Về phương diện hình thức

Một phần của tài liệu So sánh câu nghi vấn trong tiếng anh và tiếng việt trên bình diện ngữ dụng (Trang 107 - 115)

3.2 Kết quả khảo sát câu nghi vấn về phương diện hình thức và phương diện ngữ dụng qua 5 hành vi ngôn ngữ

3.2.2 Về phương diện hình thức

Bảng 3.5: Thống kê tần số xuất hiện câu nghi vấn không chính danh trong 5 hành vi ngôn ngữ trong tiếng Anh

STT Mô tả số lượng câu nghi vấn ở 5 hành vi ngôn

ngữ trong tiếng Anh

Tổng số câu trong

5 HVNN

Số câu nghi vấn

Phần trăm (%)

1 HV mượn (SP1<SP2) 403 395 98.01

2 HV mượn (SP1= SP2) 402 400 99.50

3 HV khen (SP1<SP2) 244 115 47.13

4 HV khen (SP1=SP2) 299 110 36.79

5 HV chê (SP1<SP2) 313 215 68.69

6 HV chê (SP1=SP2) 306 200 65.36

7 HV mời (SP1<SP2) 404 404 100.00

8 HV mời (SP1=SP2) 444 432 97.30

9 HV yêu cầu (SP1<SP2) 409 362 88.51

10 HV yêu cầu (SP1=SP2) 332 265 79.82

Tổng cộng: 3556 2898 81.50

Ghi chú: SP1: Sinh viên; SP2: Giáo viên; “<”: Vị thế xã hội và quyền lực của các vai giao tiếp thấp hơn. “=”: Vị thế xã hội và quyền lực của các vai giao tiếp bằng nhau.

Bảng 3.5 và Biểu đồ 3.2 cho thấy qua 5 hành vi ngôn ngữ trong tiếng Anh, câu nghi vấn được dùng nhiều hơn so với các loại câu cảm, câu trần thuật hay câu mệnh lệnh.

Hành vi mời và hành vi mượn có số lượng câu nghi vấn nhiều nhất trong Bảng.

Đứng thứ ba là hành vi yêu cầu. Hành vi khen có số lượng câu nghi vấn được sử dụng ít nhất trong Bảng. Trong khi đó, Bảng 3.6 và Biểu đồ 3.3 cũng cho thấy tình hình tương tự khi khảo sát câu nghi vấn trong tiếng Việt. Câu nghi vấn trong tiếng Việt được sử dụng với số lượng nhiều nhất trong Hành vi mượn. Hành vi yêu cầu có số lượng câu nghi vấn đứng hàng thứ hai trong Bảng. Hành vi khen có số câu nghi vấn ít nhất trên ngữ liệu khảo sát. Trong hành vi khen và chê, đa số sinh viên sử dụng loại câu cảm và câu trần thuật thay vì diễn đạt bằng câu nghi vấn trực tiếp với số lượng lớn như các hành vi mượn, mời, và yêu cầu.

Biểu đồ 3.2: Mô tả sự phân bố của câu nghi vấn trong tiếng Anh qua 5 hành vi ngôn ngữ (trên cứ liệu khảo sát N=450)

403 402 244

299 313 306

404 444 409 332

395 400 115

110

215 200

404 432 362

265

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 HÀNH VI MƯỢN > SV - GV

HÀNH VI MƯỢN > SV - SV HÀNH VI KHEN > SV - GV HÀNH VI KHEN > SV - SV HÀNH VI CHÊ > SV - GV HÀNH VI CHÊ > SV - SV HÀNH VI MỜI > SV - GV HÀNH VI MƠI > SV - SV HÀNH VI YÊU CẦU > SV -

GV

HÀNH VI YÊU CẦU > SV - SV

Nguồn: Dữ liệu khảo sát tiếng Việt (Phụ lục 6 của Luận án)

Lưu ý: Các cột màu xanh trong Biểu đồ biểu diễn số lượng câu nghi vấn có mặt trong mỗi hành vi ngôn ngữ. Giá trị x của mỗi cột cho thấy sự phân bố tần số xuất hiện câu nghi vấn thay đổi theo từng hành vi ngôn ngữ.

