ỨNG DỤNG KẾT QUẢ ĐỐI CHIẾU NHỮNG PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT CÂU NGHI VẤN CỦA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG
Phần 2. Dịch các câu sau đây
4.1.3 Kết quả điều tra phần ba về mức độ nắm được cách diễn đạt các giá trị ngôn trung của câu nghi vấn và một số nhận xét về nguyên nhân của tình
A. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA PHẦN BA
Kết quả đối dịch các câu nghi vấn Anh-Việt của sinh viên và khả năng nhận diện câu nghi vấn theo mục đích giao tiếp được trình bày trong Bảng 4.6.
Bảng 4.6: Kết quả khảo sát đợt 3 về cách dùng các câu nghi vấn chính danh và phi chính danh trên bình diện ngữ dụng
Câu Số câu đúng Phần trăm câu đúng Số câu sai Phần trăm câu sai
1 196 98.99 2 1.01
2 160 80.81 38 19.19
3 97 48.99 101 51.01
4 195 98.48 3 1.52
5 184 92.93 14 7.07
6 190 95.96 8 4.04
7 149 75.25 49 24.75
8 164 82.83 34 17.17
9 163 82.32 35 17.68
10 178 89.90 20 10.10
Kết quả khảo sát đợt 3 cho thấy câu 3 có tần số xuất hiện cao nhất về lỗi ngữ nghĩa- ngữ dụng, loại này chiếm tỉ lệ 51,01% do lỗi về ngữ dụng. Câu 1 là câu nghi vấn được sinh viên sử dụng tốt nhất trong số 10 câu nghi vấn được khảo sát. Điều này có thể do sinh viên được học cấu trúc May I…? trong ngữ cảnh cụ thể chỉ sự “xin phép” người đối thoại để làm điều gì đó. Và do vậy, loại này có số câu sai ít nhất, chỉ chiếm tỉ lệ 1,01%.
Biểu đồ 4.1: Lỗi về cách sử dụng câu nghi vấn trong tình huống giao tiếp tại lớp học (N=198)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Phần trăm câu sai Phần trăm câu đúng
Số liệu trong Bảng 4.6 và Biểu đồ 4.1 cho thấy các câu nghi vấn thường dùng trong tiếng Anh giao tiếp như câu 2, 3, 7, 8, 9, 10 lại là những thách thức thực sự không nhỏ đối với sinh viên trên lĩnh vực của ngữ dụng học.
Biểu đồ 4.1 minh họa các trường hợp lỗi về ngữ dụng qua bài tập trắc nghiệm về cách dùng câu nghi vấn chính danh và không chính danh trong thực tiễn giao tiếp tại lớp học. Các câu còn lại trong các câu nghi vấn được khảo sát đều có sự xuất hiện các lỗi về ngữ dụng do hiểu sai về lực ngôn trung. Điều này cho thấy ngữ dụng học là môn học đặc biệt quan trọng, cần đưa vào chương trình phổ thông và đặc biệt là đối với các lớp tiếng Anh ở bậc đại học và cao đẳng.
B. NHẬN XÉT
Hỏi để có thông tin; hỏi để chào; hỏi để phàn nàn, chê trách, mỉa mai, châm biếm;
hỏi để khen, để động viên, khuyến khích; hỏi bâng quơ hay hỏi có dụng ý, đó là tính ứng dụng của câu hỏi, loại câu mang nhiều yếu tố tình thái không đơn giản.
Kết quả khảo sát câu nghi vấn trong tiếng Việt của người nước ngoài cũng cho thấy trong một số trường hợp khi người nước ngoài học tiếng Việt, họ có thể sử dụng câu nghi vấn theo đúng quy luật viết chính tả, họ phát âm đúng ngữ điệu khi nói, diễn
đạt đúng trật tự từ theo các vai nghĩa của ngữ pháp chức năng, nhưng dường như lại không thích hợp, không tự nhiên và mang tính rập khuôn nhất định trong một số tình huống giao tiếp. Do vậy, hiểu nó trong ứng xử giao tiếp với nhau đòi hỏi phải xét đến các yếu tố của dụng học.
Đối với học viên Việt Nam học tiếng Anh, điều quan trọng là người học cần phải nhận biết được nội dung của thông tin chứa đựng trong câu và tất cả những ý đồ, mục đích mà người nói muốn nhắm đến; ngược lại, khi tạo một phát ngôn, người học phải thực sự đủ năng lực biểu hiện tất cả những gì mình muốn tác động đến người nghe ngoài cái nội dung thông tin trên câu chữ tiếng Anh. Chính vì vậy, các giáo viên dạy tiếng cần vận dụng những quan điểm của ngữ dụng học vào việc biên soạn tài liệu dạy tiếng cũng như việc giảng dạy trên lớp để người học có được khả năng sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên như là người bản ngữ Anh.
Xét các câu nghi vấn được dùng trong hành vi mượn của sinh viên Việt Nam từ (160a) đến (160l)
Bảng 4.7: Cách thể hiện Vật sở chỉ (Quyển sách) trong câu nghi vấn, xét trên cứ liệu từ hành vi mượn trong tiếng Việt
160a. Dạ thưa thầy, cho con mượn sách?
160b. Cho mượn sách chút mày?
160c. Ê, cho mượn coi?
