3.1 Những phương tiện diễn đạt lịch sự qua câu nghi vấn trong cả hai ngôn ngữ Anh – Việt
3.1.1. Những phương tiện diễn đạt lịch sự qua câu nghi vấn trong tiếng Anh
làm phân loại mã hóa bằng ký hiệu: A, B, C, D, E theo thứ tự trên thang độ lịch sự (scales of politeness) từ khách sáo/lễ phép đến thân mật suồng sã/không khách sáo.
Loại A: (The most formal) lễ phép theo nghi thức trang trọng khách sáo; loại B:
mang tính trung hòa và phổ biến, ít khách sáo hơn (Less formal); loại C: tiến tới thân mật, tế nhị theo nghi thức trong lễ nghi (Less informal); loại D: thân mật suồng sã (More informal); loại E: loại câu không chấp nhận được trong hành vi ngôn ngữ được xét.
Chiến lược lịch sự cũng chính là chiến lược giao tiếp. Chẳng hạn, trong hành vi mượn, người ta có thể sử dụng: (1) hành vi hứa hẹn trả trong một thời gian ngắn; (2) hành vi than phiền về việc thư viện không có loại sách đó để chuẩn bị cho buổi thuyết trình vào tuần tới; (3) hành vi khen quyển sách hay; (4) hoặc rào đón bằng các biểu thức rào đón lịch sự làm tiền dẫn nhập cho hành vi mượn.
Quy ước việc đánh dấu mức lịch sự trong giao tiếp được thực hiện theo hai tiểu loại:
1/ Vai giao tiếp dành cho sinh viên đối với thầy cô (Sp1<Sp2) {Sp1 (sinh viên); vị thế xã hội thấp hơn (<); thầy cô (Sp2)}
2/ Vai giao tiếp dành cho sinh viên giao tiếp với nhau trong mối quan hệ bạn bè. vị thế xã hội ngang bằng nhau (Sp1=Sp2).
Sau đây là 11 tiêu chí có thể đánh dấu tính lịch sự, trang trọng trong tình huống giao tiếp tại lớp học:
- Dùng những từ đánh dấu sự lịch sự (politeness markers) trong các loại câu có giá trị cầu khiến như: please, be so kind as, kindly. …
72. Could you close the door, please?
- Dùng những trạng từ tình thái để giảm nhẹ tính quyết đoán, tạo cảm giác thoải mái cho người nghe khi họ có sự chọn lựa: simply, perhaps, possibly, rather.…
73. Could you possibly please let us know?
- Dùng những từ làm giảm nhẹ đi tính áp đặt về nhu cầu hành động. Chẳng hạn, trong các lĩnh vực về thời gian, số lượng và chất lượng của điều được yêu cầu (understatement)
74. Could you spare me a minute?
Bạn có thể dành cho tôi một phút được không?
- Dùng những từ, cụm từ hoặc câu với hàm ý rào đón, để cho người nghe có sự chọn lựa như: more or less, some, sort of, kind of, somehow,.… (hedges)
75. Can I borrow some money?
Bạn có thể cho tôi mượn tạm một ít tiền được không?
76. Would you somehow find the time to see me next week?
Bằng giá nào thì tuần tới bạn cũng phải đến chỗ tôi chơi nhé?
- Dùng những trạng từ chỉ mức độ như such, so, quite, really, terribly, absolutely, (intensifiers) để giải thích cho câu nghi vấn phía trước.
77. Can you give me some advice for this problem? I’d be so/awfully disappointed if you don’t help me out.
Em có thể cho chị lời khuyên về vấn đề này được không? Lúc này mà em không giúp thì chị nguy mất.
- Dùng những mệnh đề chứa các cấu trúc tình thái bổ sung thêm ý nghĩa cho câu để ướm thử và tăng khả năng thuyết phục người nghe như: I am sure/ I am certain/ I’m possible/ it’s obvious/ surely/ unfortunately,.… (commitment upgrader) để làm giảm nhẹ tính áp đặt cho hành động hỏi phía sau.
78. I am sure/certain you won’t mind giving me a lift, Ok?
Tôi chắc là bạn sẽ không phiền khi cho tôi đi nhờ xe về nhà, phải không?
- Dùng những từ ngữ làm tiền dẫn nhập vào câu yêu cầu trong cấu trúc của một hội thoại một cách tự nhiên (preparators)
79. Could you do me a favour?
Bạn có thể giúp tôi được không?
- Dùng những từ ngữ hoặc câu để nêu lý do hay giải thích vì sao người nói cần phải yêu cầu người nghe thực hiện hành động (grounders)
80. Would you mind doing my shopping today? I’ve got so many things to do.
Hôm nay bạn đi chợ giúp tôi nhé? Tôi có quá nhiều việc phải làm.
- Dùng những từ ngữ thể hiện rằng người nói không muốn làm phiền người nghe, nhưng do hoàn cảnh bất khả kháng nên người nói phải yêu cầu người nghe thực hiện hành động (disarmers): I hate bothering you but … (Tôi không muốn làm phiền bạn, nhưng …). I’m sorry to trouble you unnecessarily, but… (Xin lỗi đã phải làm phiền bạn, nhưng…)
81. I know you don’t like lending out your notes, but could you make an exception this time?
Tôi biết chị không thích cho mượn tập, nhưng lần này chị có thể dành cho tôi một ngoại lệ được không ạ?
- Dùng những từ ngữ diễn đạt một lời hứa đền đáp xứng đáng như một phần thưởng trong tương lai cho một hành động được yêu cầu nếu được hoàn thành
nhằm để gia tăng khả năng thuận ý, bằng lòng, ưng thuận từ phía người nghe (promise a reward)
82. Would you mind driving to the airport to pick up Lan? I’ll pay for the petrol/
you can take my car .
