ỨNG DỤNG KẾT QUẢ ĐỐI CHIẾU NHỮNG PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT CÂU NGHI VẤN CỦA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG
Phần 2. Dịch các câu sau đây
4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng dạy câu nghi vấn
Làm thế nào để hành động hỏi đạt hiệu quả trong giao tiếp?
Chúng ta thường nghe từ ngữ khá quen thuộc của người Việt Nam là “học hỏi lẫn nhau”, trong đó từ “học” đi đôi với từ “hỏi”. Hỏi để giao tiếp trong lớp học chính là hành động tìm kiếm, khai thác thông tin để học và hỏi cũng là hành động tác động vào tư duy, tình cảm, và từ đó lại tiếp tục tác động vào thái độ, hành vi của người khác. Đó chính là chức năng và mục đích chủ yếu của hoạt động ngôn ngữ. Tác động của hành động hỏi thường được thực hiện trong lớp học qua các phát ngôn (những câu nói) trực tiếp trong các cuộc thoại giữa thầy - trò và trò - trò với nhau.
Khi hỏi với mục đích tìm hiểu thông tin, người nói đã thực hiện hành động hỏi trong phát ngôn của mình và câu nghi vấn chính danh được sử dụng trong tình huống giao tiếp. Thế nhưng, với hành động hỏi như thế, người hỏi sẽ được trả lời
thông tin mình cần. Và người nghe cũng cảm nhận được sức ảnh hưởng nào đó của câu hỏi trong quá trình giao tiếp, hay nói cách khác, lực ngôn trung và xuyên ngôn đồng thời đã tác động lên người nghe khi hành động hỏi thể hiện tác dụng của nó trong ngữ cảnh cụ thể.
Quá trình dạy ngôn ngữ trên các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, và ngôn ngữ trong nền văn hóa và ngôn ngữ văn chương như trên sẽ cung cấp cho người học những “hiểu biết” về ngôn ngữ, những mô hình, những quy tắc chuẩn mực nhưng hình như vẫn còn thiếu sức sống, nếu chưa khai thác hết yếu tố ngữ dụng cho người học. Khai thác những khả năng vốn có của ngôn ngữ giao tiếp, ngôn ngữ thể hiện trên bình diện lịch sự như nó nên là, hoặc nó phải là để mục đích giao tiếp đạt hiệu quả và tiến trình giao tiếp sẽ có được nhiều thuận lợi hơn.
Hãy xét hành vi “hỏi” và chức năng vận hành của nó trong câu nghi vấn trong hai nhóm sau:
Nhóm thứ nhất gồm các từ: hỏi vặn, hỏi dồn, hỏi gạn, hỏi han, hỏi lại, hỏi nhỏ, … có nét nghĩa của hành động hỏi biểu đạt cách thức mà hành động hỏi diễn ra. Yếu tố tác động lên lực ngôn trung trong hành động hỏi này là cách thức hỏi sao cho thực hiện được mục đích cần thiết trong ngữ cảnh hiện có. Chẳng hạn, “hỏi nhỏ” chỉ xảy ra khi có chuyện gì đó người nói không muốn công khai cho mọi người biết, và chỉ thể hiện ở hình thức riêng tư cho người nghe trong vòng hai hoặc ba người trực tiếp với nhau mà thôi. Cách thức hỏi nhất định thường được miêu tả trong hành động hỏi có tình huống xác định, tùy thuộc vào tình huống phải suy xét trên bối cảnh (context).
Nhóm thứ hai gồm các từ: hỏi vợ, hỏi nợ, hỏi giờ, hỏi tội, hỏi thăm, hỏi ý kiến, hỏi tội, hỏi mua, hỏi mượn, hỏi đường, hỏi bài, … mang ý nghĩa nội dung và mục đích hỏi rõ ràng.
Trật tự từ trong tiếng Việt góp phần làm nên sự thay đổi nghĩa về phương diện sắc thái nghĩa, và từ đó dẫn đến cách dùng khác nhau của cùng một từ “hỏi”trong các từ ghép có chứa nó. Do vậy, vị trí của từ “hỏi” quyết định nghĩa của từ này trong cách
ghép từ, và khi tạo câu hỏi, hành vi hỏi phải được đặt trong mối quan hệ liên nhân, giữa người phát ngôn và đối tác của họ, cùng với mục đích hỏi mà nó biểu thị trên bề mặt ngôn ngữ.
Việc giáo viên đặt câu hỏi có hiệu quả sẽ giúp cho người học từ thụ động trở thành hoạt động, mang lại không khí thân thiện, cởi mở trong lớp học. Bên cạnh đó, những câu hỏi thích hợp sẽ giúp những học viên thường hay dựa vào giáo viên nhiều sẽ trở thành những người thích tự suy nghĩ. Chính chiến lược giáo dục và đào tạo của giáo viên là phải đặt học viên làm trung tâm trong quá trình tiếp thu kiến thức, nên việc tạo điều kiện cho học viên học qua câu hỏi là điều thực sự cần thiết.
