Kết quả khảo sát các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn trong tác phẩm Harry Potter (Quyển 1)

Một phần của tài liệu So sánh câu nghi vấn trong tiếng anh và tiếng việt trên bình diện ngữ dụng (Trang 76 - 89)

CỦA TÁC PHẨM HARRY POTTER, QUYỂN 1 VÀ TRONG BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT CỦA DỊCH GIẢ LÝ LAN

D. Câu hỏi tỉnh lược (hỏi bộ phận của cấu

2.3 Kết quả khảo sát câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt trong tác phẩm Harry Potter, Quyển 1 về mặt ngữ dụng

2.3.2 Kết quả khảo sát các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn trong tác phẩm Harry Potter (Quyển 1)

Xét về các hiệu lực ngôn trung và các phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung khi khảo sát các câu nghi vấn theo giá trị ngữ dụng, căn cứ trên mức độ cầu khiến cao hay thấp trong hành động cầu khiến còn có thể chia thành các kiểu nhỏ hơn trong từng phát ngôn trong ngữ cảnh cụ thể. Hay nói cách khác, đích ngôn trung trong câu nghi vấn có thể được thể hiện với những mức độ mạnh yếu khác nhau còn được gọi là lực ngôn trung. Bảng 2.8 trình bày các mức độ cầu khiến từ cao đến thấp với những dấu hiệu nhận dạng điển hình và nội dung lệnh trong các hành động cầu khiến.

Theo thang độ lực ngôn trung từ Bảng 2.8, có thể nhận diện các giá trị ngôn trung của hành vi cầu khiến theo 16 mức độ khác nhau. Đích ngôn trung hay lực ngôn trung là những dấu hiệu hình thức đặc trưng về cấu trúc được gọi là biểu thức ngôn hành và phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung nằm trong biểu thức ngôn hành giúp nhận diện đúng lực ngôn trung. Chẳng hạn, các hành động khuyên có biến thể chỉ dẫn giá trị ngôn trung chứa nội dung lệnh ngược chiều nhau là khuyên nên làm bằng phương tiện chỉ dẫn nênngăn, không nên qua cách diễn đạt bằng không nên.

Bảng 2.8: Nhận diện các giá trị ngôn trung cầu khiến trên thang độ lực ngôn trung

Số thứ tự

Hành động cầu khiến

Mức độ

cầu khiến Nội dung lệnh Hình thức biểu đạt điển hình

1 Ra lệnh Khiến cao nhất Làm Vị từ ngôn hành (Vnh) + từ có vai trò làm phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung: hãy, đi

2 Cấm Khiến cao nhất

Không làm Vnh + không được 3 Cho/cho phép Khiến cao Làm Vnh + hãy, đi 4 Yêu cầu Khiến cao làm Vnh + hãy, đi 5 Đề nghị Khiến trung

bình, cầu thấp

làm Vnh + hãy, nào, nhé 6 Dặn Khiến thấp,

cầu thấp

làm nhé

7 Khuyên Khiến thấp,

cầu thấp Làm/Không làm Vnh, nên

Vnh + không nên

8 Rủ Cầu thấp làm nhé, có ... không

9 Mời Cầu trung bình làm Vnh + nhé

có... không

10 Nhờ Cầu cao làm Vnh + với

11 Chúc Cầu cao làm Vnh + nhé

12 Xin/Xin phép Cầu cao làm Vnh + nhé

13 Cầu Cầu rất cao làm Vnh + với

14 Nài Cầu rất cao làm Vnh + (xin. van) với

15 Van Cầu rất cao làm Vnh + với

16 Lạy Cầu cao nhất làm Vnh + với

Nguồn: [73, tr.37-42]

Các hành động dặn, rủ và nài không có vị từ ngôn hành tường minh mà biểu thị bằng phương tiện nguyên cấp hoặc gián tiếp. Bảng 2.9 trình bày các giá trị ngôn trung của 213 câu nghi vấn trích từ tác phẩm được khảo sát.

