ỨNG DỤNG KẾT QUẢ ĐỐI CHIẾU NHỮNG PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT CÂU NGHI VẤN CỦA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG
Phần 2. Dịch các câu sau đây
4.1.2 Kết quả điều tra phần hai về việc dịch câu nghi vấn từ Anh sang Việt và một số nhận xét về nguyên nhân của tình trạng yếu kém và biện pháp
Bảng 4.4 phân tích những lỗi mà sinh viên thường mắc phải với tần số xuất hiện cao nhằm tìm ra nguyên nhân cũng như các biện pháp để khắc phục.
Bảng 4.4: Phân tích lỗi trên thực tiễn đối dịch Anh-Việt của sinh viên và biện pháp khắc phục
Tiếng Anh Lỗi về ngữ nghĩa-ngữ dụng Biện pháp khắc phục 159a. How often
do you go to church?
Bạn đi nhà thờ bằng gì?
Bạn có hay đi chùa không?
Xem lại nghĩa từ vựng How often và church.
159b. Why bother to write? We'll see him tomorrow.
Tại sao viết lại quá rắc rối?
Viết thư rắc rối làm sao?
Tại sao thường thấy phiền khi viết thư?
Tại sao bạn viết rắc rối?
Tại sao bắt buộc viết?
Hiểu sai giá trị ngôn trung của câu nghi vấn. Cần xem lại mục đích của phát ngôn nghi vấn.
159c. Did you use to go there?
Bạn đi đến đó bằng gì? Hiểu sai loại câu nghi vấn. Cần phân biệt loại câu hỏi “có- không” và câu hỏi chuyên biệt với từ hỏi thế nào (how?) 159d. Should we
go now? Bây giờ chúng ta sẽ đi đâu?
Chúng ta nên đi đâu bây giờ? Hiểu sai loại câu nghi vấn. Cần phân biệt loại câu hỏi “có- không” và câu hỏi chuyên biệt với từ hỏi ở đâu? (where?) 159e. He used
drugs?
Anh ta có sử dụng chất gây nghiện chưa?
Lỗi về diễn đạt sai ý nghĩa của thì quá khứ đơn của động từ trong câu. Cần lưu ý cách dùng thì quá khứ đơn và thì hiện tại hoàn thành.
159f. Did you sell
your car? Bạn có bán xe hơi không?
Bạn đã bán xe của bạn chưa? Lỗi về ngữ nghĩa-ngữ dụng.
Không chú ý động từ diễn đạt thì quá khứ đơn trong tiếng Anh.
159g. How about buying a new watch?
Thấy cái đồng hồ mới mua thế nào?
Làm thế nào để mua chiếc đồng hồ mới?
Giá của cái đồng hồ mới này là bao nhiêu?
Thấy cái đồng hồ mới mua thế nào?
Mua đồng hồ mới khoảng bao nhiêu?
Đồng hồ mới mua thì như thế nào?
Bạn muốn mua một chiếc đồng hồ mới như thế nào?
Cần diễn đạt ngôn ngữ đích đúng với mục đích phát ngôn khi chuyển dịch từ Anh sang Việt.
Đáp án gợi ý/Bản dịch đề nghị cho phần bài tập dịch Anh-Việt như một thông tin phản hồi cho sinh viên:
1. Bạn có hay đi nhà thờ không?
2. Sao cô ấy nghĩ thế?
3. Sao lại phải viết thư? Chúng ta sẽ gặp anh ta vào ngay mai mà.
4. Trước kia bạn có thường đi đến đó không?
5. Bạn giận tôi à?
6. Chúng ta có nên đi ngay bây giờ không?
7. Anh ấy (đã) dùng thuốc phiện ư?
8. Bạn đã bán xe rồi à?
9. Họ ăn tối chưa?
10. Mua một cái đồng hồ mới nhé? / Còn việc mua đồng hồ mới thì sao?
B. NHẬN XÉT
Lỗi là điều tất yếu không tránh khỏi trong việc học ngoại ngữ, vì Anh ngữ là một ngôn ngữ mà sinh viên không có điều kiện sử dụng nhiều bằng tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt. Kết quả dịch Anh-Việt của sinh viên có một số lỗi cần lưu ý và cũng khẳng định vấn đề dịch sang tiếng Việt với các loại câu nghi vấn như trên chưa hẳn là dễ dàng đối với một số sinh viên. Tuy nhiên, trên thực tiễn dịch Anh-Việt, lỗi trong các bài tập dịch các câu nghi vấn từ Anh sang Việt nên được xem là kim chỉ nam cho người dạy về mức độ mà người học đang hướng đến trong quá trình thụ đắc một ngôn ngữ trong từng giai đoạn học tập. Việc chỉ ra những lỗi sai đang là những thử thách và trở ngại đối với người dịch sẽ có giá trị về mặt thực tiễn trong dịch thuật và đem lại lợi ích cho người học như một thông tin phản hồi cần thiết để khắc phục những khó khăn trong quá trình học.
Chẳng hạn, các ví dụ sau đây cho thấy Anh làm gì? là một câu rất bình thường trong nói năng. Nhưng trên thực tế, có vô số câu hỏi với từ “anh” làm chủ thể cho hành động “làm gì”, cùng với ngữ cảnh làm tiền dẫn nhập, hoặc các vị từ và tiểu từ tình thái đi kèm diễn tả một mục đích nhất định nằm đàng sau câu hỏi đó và được đặt dưới hình thức câu nghi vấn qua các ví dụ minh họa trong Bảng 4.5.
