3.2 Kết quả khảo sát câu nghi vấn về phương diện hình thức và phương diện ngữ dụng qua 5 hành vi ngôn ngữ
3.2.1 Kết quả khảo sát về cách dùng các từ xưng hô của tiếng Anh và tiếng Việt trong ngữ cảnh giao tiếp tại lớp học
Cứ liệu từ Bảng 3.3a dưới đây cho thấy cặp từ xưng hô “I – tên của sinh viên”
chiếm ưu thế nhất. được xem là nguyện vọng của sinh viên trong lớp học. Sinh viên có lẽ mong muốn thầy cô sử dụng cặp từ này trong lớp học tiếng Anh. Theo ý kiến của sinh viên qua phiếu khảo sát, nếu thầy cô biết tên và gọi sinh viên bằng tên của sinh viên thay cho từ you, điều này càng chứng tỏ sự quan tâm của thầy cô đến sinh viên nhiều hơn. Cặp từ xưng hô này được chọn với tần số xuất hiện cao nhất trong Bảng, 360 trên tổng số 450 ý kiến được khảo sát.
Bảng 3.3a cho thấy ý kiến sinh viên chọn cách xưng hô trong lớp học là: đại từ I để xưng và gọi sinh viên bằng tên. Cách thức xưng hô này được chọn với số lượt xuất hiện nhiều nhất trong Bảng. Đứng thứ hai trong Bảng kết quả khảo sát về các từ xưng hô đang là nguyện vọng được sử dụng trong lớp học tiếng Anh dành cho thầy cô là cặp từ I để xưng và dùng kết hợp Mr/Ms/Miss + tên để gọi sinh viên. Cách xưng hô này xuất hiện 41 lượt, chiếm tỉ lệ 9,1%. Ngoài ra, có một số trường hợp sinh viên thích được dùng tên thường gọi (nick names) khi xưng hô trong lớp học, nhưng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ 1,1% trong tổng số 450 phiếu khảo sát.
Bảng 3.3a: Kết quả khảo sát về từ xưng hô trong tiếng Anh Từ xưng hô bằng tiếng Anh
thường dùng trong lớp học Tần số
(Frequency) Phần trăm
% Phần trăm tích lũy
I – address students by their first
names 360 80.0 80.0
I – address students as Mr. Ms, or Miss
+ student’s name (politely) 41 9.1 89.1
I – address students by their nick
names 5 1.1 90.2
I – address students by their last names
12 2.7 92.9
Không ý kiến 32 7.1 100.0
Tổng số 450 100.0
Bảng 3.3b: Bảng thống kê những từ xưng hô trong tiếng Việt được sinh viên mong muốn được sử dụng trong lớp học
Từ xưng hô bằng tiếng Việt thường dùng trong lớp học
Tần số (Frequency)
Phần trăm
%
Phần trăm tích lũy
Valid thầy/cô – các em 96 21.1 21.1
thầy/cô – các bạn 127 28.0 49.1
tôi – các bạn 104 22.9 72.0
tôi – các em 57 12.6 84.6
thầy/cô – các con 8 1.8 86.3
tôi – các anh chị 62 13.7 100.0
Tổng số 454 100.0
Bảng 3.3b cho thấy có 454 trường hợp sinh viên cho ý kiến về cách dùng từ xưng hô trong lớp học, chiếm tỉ lệ 40,6%. Trong số các ý kiến về cách dùng từ xưng hô trong lớp, trường hợp cặp từ xưng hô giữa thầy cô và sinh viên trong lớp học thầy/cô – các bạn được ưa chuộng nhiều nhất với tần số xuất hiện là 127, chiếm tỉ lệ 28%, đứng thứ hai với tỉ lệ cao kế tiếp là cặp từ xưng hô tôi – các bạn với số lần xuất hiện là 104, chiếm tỉ lệ là 22,9%. Cặp từ xưng hô: thầy/cô – các con chiếm tỉ lệ rất thấp, xuất hiện 8 lượt trong tổng số 454 ý kiến, chiếm tỉ lệ 1,8%.
Xuất phát từ việc nghiên cứu cách sử dụng các phương tiện diễn đạt ý nghĩa tình thái làm các chỉ tố đánh dấu sắc thái biểu cảm trên thang độ lịch sự. Bảng 3.4a và 3.4b dưới đây cũng cung cấp thêm cho bức tranh ngôn ngữ về câu nghi vấn các phương tiện diễn đạt ý nghĩa tình thái đậm đà màu sắc biểu cảm gồm 40 từ/ ngữ dùng trong câu nghi vấn và 27 từ xưng hô trong tiếng Việt.
