't we go down and visit Hagrid? có giá trị ngôn trung là một lời “đề nghị”. Khi so với câu nghi vấn trong tiếng Việt với cùng giá trị ngôn trung “đề nghị” lại trở thành câu hỏi tổng quát trong tiếng Việt: Hay là mình xuống sân thăm bác Hagrid?.
Các tiểu từ tình thái (à/ ư/ nhỉ/ nhé?…) hoặc tổ hợp từ tình thái cuối câu (được không ạ? được không vậy? thế này sao?…) có tính đặc thù đối với câu hỏi tổng quát trong tiếng Việt. Do tiếng Việt không có hình thức biến đổi hình thái ngay trong bản thân từ nên cách thức thể hiện một câu nghi vấn hoàn chỉnh thường “có mặt” các tiểu từ tình thái và các tiểu từ kèm để hỏi. Các tiểu từ này thường dùng để biểu hiện tình cảm, thái độ của người hỏi và biểu thị mức độ quan trọng của câu hỏi. Nếu câu nghi vấn trong tiếng Việt được thành lập nhờ vào những đại từ hỏi và tiểu từ hỏi thì câu nghi vấn trong tiếng Anh nhờ vào các dấu hiệu hình thái học như phương thức âm điệu, từ vựng, hình thái cú pháp để diễn đạt.
Nhìn chung, những điểm tương đồng về hình thức của câu nghi vấn trong tiếng Anh và trong tiếng Việt sẽ là những thuận lợi cho người Việt học tiếng Anh và cho người bản ngữ Anh học tiếng Việt. Ngoài ra, điều này cũng tạo thuận lợi cho phần đối dịch qua lại của hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt trong hệ thống dịch máy,
điển hình là công cụ dịch máy Google Translation và cách đối dịch Anh-Việt và Việt-Anh của sinh viên mà luận án sẽ phân tích trong các chương tiếp theo.
Những điểm khác biệt về hình thức trong cả hai ngôn ngữ là những điểm cần chỉ ra cho người học. tạo điều kiện học tốt ngoại ngữ cho học viên đang học tiếng trong cả hai ngôn ngữ đang xét.
Một khó khăn khác về mặt dịch thuật khi chuyển dịch các loại câu nghi vấn từ tiếng Anh sang tiếng Việt, trong đó có chứa các đại từ nhân xưng trong tiếng Anh theo các ngôi thứ nhất thứ hai, và thứ ba ở hình thức số đơn và số phức (I/ You/ He/
She/ It/ We/They). Đây là các đại từ thể hiện nét nghĩa trung tính. không mang sắc thái biểu cảm, và không diễn đạt rõ mối quan hệ về tôn ti trong giao tiếp khi so với tiếng Việt. Trong trường hợp câu 80 trong Bảng 2.4 You được chuyển dịch thành Dượng trong ngữ cảnh vị thế xã hội của người phát ngôn thấp hơn so với người thụ ngôn, xét về cách xưng hô trong mối quan hệ thân tộc hay xã hội. Do vậy, khi có các đại từ nhân xưng xuất hiện trong câu nghi vấn. Chẳng hạn, khi chuyển dịch từ you từ tiếng Anh sang tiếng Việt trong nền văn hóa của người Việt, cần phải xem xét cẩn thận mối quan hệ của các tham thoại. Trong các câu nghi vấn trong tiếng Việt, đại từ xưng hô có thể được thêm vào hoặc có thể vắng mặt khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Trong câu 118 (Xem Bảng 2.4) Did you see his face? Khi dịch câu nghi vấn tổng quát đầy đủ từ tiếng Anh sang tiếng Việt dịch giả Lý Lan đã mặc định chủ ngữ là người đang nói chuyện trực tiếp trong ngữ cảnh cụ thể và đã lược bỏ chủ ngữ trong câu nghi vấn tiếng Việt: Thấy mặt nó không? Ngược lại, khi câu nghi vấn trong tiếng Anh thiếu vắng chủ từ và để làm cho câu nghi vấn trong tiếng Việt được sáng tỏ hơn, hình thức đại từ nhân xưng trong vai giao tiếp là người nghe được thêm vào để làm rõ trong tiếng Việt.