Bảng 2.9: Thống kê các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt trên cứ liệu khảo sát

Số thứ tự

Loại câu nghi vấn theo giá trị ngôn trung dưới góc nhìn ngữ dụng

Giá trị ngôn trung của câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt

Tần số xuất

hiện

(%)

1 Tìm thông tin Yêu cầu thông tin từ người được hỏi

(Câu hỏi chính danh) 150 70.42 2 Yêu cầu Yêu cầu người được hỏi thực hiện một

hành động nào đó 5 2.35

3 Thỉnh cầu Nhằm cầu xin, nhờ người được hỏi thực hiện yêu cầu nào đó mà người được hỏi đang ở vị thế thượng phong xét trong mối quan hệ xã hội với người hỏi (người phát ngôn hỏi<người

thụ ngôn) 1 0.47

4 Giả định Phát ngôn nghi vấn dựa trên vấn đề

được giả định 6 2.82

5 Khen ngợi Phát ngôn nghi vấn với mục đích khen

ngợi 1 0.47

6 Chào hỏi-lễ nghi Chào hỏi hoặc hỏi không cần lời đáp nhằm đảm bảo các quy tắc lịch sự

trong giao tiếp 4 1.88

7 Tu từ Câu hỏi không nhằm để trả lời mà để lôi kéo sự chú ý của người nghe.

Thậm chí thách thức người được hỏi khả năng bác bỏ hoặc đưa ra câu trả

lời 3 1.41

8 Thăm dò Nhằm làm tiền dẫn nhập mở đường cho phát ngôn tiếp theo được cho là đặc biệt bất ngờ hoặc có thể táo bạo

đối với người được hỏi 1 0.47

9 Xin phép Nhằm xin phép người được hỏi trước

khi thực hiện một điều gì đó 2 0.94 10 Phàn nàn Nhằm bày tỏ ý phàn nàn hoặc than

phiền với người nghe hoặc với chính

mình 2 0.94

11 Thông báo Thông báo cho người nghe biết một điều gì đó thông qua phát ngôn nghi

vấn 2 0.94

12 Băn khoăn Nhằm bày tỏ ý nghĩa biểu thái là băn

khoăn về mệnh đề được hỏi 1 0.47

13 Hoài nghi Nhằm đánh giá mệnh đề được hỏi là trái với lẽ thường, hoài nghi về tính

xác thực của mệnh đề được hỏi 2 0.94

14 Cảm thán Nhằm bày tỏ tình cảm hay cảm xúc

của mình trong mệnh đề được hỏi 4 1.88 15 Mời Yêu cầu ai đến nơi nào hoặc làm điều

gì đó một cách thân mật, không phân

biệt vị thế xã hội 2 0.94

16 Rủ Nhằm thực hiện hành vi mời trong bối cảnh người thực hiện hành vi mời có vị thế xã hội ngang bằng với người

được mời 2 0.94

17 Trách móc Nhằm nêu vấn đề làm mình không hài lòng với ý trách móc người đang đối

thoại 1 0.47

18 Đề nghị Yêu cầu người được hỏi thực hiện một yêu cầu hay đưa ra một ý kiến yêu cầu thực hiện trên cơ sở bình đẳng trong

quan hệ giao tiếp 3 1.41

19 Yêu cầu xác nhận Yêu cầu xác nhận lại một giả thiết đã

nêu hoặc một thông tin 12 5.63 20 Phủ định Nhằm phủ định một thông tin để bác

bỏ 4 1.88

21 Giễu cợt, mỉa mai Nhằm giễu cợt hay mỉa mai một vấn đề nào đó dựa trên thông tin của phát

ngôn nghi vấn 1 0.47

22 Điều tiết (siêu ngôn ngữ) để kết nối cuộc thoại

Nhằm kết nối cuộc thoại, đảm bảo tính liên tục của cuộc thoại trong giao

tiếp 4 1.88

Tổng cộng: 213 100.00

Ghi chú: Câu hỏi yêu cầu thông tin từ người được hỏi với giá trị ngôn trung là tìm thông tin được quy ước là câu hỏi chính danh được xếp đầu tiên trong Bảng 2.9 có số lượt xuất hiện nhiều nhất (150 lượt). Các câu hỏi khác từ số thứ tự thứ 2 đến số 22 thuộc loại câu hỏi phi chính danh.