Bảng 3.4a thống kê 40 loại từ ngữ được dùng như các phương tiện biểu đạt ý nghĩa tình thái đánh dấu mức độ lịch sự trong giao tiếp từ lễ phép/ khách sáo đến không
khách sáo/ thân mật suồng sã trong các tham thoại gồm trò – thầy và trò – trò trong bối cảnh giao tiếp tại lớp học.
Bảng 3.4a: Thống kê các phương tiện diễn đạt ý nghĩa tình thái và đánh dấu tính lịch sự trong cứ liệu khảo sát tiếng Việt
STT
Các phương tiện tình thái đánh dấu tính lịch sự trong tiếng Việt
(Mẫu khảo sát N=2023 câu nghi vấn)
Số lần xuất
hiện % STT
Các phương tiện tình thái đánh dấu tính lịch sự trong tiếng Việt (Mẫu khảo sát
N=2023 câu nghi vấn)
Số lần xuất
hiện %
1 á 1 0.05 21 làm ơn 22 1.09
2 chà 1 0.05 22 bạn ơi 29 1.43
3 chắc 1 0.05 23 vui lòng 30 1.48
4 hem 1 0.05 24 nha cô 36 1.78
5 hey 1 0.05 25 thưa thầy 40 1.98
6
à (cô à, bạn à,
cái này à) 3 0.15 26 dạ 43 2.13
7 dzậy 4 0.2 27 Ê 47 2.32
8 nghen 4 0.2 28 thầy ơi 55 2.72
9 ta (quá ta, vậy ta) 4 0.2 29 được chứ 57 2.82
10 coi 5 0.25 30 chứ 72 3.56
11 hở 5 0.25 31 thế 73 3.61
12
hả
6 0.3 32
vậy (đâu vậy, nào vậy, bao
nhiêu vậy) 96 4.75
13 coi 8 0.4 33 thưa cô 107 5.29
14 với nha 8 0.4 34 nhé 154 7.61
15 chứ ạ 10 0.49 35 hok 225 11.12
16 hok ạ 13 0.64 36 được không 271 13.4
17 nha thầy 13 0.64 37 nha 305 15.08
18 phải không 15 0.74 38 được không ạ 320 15.82
19 nhỉ 19 0.94 39 cô ơi 368 18.19
20 đi 21 1.04 40 có thể 525 25.95
Bảng 3.4b tiếp theo thống kê tần số xuất hiện các từ ngữ chỉ xuất xưng hô trong tiếng Việt xét trên phương diện ngữ dụng, dựa trên cứ liệu khảo sát là 2023 câu nghi vấn từ 454 sinh viên Việt Nam tại các trường cao đẳng và đại học trong nước.
Bảng 3.4b: Thống kê các từ ngữ dùng để xưng và hô gọi trong tiếng Việt dựa trên cứ liệu khảo sát
S T T
Các từ dùng để xưng và hô gọi trong tiếng Việt
Số lần xuất hiện
% S T T
Các từ dùng để xưng và hô gọi trong tiếng Việt
Số lần xuất hiện
%
1 bả 1 0.05 15 bồ 10 0.49
2 mi 1 0.05 16 you 11 0.54
3 nhà ngươi 1 0.05 17 tui 18 0.89
4 ông bạn 1 0.05 18 con 45 2.22
5 bà cô 2 0.1 19 cậu 56 2.77
6 bọn con 2 0.1 20 mày 84 4.15
7 chúng mình 2 0.1 21 tớ 107 5.29
8 chúng ta 2 0.1 22 tao 117 5.78
9 tụi mày 2 0.1 23 bạn 264 13.05
10 ta 3 0.15 24 thầy 337 16.66
11 bọn mình 3 0.15 25 mình 510 25.21
12 bà 4 0.2 26 em 1083 53.53
13 tôi 8 0.4 27 cô 1316 65.05
14 tụi mình 9 0.44
Nguồn: Dựa trên cứ liệu khảo sát tiếng Việt (Mẫu khảo sát N=2023 câu nghi vấn)
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, câu nghi vấn không có chứa các đại từ xưng hô mà chỉ thể hiện nét trung tính khi đề cập đến hành vi khen, chê mang đậm màu sắc biểu cảm. Các câu nghi vấn thuộc loại này thường mang giá trị phủ định. Qua khảo sát các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt, có thể thấy các dạng câu nghi vấn trong hành vi chê thường mang hàm ý phủ định bác bỏ khi dùng với từ “mà”. Xét ví dụ 121 và 122:
121. Cái này mà ngon à? (hàm ý: Cái này không ngon.)
122. Món ăn này mà ngon sao? (hàm ý: Món ăn này không ngon).