Bảng 3.6: Thống kê tần số xuất hiện câu nghi vấn ở 5 hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt

STT Mô tả số lượng câu nghi vấn ở 5 hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt

Tổng số câu trên cứ liệu khảo sát tiếng Việt

Số câu nghi vấn Phần trăm (%)

1 HV mượn (SP1<SP2) 450 415 99.22

2 HV mượn (SP1= SP2) 454 392 86.34

3 HV khen (SP1<SP2) 315 23 7.30

4 HV khen (SP1=SP2) 330 76 23.03

5 HV chê (SP1<SP2) 193 77 39.90

6 HV chê (SP1=SP2) 171 58 33.92

7 HV mời (SP1<SP2) 361 257 71.19

8 HV mời (SP1=SP2) 301 196 65.12

9 HV yêu cầu (SP1<SP2) 348 306 87.93

10 HV yêu cầu (SP1=SP2) 329 223 67.78

Tổng cộng: 3252 2023 62.21

Ghi chú: Vị thế xã hội bằng nhau (=) và nhỏ hơn (<) của hai vai tiếp (SP1) và (SP2) ở 5 hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt

Tuy nhiên, sự khác biệt có thể thấy được qua số lượng câu nghi vấn trong cả 5 hành vi ngôn ngữ (HVNN) là số câu nghi vấn trong tiếng Việt có số lượng không cân xứng với các câu nghi vấn tương ứng với từng HVNN trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt, hành vi mượn có số câu nghi vấn nhiều nhất, có lẽ do hành vi mượn trong bản thân nội tại đã hàm chứa một hành vi “hỏi” trong giá trị ngôn trung của nó và người Việt thường dùng từ “hỏi mượn” với ý nghĩa muốn hỏi ý kiến người cho mượn xem có đồng ý cho mình mượn vật đang thuộc quyền sở hữu của người đó hay không.

Đôi khi cũng có những giá trị ngôn trung khác mà loại câu nghi vấn cũng phát huy tác dụng như yêu cầu cho mượn, nài nỉ, đề nghị cho mượn.

Biểu đồ 3.3 và Bảng 3.6 cho thấy hành vi mượn có số câu nghi vấn được sử dụng nhiều nhất trong tình huống giao tiếp tại lớp học. Loại câu nghi vấn có giá trị ngôn trung “yêu cầu giúp đỡ” đứng hàng thứ hai theo thứ tự. Số lượng câu nghi vấn được sử dụng trong hành vi mời đứng hàng thứ ba với tỉ lệ phần trăm tương ứng trong Bảng là 71,19% khi Sp1<Sp2 và 65,12% khi Sp1=Sp2.

Biểu đồ 3.3: Mô tả sự phân bố của câu nghi vấn trong tiếng Việt qua 5 hành vi ngôn ngữ (trên cứ liệu khảo sát N=454)

Thống kê số câu nghi vấn trong hành vi ngôn ngữ tiếng Việt

450 454 315

330 193

171

361 301

348 329

415 392 23

76 77 58

257 196

306 223

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500

HÀNH VI MƯỢN > SV - GV

HÀNH VI MƯỢN > SV - SV

HÀNH VI KHEN > SV - GV

HÀNH VI KHEN > SV - SV

HÀNH VI CHÊ > SV - GV

HÀNH VI CHÊ > SV - SV

HÀNH VI MỜI > SV - GV

HÀNH VI MƠI > SV - SV

HÀNH VI YÊU CẦU >

SV - GV HÀNH VI YÊU CẦU >

SV - SV

Phân loại hành vi ngôn ngữ

Nguồn: Dữ liệu khảo sát tiếng Việt (Phụ lục 6 của Luận án)

Lưu ý: Các cột màu xanh trong Biểu đồ biểu diễn số lượng câu nghi vấn có mặt trong mỗi hành vi ngôn ngữ. Giá trị x của mỗi cột cho thấy sự phân bố tần số xuất hiện câu nghi vấn thay đổi theo từng hành vi ngôn ngữ.

Kết quả cho thấy số lượng câu nghi vấn trong tiếng Anh được sinh viên Việt Nam học tiếng Anh sử dụng trong 5 HVNN tương đối cao lên đến 2898 trên tổng số 3556 câu, chiếm tỉ lệ 81,50% (Xem Phụ lục 5- Phần Phụ lục của luận án). Trong khi số câu nghi vấn trong tiếng Việt chỉ 2023 câu nghi vấn trong tổng số 3252 câu các loại, có tỉ lệ là 62,21% trong tổng số các loại câu trong tiếng Việt trên ngữ liệu khảo sát (Xem Phụ lục 6 - Phần Phụ lục của luận án).

Sau khi trích lọc các câu nghi vấn từ dữ liệu khảo sát, luận án tiến hành thống kê mô tả tần số xuất hiện về dạng thức của các câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ bằng

chương trình xử lý thống kê mô tả SPSS theo từng hành vi ngôn ngữ. Kết quả được trình bày trong Bảng 3.7a và Bảng 3.7b.