Biểu đồ 2.3: Mô tả các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn phi chính danh trong tiếng Anh và tiếng Việt trên cứ liệu khảo sát (N-=213)

0 5 10 15

Yêu cầu Thỉnh cầu Giả định Khen ngợi Chào hỏi-lễ nghi Tu từ Thăm dò Xin phép Phàn nàn Thông báo Băn khoăn Hoài nghi Cảm thán Mời Rủ Trách móc Đề nghị Yêu cầu xác nhận Phủ định Giễu cợt, mỉa mai Điều tiết (siêu ngôn ngữ) để kết nối cuộc thoại

Trường hợp %

Biểu đồ 2.3 và Bảng 2.9 mô tả các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn trích từ bản gốc tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt trong Quyển 1 của tác phẩm được khảo sát.

Kết quả thống kê trên đây cho thấy mặc dù chỉ dựa trên một tập dữ liệu khiêm tốn bao gồm 426 câu nghi vấn nhưng cũng cung cấp cho người đọc một bức tranh khá

đa dạng về các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ đang xét.

Đó là các câu hỏi nhằm hướng đến các mục đích khác nhau trong giao tiếp: câu hỏi để Tìm thông tin, Yêu cầu, Thỉnh cầu, Giả định, Khen ngợi, Chào hỏi-lễ nghi, Tu từ, Thăm dò, Xin phép, Phàn nàn, Thông báo, Băn khoăn, Hoài nghi, Cảm thán, Mời, Rủ, Trách móc, Đề nghị, Yêu cầu xác nhận, Phủ định – bác bỏ, Giễu cợt- mỉa mai, Điều tiết (siêu ngôn ngữ) để kết nối cuộc thoại.

Xét các ví dụ minh họa sau đây:

62a. Potatoes, Harry?

62b. Ăn khoai tây không, Harry?

Hai phát ngôn trong câu 62a trong tiếng Anh và câu 62b trong tiếng Việt đều có giá trị ngôn trung là một lời mời. Thoạt nhìn câu 62a, khó có thể nhận diện được đây là một lời mời, một câu hỏi để tìm thông tin hay để thông báo nếu không có các cứ liệu cụ thể là những thông số tình huống về ngữ cảnh giao tiếp cụ thể trong tác phẩm.

63a. Midnight all right?

63b. Nửa đêm được không mày?

Câu 63a trong tiếng Anh và 63b trong tiếng Việt đều có giá trị ngôn trung là một lời đề nghị. Tuy nhiên, trong tiếng Việt đại từ chỉ xuất xưng hô “mày” đánh giá thái độ biểu cảm của người phát ngôn qua đích ngôn trung “đề nghị” trong tiếng Việt.

64a. Hello. Hogwarts, too?

64b. Chào. Cũng vô Hogwarts à?

Câu 64a có giá trị ngôn trung Chào hỏi – lễ nghi trong tiếng Anh và phát ngôn trong câu 64b cùng giá trị ngôn trung. Có thể dể dàng nhận diện giá trị ngôn trung của câu này qua từ “Hello” (Chào) đứng trước nó. Từ “Hello” trong tiếng Anh mở đường cho hành vi chào hỏi và làm tiền dẫn nhập cho một câu nghi vấn tiếp theo có giá trị ngữ dụng là chào hỏi - lễ nghi trong tiếng Anh. Đây cũng là điểm đặc thù trong các câu chào hỏi của người Việt.

Người Việt có thể dễ dàng nhận dạng các câu hỏi như: Anh đi đâu đó? Anh làm gì vậy? hay Chị ăn cơm chưa? là một câu chào khi gặp nhau. Đây là điểm tương đồng giữa hai giá trị ngôn trung trong ngôn ngữ thuộc hai nền văn hóa khác nhau. Những

câu chào hỏi này phải được thực hiện trong những tình huống được coi là thích hợp cho hành vi chào hỏi theo nghi thức xã giao trong tương tác xã hội.