Bảng 4.5: Mô tả và minh họa sự hành chức đa dạng của tiểu từ tình thái trong các câu nghi vấn trong tiếng Việt
1. Anh đang làm gì vậy?
2. Anh đang làm gì thế?
3. Anh muốn làm gì?
4. Anh làm gì đi chứ?
5. Anh biết làm gì?
6. Anh không biết làm gì ư?
7. Anh làm gì mà không biết?
8. Anh có biết anh đang làm gì không?
9. Anh làm gì đó?
10. Anh đã làm cái gì rồi?
11. Anh đã làm gì thế?
12. Anh đang làm gì nhỉ?
13. Anh đang làm gì ạ?
14. Anh làm gì thế kia?
15. Anh làm gì ở đây vậy?
16. Tôi đang hỏi là anh đã làm gì ở đây?
17. Anh làm gì chiều hôm qua?
18. Anh định sẽ làm gì tối nay?
19. Anh định làm gì đấy?
20. Anh làm gì ở công ty?
21. Anh làm gì cơ?
22. Anh làm gì nhỉ?
23. Anh có biết là anh đang làm gì không?
24. Tôi muốn biết là anh đang làm gì?
25. Anh làm gì mà vội vàng thế?
26. Anh có thể cho biết là anh đang làm gì không?
27. Anh đang làm gì thế hở trời?
Theo quan điểm ngữ dụng học, khi ngôn ngữ đang hành chức thì cần phải xem xét nó trong quan hệ với ngữ cảnh, nói rộng hơn, phải cân nhắc cả quan hệ giữa người nói và người nghe và cả những gì ở đằng sau chuỗi ngôn từ đã được thốt ra. Vì vậy, triển khai việc dạy và học một thứ tiếng nào đó cần phải đặt các đơn vị câu trong môi trường giao tiếp của chính thứ tiếng đó. Khi nghe một câu, người học phải nhận biết được nội dung của thông tin chứa đựng trong câu và tất cả những ý đồ, mục đích mà người nói muốn nhắm đến. Ngược lại, khi tạo một phát ngôn, người học phải thực sự đủ năng lực biểu hiện tất cả những gì mình muốn tác động đến người nghe ngoài cái nội dung thông tin trên câu chữ. Chính vì vậy, dựa trên các cứ liệu của các kết quả nghiên cứu từ Chương 4, thiết nghĩ các giáo viên dạy tiếng Anh và tiếng Việt như một ngoại ngữ cần vận dụng những quan điểm của ngữ dụng học vào việc biên soạn tài liệu dạy tiếng cũng như việc giảng dạy trên lớp để người học có được khả năng sử dụng tiếng một cách tự nhiên như là người bản ngữ.
Câu “Anh đi đâu?” là một khuôn mẫu, khi muốn chuyển dịch ý nghĩa, người dạy khó có thể có đầy đủ tất cả các tình huống để vận dụng vào sự chuyển dịch những
“mẫu” trên vào đúng cái khuôn lịch sự trong giao tiếp hàng ngày, hoặc ít nhất cũng
muốn bày tỏ cái mục đích mình hướng đến cho người nghe thấu hiểu và hồi đáp đúng, tránh sự hiểu lầm có thể xảy ra. Trong tiếng Việt, người học có thể phân biệt được các câu có hay không có các yếu tố tình thái và phân biệt ý nghĩa giữa các yếu tố tình thái với nhau.
Thật khó có thể hình dung nó có thể được sử dụng những khuôn mẫu trên cho các bối cảnh thông thường bằng vào kết quả nghiên cứu chỉ đơn thuần trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa. Câu hỏi “Anh đi đâu?” không thể thay cho “Anh đi đâu thế?” bởi vì câu sau là một câu được định vị trong không gian-thời gian với quan hệ người nói – người nghe rõ ràng: người nghe phải nhìn thấy đối tượng đang di chuyển, đang chuẩn bị di chuyển, hoặc có dáng vẻ bề ngoài khiến cho ai cũng nghĩ rằng họ sắp di chuyển. Do vậy câu trả lời có thể là: (a) Tôi đang đi ra bưu điện;
(b) Tôi đi ra ngoài căn tin một tí; (c) Tôi có đi đâu đâu (tôi chỉ thay áo khác mặc cho mát thôi); … Trong khi đó, với câu “Anh đi đâu?”, người nghe sẽ phải chất vấn: (a) Hồi sáng này à? Hồi sáng này tôi đi bưu điện. (b) Anh muốn hỏi tối hôm qua à? Tối hôm qua tôi có đi đâu đâu.
Tương tự trong tiếng Anh, chẳng hạn, “Where did you go?” hoàn toàn khác với
“Where are you going?” do sự khác nhau về thì của động từ trong yếu tố ngữ pháp.
Điều này dẫn đến khác hẳn về ngữ nghĩa và cả ngữ dụng vì các tham thoại khi dùng câu này để hỏi có bối cảnh giao tiếp khác nhau.
Qua việc phân tích những lỗi về ngữ nghĩa- ngữ dụng qua các hành vi ngôn ngữ được thể hiện bằng các câu nghi vấn, thiết nghĩ, sinh viên cần luyện tập các cấu trúc này thường xuyên hơn trong giao tiếp bằng tiếng Anh tại lớp học và nên tham khảo các cấu trúc câu nghi vấn trong các giáo trình ngữ pháp tiếng Anh đồng thời kết hợp với việc tham khảo và học tiếng Anh qua mạng Internet.