Bảng 3.7a: Bảng thống kê mô tả số lượng câu nghi vấn trong tiếng Anh về mặt hình thức

Câu nghi vấn qua 5 HVNN trong tiếng Anh

Tần số xuất hiện4 những trường hợp

câu nghi vấn có cùng hình thức

Tổng số câu nghi vấn

%

1. HVMn TA (SV-GV) 94 395 23.80

2. HVMn TA (SV-SV) 86 400 21.50

3. HVK TA (SV-GV) 25 115 21.74

4. HVK TA (SV-SV) 26 110 23.64

5. HVC TA (SV-GV) 49 215 22.79

6. HVC TA (SV-SV) 34 200 17.00

7. HVMi TA (SV-GV) 72 404 17.82

8. HVMi TA (SV-SV) 86 432 19.91

9. HVYC TA (SV-GV) 128 362 35.36

10. HVYC TA (SV-SV) 65 265 24.53

Ghi chú: 5 HVNN trong Tiếng Anh

1. HVMn TA( SV- GV): Hành vi mượn trong tiếng Anh (SV – GV) 2. HVMn TA (SV- SV): Hành vi mượn trong tiếng Anh (SV – SV) 3. HVK TA (SV- GV): Hành vi khen trong tiếng Anh (SV – GV) 4. HVK TA (SV- SV): Hành vi khen trong tiếng Anh (SV – SV) 5. HVC TA (SV- GV): Hành vi chê trong tiếng Anh (SV – GV) 6. HVC TA (SV- SV): Hành vi chê trong tiếng Anh (SV – SV) 7. HVMi TA (SV- GV): Hành vi mời trong tiếng Anh (SV – GV) 8. HVMi TA (SV- SV): Hành vi mời trong tiếng Anh (SV – SV) 9. HVYC TA (SV- GV): Hành vi yêu cầu trong tiếng Anh (SV – GV) 10. HVYC TA (SV- SV): Hành vi yêu cầu trong tiếng Anh (SV – SV)

Bảng 3.7a trình bày bảng số liệu các lần xuất hiện của từng hình thức câu nghi vấn trong một tập hợp dữ liệu là tổng số các câu nghi vấn được khảo sát. Xét về mặt hình thức của câu nghi vấn, kết quả khảo sát từ Biểu đồ 3.4a. 3.4b và Bảng 3.7a.

3.7b cho thấy câu nghi vấn trong tiếng Việt có nhiều hình thức đa dạng hơn câu nghi vấn trong tiếng Anh do sinh viên sử dụng tiếng mẹ đẻ để thể hiện hành vi ngôn ngữ của mình.

4 tần số là những lần đếm các lượt xuất hiện của từng giá trị tại cột 2, và những tần số này được chuyển đổi thành tỉ lệ phần trăm tại cột 4 để dễ dàng so sánh.

Biểu đồ 3.4a: So sánh số lượng câu nghi vấn trong tiếng Anh về dạng thức

0 50 100 150

Tần số 94 86 25 26 49 34 72 86 128 65

% 23.8 21.5 21.74 23.64 22.79 17 17.82 19.91 35.36 24.53

tiếng Anh

1.

HVMn 2.

HVMn 3.

HVK 4.

HVK

5. HVC TA

6. HVC TA

7.

HVMi 8.

HVMi 9.

HVYC 10.

HVYC

Bảng 3.7b: Bảng thống kê mô tả số lượng câu nghi vấn trong tiếng Việt về mặt hình thức

Câu nghi vấn qua 5 HVNN trong tiếng Việt

Tần số xuất hiện những trường hợp

câu nghi vấn có cùng hình thức

Tổng số câu

%

1. HVMn TV (SV- GV) 184 415 44.34

2. HVMn TV (SV- SV) 121 392 30.87

3. HVK TV (SV- GV) 16 23 69.57

4. HVK TV (SV- SV) 30 76 39.47

5. HVC TV (SV- GV) 31 77 40.26

6. HVC TV (SV- SV) 31 58 53.45

7. HVMi TV (SV- GV) 91 257 35.41

8. HVMi TV (SV- SV) 71 196 36.22

9. HVYC TV (SV- GV) 97 306 31.70

10. HVYC TV (SV- GV) 71 223 31.84

Ghi chú: 5 HVNN trong Tiếng Việt

1. HVMn TV (SV- GV): Hành vi mượn trong tiếng Việt (SV – GV) 2. HVMn TV (SV- SV): Hành vi mượn trong tiếng Việt (SV – SV) 3. HVK TV (SV- GV): Hành vi khen trong tiếng Việt (SV – GV) 4. HVK TV (SV- SV): Hành vi khen trong tiếng Việt (SV – SV) 5. HVC TV (SV- GV): Hành vi chê trong tiếng Việt (SV – GV) 6. HVC TV (SV- SV): Hành vi chê trong tiếng Việt (SV – SV) 7. HVMi TV (SV- GV): Hành vi mời trong tiếng Việt (SV – GV) 8. HVMi TV (SV- SV): Hành vi mời trong tiếng Việt (SV – SV) 9. HVYC TV (SV- GV): Hành vi yêu cầu trong tiếng Việt (SV – GV) 10. HVYC TV (SV- SV): Hành vi yêu cầu trong tiếng Việt (SV – SV)

Điều này có thể lý giải được một phần do năng lực ngôn ngữ của sinh viên còn hạn chế, nên sinh viên chỉ vận dụng những kiến thức đã được học trong một giai đoạn nhất định. Và việc thể hiện được các hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp thích hợp với các vai giao tiếp cụ thể chính là thực tiễn đóng góp, những cố gắng nổ lực của sinh viên trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh. Đây cũng chính là cơ sở cung cấp những thông tin phản hồi về kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ của sinh viên cho những người thầy dạy tiếng.