65a. Would it be all right if you gave me a lift?

65b. Dượng cho con quá giang tới nhà ga được không ạ?

Chỉ với đại từ chỉ xuất xưng hô you trong câu 65a thì khó có thể nhận diện được đây là một lời đề nghị, thỉnh cầu trong” tiếng Anh. Về mặt hình thức, câu 65a và 65b có hình thức là câu hỏi với chiều hướng trang trọng, lễ phép. Tuy nhiên, phải xét trong ngữ cảnh mới có thể nhận diện được lực ngôn trung “thỉnh cầu”. Do người phát ngôn câu nghi vấn trong tiếng Việt ở vị thế xã hội thấp hơn người thụ ngôn nên các cặp đối xưng qua chỉ xuất xưng hô “Dượng – con” và các tiểu từ tình thái “được không ạ?”

cũng là các tín hiệu chỉ dẫn cho phép nhận dạng giá trị ngôn trung “thỉnh cầu” trong câu 65b.

Trong một số trường hợp, dấu hiệu hình thức có một mối quan hệ nào đó với một số giá trị ngữ dụng tương ứng.

66a. Why aren't you in your dormitory?

66b. Tại sao không chịu ở trong phòng ngủ?

Trong ví dụ 66a, câu hỏi chuyên biệt với từ Why trong tiếng Anh đi kèm theo thể phủ định thông thường có giá trị ngôn trung yêu cầu hành động hoặc khuyên bảo khi người phát ngôn ở vị thế xã hội cao hơn người thụ ngôn và là một lời đề nghị khi 2 vai giao tiếp ở vị thế xã hội bằng nhau. Sau đây là một số điểm khác biệt qua việc khảo cứu sự chuyển dịch câu nghi vấn từ Anh sang Việt.

Thứ nhất, lực ngôn trung “mời” xuất hiện 2 lượt trong dữ liệu khảo sát với tỉ lệ 0,94%. Chẳng hạn. Potatoes, Harry? trong câu nghi vấn tiếng Anh được chuyển dịch thành: Ăn khoai tây không Harry? trong tiếng Việt, dựa trên cứ liệu khảo sát.

Thứ hai, hành động ngôn trung đề nghị trong tác phẩm xuất hiện 3 lượt (1,41%).

Chẳng hạn, câu nghi vấn tiếng Anh: Can I come to meet Hagrid with you? trong tiếng Anh và được thể hiện trong tiếng Việt tương ứng dưới hình thức câu nghi vấn:

Chiều nay cho mình cùng đi đến chỗ bác Hagrid nha? Tiểu từ nha ở cuối câu đánh dấu phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung là một lời đề nghị thân mật trong tiếng Việt.

Tuy nhiên, có những trường hợp chỉ xuất về thời gian chiều nay trong câu nghi vấn trong tiếng Anh không có mặt nhưng lại xuất hiện ở trong câu nghi vấn trong tiếng Việt như ví dụ minh họa trên nhằm làm rõ thời gian trong lời đề nghị.

Thứ ba, nếu chỉ dựa vào phát ngôn nghi vấn thì All right? trong tiếng Anh có thể xếp vào giá trị ngôn trung “yêu cầu thông tin” mà cũng có thể xếp vào loại “chào hỏi-lễ nghi”. Trong trường hợp này, câu nghi vấn trong tác phẩm đang xét được xếp vào giá trị ngôn trung là “chào hỏi” dựa trên cơ sở là lời đáp của người đối thoại.

Và do vậy câu nghi vấn trong tiếng Việt tương ứng: Chào Bane. Khỏe không? Câu hỏi lễ nghi có thể mở đầu cuộc thoại, cũng có thể là lời hồi đáp và “hỏi” để chào mang tính lễ nghi là một đặc thù biểu hiện phép lịch sự dương tính mang tính cộng đồng cao của người Việt.