Bạn vui lòng lái xe đến sân bay đón Mary giúp tôi nhé? Tôi sẽ trả tiền xăng cho bạn/Bạn có thể lấy xe của tôi đi.
- Dùng những từ ngữ thích hợp chỉ lý do, nguyên nhân để giảm tối đa tính áp đặt đối với người nghe khi họ thực hiện một yêu cầu (cost minimizing):
83. I am tired! Will you please help me with this work?
Tôi mệt quá! Xin bạn vui lòng giúp tôi việc này nhé?
Căn cứ trên các yếu tố đánh dấu mức độ lịch sự của hành vi mượn trên thang độ lịch sự3. các ví dụ từ 84 đến 93 có thể minh họa cho hành vi mượn theo các mức độ lịch sự được đánh dấu theo thứ tự bằng các chữ cái A, B, C, D trong tiếng Anh như sau:
Loại A:
84. Professor, may I please borrow some reference books on Statistics?
85. Professor, I hate to trouble you but do you have any material that may be helpful to me?
86. Could I please borrow your book for a few days?
Loại B:
87. Would you mind if I borrow your book?
88. I lack some information for my next presentation. I wonder whether you could lend me some reference books.
Loại C:
89. Could you lend me a book relating to the Statistics?
90. Can I borrow your books for a few days?
Loại D:
91. Lemme (let me) borrow your book?
92. Can I borrow this?
Có thể thấy, hành vi mượn cũng có thể được thể hiện bằng một chuỗi sự kiện ngôn từ gồm từ 2 đến 6 câu theo nghi thức và cũng là chiến lược lịch sự trong hành vi mượn:
93. Dr. Dennis, as you probably know I will be doing a presentation on the English literature in the coming weeks. If it’s not too much trouble, I’d really
3xét trên ngữ liệu khảo sát văn bản từ câu trả lời theo hướng mở dành cho sinh viên, không xét về phương diện ngữ âm (do chưa có đủ thời gian và điều kiện để khảo sát)
appreciate if I could borrow some books from you. I haven’t really found anything substantial at the school’s library. I could arrange to drop by your house and pick them up if that would be more convenient for you.
Trong tập dữ liệu thu thập được qua khảo sát, các ví dụ từ 94 đến 98 minh họa cho các mức độ lịch sự được phân loại theo mức A, B, C, D và E. Trong đó, loại E là câu sai và câu sai không thể có mức độ lịch sự do vậy được xếp vào loại cuối cùng.
Trong hành vi ngôn ngữ tiếng Anh có xuất hiện các trường hợp loại E. Tuy nhiên, trong tiếng Việt không có loại E do sinh viên sử dụng tiếng mẹ đẻ để diễn đạt hành vi ngôn ngữ nên không có loại câu sai (loại E). Khi phân loại câu nghi vấn trong tiếng Anh trên thang độ lịch sự, luận án quy ước loại E là loại câu sai, không thể chấp nhận được do lỗi về phương diện ngữ kết dẫn đến lỗi về ngữ nghĩa-ngữ dụng.
Và nếu dùng những câu sai về ngữ nghĩa-ngữ dụng như loại E thì vô hình trung người nói đã sử dụng một loại hình thức diễn đạt câu không lịch sự khi giao tiếp trong xã hội.
a. Xét theo vai giao tiếp: Sinh viên (SV) và Giáo viên (GV) (Sp1<Sp2) Loại A: 94. May I please borrow the statistics book?
Loại B: 95. Would you mind if I borrow your book for a little while?
Loại C: 96. Could I please borrow that book to study?
Loại D: 97. Can I borrow this for research?
Loại E: 98. *Would you mind to lend me this book?
Câu 98 được xếp loại E do câu sai về ngữ pháp trong tiếng Anh. sau cấu trúc
“Would you mind” phải là một mệnh đề if clause... hoặc V-ing.
b. Xét theo vai giao tiếp: Sinh viên (SV) và Sinh viên (SV) (Sp1 = Sp2):
Loại A: 99. Can I please borrow your book?
Loại B: 100. Can I borrow your statistics book?
Loại C: 101. Do you have that book we've been using?
102. Hey, do you have that book?
Câu 101 và câu 102 thuộc loại câu có hàm ý, gián tiếp gợi ý: nếu bạn có cuốn sách đó, bạn có thể cho tôi mượn được chứ.
Loại D: 103. Let me borrow your book?
Loại E: 104.*Would you like to borrow a book?
Câu 104 là câu không thể chấp nhận được, do dùng sai mục đích phát ngôn. Tác động của lực ngôn trung cho hành vi mượn không thích hợp vì phát ngôn này đã làm đổi vai người cho mượn thành người mượn.
Trong việc phân loại câu nghi vấn trong tiếng Việt, sinh viên là người Việt Nam đang dùng tiếng mẹ đẻ của mình trong các hành vi ngôn ngữ nên không có vấn đề lỗi trong việc sử dụng ngôn ngữ (không xét đến ngữ âm), không xét đến trường hợp dùng ngôn ngữ 8x/9x, ngôn ngữ mạng. Tuy nhiên, kiểu ngôn ngữ “blog” này chỉ nằm trong những loại câu nghi vấn ở trường hợp D, trong trường hợp giao tiếp với tình huống thân mật với bạn bè (SP1=Sp2). Ngôn ngữ mạng này không xuất hiện trong vị thế của hai vai giao tiếp thấp – cao trên trục dọc (Sp1<Sp2) theo cứ liệu khảo sát.