Biểu đồ 3.4b: So sánh số lượng câu nghi vấn trong tiếng Việt về dạng thức

Tần số

%

Tần số 184 121 16 30 31 31 91 71 97 71

% 44.34 30.87 69.57 39.47 40.26 53.45 35.41 36.22 31.7 31.84

tiếng Việt

1.

HVMn 2.

HVMn 3.

HVK 4.

HVK 5.

HVC 6.

HVC 7.

HVMi 8.

HVMi 9.

HVYC 10.

HVYC

Các đường đồ thị thể hiện khá thuyết phục rằng câu nghi vấn trong tiếng Anh ở hành vi yêu cầu có nhiều kiểu dạng thức rất khác nhau khi so với các hành vi ngôn ngữ khác trong Biểu đồ 3.4a.

Theo Biểu đồ 3.4b, câu nghi vấn trong tiếng Việt ở hành vi mượn có nhiều dạng thức nhất so với các hành vi ngôn ngữ khác trong Bảng. Điều này cho thấy hành vi mượn thu hút được nhiều dạng thức câu nghi vấn và sử dụng nhiều câu nghi vấn nhất trên cứ liệu khảo sát tiếng Việt. Biểu đồ 3.4a và 3.4b đều khẳng định xu thế sử dụng câu nghi vấn trong 5 hành vi ngôn ngữ.

Xét trong tập dữ liệu khảo sát trong tiếng Anh, có thể thấy các dạng thức của câu nghi vấn và các loại câu khác thể hiện nguồn ngữ liệu hành vi ngôn ngữ vẫn chưa

đa dạng và phong phú như nó vốn dĩ phải là theo sự mong đợi của tác giả luận án.

Điều này có thể do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan: thứ nhất, do thời gian thực hiện các yêu cầu trong phiếu khảo sát chưa nhiều đủ cho sinh viên thể hiện hết năng lực ngôn ngữ; thứ hai, sinh viên ít giao tiếp trên thực tế sử dụng các hành vi ngôn ngữ bằng tiếng Anh trong lớp học; và thứ ba, có thể là do khả năng còn giới hạn của sinh viên về Anh ngữ. Có thể, sinh viên chưa có điều kiện hay môi trường để sử dụng câu nghi vấn trong tiếng Anh nhiều và thuận lợi như môi trường sử dụng câu nghi vấn trong tiếng Việt.

Trên cứ liệu khảo sát tiếng Anh, hành vi yêu cầu với vai giao tiếp Sp1<Sp2 cao nhất trong bảng là 128 dạng thức khác nhau xuất hiện trên tổng số 362 câu nghi vấn với tỉ lệ 35,36% trong trường hợp Sp1<Sp2 và với 65 hình thức câu nghi vấn khác nhau trong trường hợp Sp1=Sp2, chiếm tỉ lệ 24,53%. Loại hành vi ngôn ngữ có nhiều dạng thức câu nghi vấn được xếp hàng thứ hai trong bảng là hành vi mượn trong tiếng Anh với 94 dạng thức khác nhau trong vai Sp1<Sp2, chiếm tỉ lệ 23,80% và 86 dạng thức khác nhau trong vai giao tiếp Sp1=Sp2, chiếm tỉ lệ 21,50%.

Trong tiếng Việt, hành vi mượn có số lượng 184 dạng thức câu nghi vấn khác nhau trên tổng số 415 câu nghi vấn trong vai giao tiếp Sp1<Sp2, chiếm tỉ lệ 44,34% và 121 trên tổng số 392 câu nghi vấn khi các vai giao tiếp trong trường hợp Sp1=Sp2, chiếm tỉ lệ 30,87%. Câu nghi vấn được dùng trong hành vi chê không đa dạng như trong những hành vi ngôn ngữ khác, chỉ có 31 trường hợp khác nhau về hình thức trong tổng số 77 câu nghi vấn khi Sp1<Sp2 và trong trường hợp Sp1=Sp2 chỉ có 31 hình thức khác nhau trong tổng số 58 câu nghi vấn trên cứ liệu tiếng Việt.

Một phần của tài liệu So sánh câu nghi vấn trong tiếng anh và tiếng việt trên bình diện ngữ dụng (Trang 107 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)