Qua 22 loại giá trị ngôn trung được nhận diện dưới góc độ ngữ dụng, luận án đã phần nào phản ánh tính đa dạng về giá trị ngôn trung của câu nghi vấn trong tương tác hội thoại trên ngữ liệu là tác phẩm truyện dài. Trong một số trường hợp đối với câu hỏi tỉnh lược, khó mà phân định được các giá trị ngôn trung nếu không đặt chúng vào tình huống giao tiếp cụ thể, trong mối quan hệ liên nhân và trong cách hồi đáp lại hành vi ngôn ngữ đang được biểu thị dưới dạng câu nghi vấn. Nếu chỉ dựa vào hình thức của từng câu nghi vấn thì rất khó phân định giá trị ngôn trung của phát ngôn nghi vấn một cách rõ ràng. Kiến thức về ngữ dụng học khi phân tích câu nghi vấn nằm trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể như: từ ngữ chỉ xuất xưng hô, các từ ngữ làm phương tiện chỉ dẫn các mức độ của lực ngôn trung, cách thức trả lời của người thụ ngôn, ngữ cảnh nằm trước và sau câu nghi vấn, tiền giả định, và hàm ý của câu chính là kim chỉ nam để nhận biết lực ngôn trung của câu nghi vấn.

Nhận xét

Thứ nhất, kết quả khảo sát từ Bảng 2.1a, 2.1b và 2.2a, 2.2b cho thấy loại câu hỏi tổng quát trong tiếng Anh được phân loại thành 5 dạng thức chính và được đánh dấu bằng các ký hiệu A, B, C … theo thứ tự với tổng số là 125 trường hợp dựa trên cứ liệu khảo sát, chiếm tỉ lệ 58,69%. Bên cạnh đó, câu hỏi chuyên biệt trong tiếng Anh

gồm 2 dạng thức chính gồm 88 trường hợp, chiếm tỉ lệ 41,31%. So với tiếng Việt, loại câu hỏi tống quát được phân loại thành 7 dạng thức, trong đó dạng thức B và D lại bao gồm 3 tiểu loại trong mỗi dạng thức. Loại này gồm 123 trường hợp, chiếm tỉ lệ 57,75%. Loại câu hỏi chuyên biệt trong tiếng Việt được nhận dạng qua 4 dạng thức chính và có 90 trường hợp xuất hiện trên cứ liệu khảo sát, chiếm tỉ lệ 42,25%.

Khi so sánh các dạng thức câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt qua tác phẩm Harry Potter (Quyển 1) về mặt hình thức, có thể thấy sự tương đồng trong cả hai ngôn ngữ về các dạng thức như sau:

Câu nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có dạng câu hỏi tỉnh lược và dạng câu hỏi sử dụng ngữ điệu (Declarative questions) nhưng chiếm tỉ lệ không cao dựa trên ngữ liệu khảo sát. Trong tiếng Anh đối với loại câu hỏi tổng quát, dạng câu hỏi sử dụng ngữ điệu chiếm tỉ lệ 12,21%, và các dạng câu hỏi tỉnh lược trong cả hai loại câu hỏi tổng quát và câu hỏi chuyên biệt là 27,23%. Trong tiếng Việt, đối với loại câu hỏi tổng quát, loại câu hỏi sử dụng ngữ điệu cuối câu chỉ chiếm tỉ lệ 4,69%, và đối với cả hai loại câu hỏi tổng quát và câu hỏi chuyên biệt, dạng câu hỏi tỉnh lược chiếm tỉ lệ 23,94%.

Điểm khác biệt so với tiếng Anh là phương thức sử dụng các tiểu từ kép để hỏi tách rời nhau và xen kẻ trong cấu trúc Chủ -Vị (C-V) của câu, trong khi đó chúng lại không xuất hiện ở các loại câu nghi vấn trong tiếng Anh. Phương thức dùng từ kèm để hỏi, thêm các tiểu từ kép và sử dụng các tiểu từ tình thái cuối câu là một trong những phương thức đặc thù của câu nghi vấn trong tiếng Việt. Trong khi tiếng Anh lại dựa vào phương thức từ vựng, cú pháp hoặc hình thái-cú pháp để tạo thức nghi vấn.