160d. Cho tao mượn nha?
160e. Cho mình mượn?
160f. Bạn cho tớ mượn với?
160g. Cho mượn nhé?
160h. Cho tôi mượn nó nha.
160i. Tớ mượn quyển sách nha?
160j. Cho mình mượn quyển sách của bạn đi?
160k. Cho tao mượn quyển sách này nhé.
160l. Cô có thể cho em mượn cuốn sách được không?
Nguồn: Trích Phụ lục 6 và Phụ lục 8 qua phiếu khảo sát trong phần Phụ lục của luận án.
Câu 160h cho thấy danh từ sách đã được thay bằng đại từ nó. Từ câu 160c đến 160h thiếu vắng danh từ chỉ vật sở chỉ. Tuy nhiên, bằng phương tiện chỉ trỏ, thái độ, ngữ điệu và ngữ cảnh có tiền giả định xác định cụ thể, người phát ngôn và người thụ
ngôn đều hiểu vật sở chỉ trong câu nghi vấn là quyển sách được nói đến trong câu nghi vấn với lực ngôn trung là “mượn” trong hành vi mượn.
So với tiếng Anh, danh từ book (sách) được nói đến trong hành vi mượn là cuốn sách mà người mượn nghĩ tới khi tiến hành phát ngôn hỏi mượn. Trong ngữ cảnh này, người nói và người nghe đều có chung tiền giả định là cuốn sách được chiếu vật chỉ xuất trong phát ngôn mà người mượn (Sp1) cần mượn. Người thụ ngôn (Sp2) là người “cho mượn” trong phát ngôn của Sp1 về hành vi mượn, và cuốn sách cũng có thể được thế bằng đại từ it hoặc đại từ chỉ định this hay that nếu là một cuốn hoặc them, these hay the (yellow) ones nếu đại từ này thay cho danh từ số nhiều, từ hai cuốn trở lên. Ngoài ra, trong tiếng Anh danh từ book ở đây luôn được xác định bằng các từ hạn định (determiners) đứng trước nó. Chẳng hạn, trong tập dữ liệu khảo sát từ phía sinh viên, các câu sau đây: May I (please) borrow your book?/
Can I borrow that book?/ Would you mind if I borrow a book?/ Can you lend me some books? Và trong tiếng Anh không thể nói: *Can I borrow book? vì từ book cần phải được xác định rõ trong câu hay chỉ xuất rõ trong phát ngôn, nghĩa là cần phải có ít nhất là một từ hạn định đứng trước nó, chẳng hạn, tính từ sở hữu (possessive adjectives): your; mạo từ (articles): a, the; tính từ chỉ định (demonstrative adjectives): this, that,…
Cứ liệu từ Bảng 4.7 cho thấy trong tiếng Việt từ sách trong hành vi mượn thể hiện qua ngữ cảnh, qua tiền giả định trong phát ngôn, qua chỉ trỏ kết hợp với phát ngôn hỏi mượn. Chẳng hạn, từ sách trong các câu 160a, 160i, và 160l thiếu vắng các từ hạn định đứng trước danh từ.
Một hành vi hỏi có khi không cần lời đáp kèm theo nó. Qua khảo sát cách trả lời của sinh viên cho các hành vi ngôn ngữ, có 18 lượt đáp lại hành vi mượn và mời bằng cách chỉ im lặng và hành động hoặc chỉ im lặng mỉm cười khi thực hiện hành động. Khi có lời đáp kèm theo, hành vi hỏi sẽ nằm trong một cuộc thoại có tham thoại hồi đáp theo chủ đề của cuộc thoại. Trong quá trình nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ, do thời gian và điều kiện khảo sát có hạn, các câu trả lời dành cho từng
hành vi ngôn ngữ vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể. Điều này chính là những vấn đề nguyện vọng còn đang bỏ ngõ trong luận án. Tuy nhiên, mục tiêu mà luận án hướng tới là muốn tìm hiểu, khảo sát xem sinh viên sử dụng câu nghi vấn như thế nào, sử dụng các từ ngữ xưng hô ra sao và dạng thức câu nghi vấn đa dạng ở mức độ nào khi sinh viên thực hiện 5 hành vi ngôn ngữ trong lớp học với hai loại vai giao tiếp khác nhau.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi trong cách sử dụng câu nghi vấn trong tiếng Anh của sinh viên là kiểu nói ngắn gọn trong cách diễn đạt câu nghi vấn trong tiếng Việt. Quyền tỉnh lược danh từ chỉ vật sở chỉ trong tiếng Việt báo hiệu vật sở chỉ được nói tới bằng nhiều phương tiện như tiền dẫn nhập, chỉ trỏ, phương tiện dùng đại từ và tỉnh lược các yếu tố xác định vật sở chỉ. Mặc dù vật sở chỉ này có thể được nhận ra dễ dàng trong câu nghi vấn ở tiếng Việt, nhưng chúng có thể trở nên khó hiểu đối với người nước ngoài, do nhiều yếu tố chỉ xuất xác định rõ vật sở chỉ bị lược bỏ đối với người bản ngữ nói tiếng Việt. Nhưng điều này không thể tỉnh lược trong tiếng Anh, nhất là đối với câu nghi vấn mà trên thang độ lịch sụ cần phải thể hiện ở mức trang trọng, lễ phép.