Vậy hỏi như thế nào để khuyến khích học viên nâng cao được khả năng tư duy ở trình độ cao hơn và có thể chứng minh được câu trả lời của mình, trả lời theo cách có suy nghĩ, chứng minh được câu trả lời không phải là đoán mò?
Thứ nhất, không nên chỉ tập trung vào những học viên thông minh mà nên đặt câu hỏi với từng học viên trong lớp học, hỏi câu hỏi phù hợp luôn mang ý nghĩa chiến lược trong việc giảng dạy.
Thứ hai, khi đặt câu hỏi phải chú trọng đến mục đích thích hợp nhằm nâng cao hơn nhận thức cho người học, mặc khác, giáo dục phải gắn liền với lợi ích do câu hỏi mang lại. Khi người học đặt câu hỏi càng nhiều bao nhiêu thì họ sẽ hiểu nhiều hơn về vấn đề đó bấy nhiêu.
Thứ ba, xét về các chiến lược ngôn ngữ, hỏi chính là một hành động mang tính áp đặt vì buộc người nghe phải trả lời. Tuy nhiên, hỏi như thế nào để biến nó thành một quá trình giao tiếp tự nhiên để dẫn vào bài học chính là một nghệ thuật. Hỏi để hướng người nghe tập trung vào câu hỏi sao cho các tham thoại trong vai người nói đều có khả năng làm thuận lợi cho quá trình tiếp thu kiến thức của người nghe, chuẩn bị cho người nghe một văn cảnh, một điều kiện mà người nói muốn người nghe thực hiện.
Thứ tư, câu hỏi nên mang tính đa dạng về cú pháp, và đạt hiệu quả về ngữ dụng.
Một trong những chiến lược làm đa dạng hóa câu hỏi là sử dụng loại câu hỏi “có/
không” để giúp người học chia sẽ kiến thức của mình một cách tự nhiên, ít mang tính áp đặt hơn về mặt lý thuyết và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu sơ bộ mang tính tham khảo của chúng tôi cho thấy loại câu hỏi này chiếm 35% trong tổng số các loại câu hỏi theo kết quả nghiên cứu, và nên có trong quá trình hỏi trong lớp học.
Thứ năm, một điều có lẽ không kém phần quan trọng trong hành vi hỏi là nên có những lời lẽ lịch sự thích hợp trong lớp học, điển hình là lớp học Anh ngữ, bằng cách sử dụng những từ tình thái thích hợp biểu đạt tính lịch sự, lễ phép phù hợp với đối tượng giao tiếp. Người hỏi cũng nên gợi ý một phần câu trả lời cho người được hỏi dựa trên cơ sở giả định người được hỏi có thể biết khi họ còn do dự trong việc trả lời hoặc có thể gợi ý để động viên người được hỏi tích cực và nhiệt tình tham gia vào tiến trình hỏi-đáp, một tiến trình “học hỏi” luôn xảy ra đa dạng, nhiều chiều trong lớp học bằng thái độ cởi mở, nhiệt tình, chân thành, giúp đỡ.
Thứ sáu, một trong những chiến lược tạo điều kiện thuận lợi trong việc hỏi – đáp là
“khen” trước và sau khi hỏi hoặc xen kẻ lời khen trong các lượt lời hỏi – đáp để khuyến khích câu trả lời. Riêng về vấn đề học hỏi, thói quen thụ động thực sự cũng là trở ngại rất lớn cho năng lực tư duy tích cực và sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Người học thực sự phải là người biết hỏi liên tục (hỏi đúng lúc) và nghi vấn liên tục (nghi vấn phải đúng việc) trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Chính việc hỏi và tìm cách trả lời câu hỏi hình thành cho người học một thói quen sáng tạo trong học tập. Bởi lẽ điều này phải xuất phát từ óc tò mò, muốn hiểu biết của người học. Người học phải được đặt trước hoàn cảnh có vấn đề để xử lý, có ý thức nghi vấn khoa học và phản biện khoa học, biết tư duy lô gích và khoa học trước hoàn cảnh có vấn đề và tìm giải pháp cho vấn đề một cách sáng tạo. Và người thầy nên động viên các học viên của mình bằng những lời khen tặng nào đó để khuyến khích cho những câu hỏi thắc mắc về các thông tin có liên quan đến bài học tạo tiền đề cho học viên khắc sạu kiến thức về bài học qua việc hỏi đáp trong nhóm giữa thầy – trò, trò – thầy và trò – trò trong quá trình giao tiếp lớp học.
Cho nên, đặc điểm của một lớp học Châu Á ngày nay, đặc biệt là ở Việt Nam, đang dần dần khởi sắc theo hướng người học đã chuyển hướng tích cực trên con đường học hỏi. Việc đối thoại giữa thầy - trò và trò – trò qua lại hai chiều sẽ giúp người học có khả năng “học hỏi” trong mọi tình huống, lĩnh hội kiến thức.