Xét câu 128 (Xem Bảng 2.4) Midnight, all right? trong tiếng Anh. Câu 128 có sự thiếu vắng từ chỉ xuất xưng hô khi được phát ngôn với hình thức tỉnh lược đại từ nhân xưng ngôi thứ hai trong câu. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, câu nghi vấn trong tiếng Việt đã được bổ sung đại từ mày để
làm rõ vị thế xã hội của tham thoại trong ngữ cảnh trong giao tiếp dựa trên mối quan hệ của các tham thoại trong suốt tác phẩm. Trong câu nghi vấn tiếng Việt, đại từ chỉ xuất xưng hô ở ngôi thứ hai số ít (số đơn) được thêm vào: Nửa đêm, được không mày? cho thấy mối quan hệ kết liên. bình đẳng về vị thế xã hội và thể hiện được chiều hướng “thân mật” trong nghi thức lịch sự trong giao tiếp giữa các vai giao tiếp trong tác phẩm.
Như vậy, chỉ bằng cách qua ngữ cảnh giao tiếp cụ thể và dựa vào tiền giả định của câu mới có thể hiểu và chuyển dịch những đại từ nhân xưng trung tính trong tiếng Anh một cách thấu đáo sang tiếng Việt, một ngôn ngữ giàu và phong phú về cách xưng hô trong quan hệ giao tiếp.
Tuy cấu trúc câu xét về hình thức trật tự từ trong hai ngôn ngữ là như nhau nhưng khi so sánh từng câu nghi vấn của mỗi ngôn ngữ qua các ví dụ trên có thể thấy rằng các từ ngữ chỉ xuất xưng hô của từng vai giao tiếp trong mỗi ngôn ngữ lại rất khác nhau. Mối quan hệ đa dạng về gia đình, xã hội. và tình cảm của các vai giao tiếp trong thực tiễn giao tiếp chính là nguyên nhân đã tạo nên những cách xưng hô khác nhau. Cùng một đối tượng, nhưng hoàn cảnh giao tiếp và nhất là tình cảm thay đổi thì cách dùng từ xưng hô cũng thay đổi theo. Chính vì vậy cứ liệu từ Bảng 2.3 cho thấy trong câu 53, you trong tiếng Anh được đối chiếu với bác trong tiếng Việt;
trong câu 23, me được chuyển dịch là con trong tiếng Việt; I và you trong câu 20 có cách xưng hô tương đương là mày và tao trong tiếng Việt; trong câu 50 phương tiện biểu đạt ý nghi vấn qua phát ngôn nghi vấn Mn? trong tiếng Anh được hiểu là Dạ? trong tiếng Việt. mà không thể có cách hiểu tương đương là hả?/ hử?/ gì thế?
do người phát ngôn ở vị thế xã hội thấp hơn người thụ ngôn trong bối cảnh giao tiếp.
Trong Chương 3 tiếp theo luận án sẽ trình bày và chứng minh các giá trị ngôn trung của câu hỏi trên nguồn ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt với các cứ liệu khảo sát được thu thập từ sinh viên Việt Nam đang học tiếng Anh.
Điều này cho thấy hiệu lực ngôn trung của câu hỏi phụ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp. chính trong tình huống giao tiếp cụ thể mới có thể chỉ xuất rõ các đại từ xưng hô trong tiếng Anh mang ý nghĩa như thế nào so với tiếng Việt về mặt ngữ dụng.
Việc phân loại câu nghi vấn trong các ngôn ngữ không thể chỉ dựa vào tiêu chí hình thức mà còn phải dựa vào giá trị ngữ dụng của câu hỏi trong giao tiếp mới đạt được mục đích mà ngôn ngữ nhắm đến như là một công cụ giao tiếp trong xã hội.
Như vậy, sự phân loại câu nghi vấn trong hai ngôn ngữ không thể chỉ dựa vào tiêu chí hình thức, mà trước hết phải dựa vào giá trị ngữ dụng của câu hỏi trong giao tiếp mới đạt được mục đích giao tiếp bằng công cụ ngôn ngữ trong xã hội.