Sự tương đồng về cấu trúc câu nghi vấn của hai ngôn ngữ là điều kiện thuận lợi người Việt học tiếng Anh và người nước ngoài học tiếng Việt trên thực tiễn giao tiếp và dịch thuật. Trong tiếng Việt, sự vắng mặt của các tiểu từ hỏi trong câu hỏi tổng quát và chuyên biệt trong tiếng Việt, điển hình là các loại câu hỏi sử dụng ngữ điệu (Declarative questions) tạo nhiều thuận lợi hơn cho việc dịch câu nghi vấn từ

Việt sang Anh khi thiết kế các giải thuật cho chương trình dịch tự động GT trên ngữ liệu song ngữ. Sự có mặt của các tiểu từ kèm để hỏi nằm xen kẽ hoặc cuối câu nghi vấn thực sự là một trở ngại cho người học tiếng và cũng là những thách thức không nhỏ cho chương trình dịch tự động GT mà luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và khảo sát trong Chương 4.

Thứ hai, bằng kết quả khảo sát các từ ngữ chỉ xuất xưng hô trong tiếng Việt theo sự hành chức của nó trên cứ liệu khảo sát (Xem Bảng 2.5) luận án chứng minh những từ ngữ xưng hô này cũng đóng vai trò là các phương tiện chỉ dẫn để góp phần nhận diện các giá trị ngôn trung của các câu nghi vấn trên cứ liệu khảo sát: mi/ lão/ thầy/

trò/ tụi con/ tụi bay/ bồ/ các cháu. Các từ ngữ chỉ xuất xưng hô trong câu nghi vấn được mô tả trong Bảng 2.5 theo 3 ngôi ở số đơn, số phức đã mang 4 sắc thái biểu cảm trong sự hành chức của nó khi đối chiếu các câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ đang xét trên bình diện ngữ dụng. Xét về mối quan hệ tôn ti trong xã hội, luận án bổ sung và phân tích thêm 2 đại từ chỉ xuất xưng hô: Thầy và Trò. Bảng 2.6 trình bày sự hành chức của hai đại từ này trong mối quan hệ tôn ti trong xã hội theo 3 mức trên, dưới, ngang theo quan hệ thứ bậc và 4 mức độ về sắc thái biểu cảm mà 2 đại từ này đang hành chức khi khảo sát câu nghi vấn trong tiếng Việt. Đây là cứ liệu chứng minh khả năng hoạt động khá linh hoạt và phong phú của đại từ chỉ xuất xưng hô trong tiếng Việt so với các từ ngữ tương ứng trong tiếng Anh. Điều này cho thấy sự đa dạng về các từ ngữ chỉ xuất nhân xưng trong tiếng Việt cũng là một rào cản lớn cho người nước ngoài học tiếng Việt.

Thứ ba, kết quả thống kê và mô tả 22 giá trị ngôn trung qua khảo sát từ Bảng 2.9 cho thấy câu nghi vấn với đích ngôn trung là yêu cầu thông tin được xếp vào loại câu nghi vấn chính danh và các trường hợp còn lại được xếp vào loại câu nghi vấn không chính danh. Kết quả khảo sát đã cho thấy các câu nghi vấn chính danh trong ngữ liệu khảo sát gồm 150 trường hợp, chiếm tỉ lệ 70,42%. Các câu nghi vấn không chính danh (có các giá trị ngôn trung khác) chỉ xuất hiện 63 trường hợp với tỉ lệ 29,58% trên tổng số 426 câu nghi vấn được khảo sát. Những nhận xét rút ra từ việc

Một phần của tài liệu So sánh câu nghi vấn trong tiếng anh và tiếng việt trên bình diện ngữ dụng (Trang 76 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)