0
Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Hộp 4.5: Tôi thường mua rau ở chợ

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC VÀ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH THỊ NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO THỰC PHẨM TRONG TIÊU DÙNG RAU TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI PHƯỜNG TRUNG VĂN, QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 68 -70 )

tiện đâu thì mua đấy” (phỏng vấn người tiêu dùng tại Từ Liêm, tháng 4 2013)

Đối với những người có thời gian và điều kiện thì họ có thể tự trồng rau để ăn và mua thêm những loại rau mà nhà không trồng được. Trong những người được phỏng vấn họ tự trồng các loại rau ăn lá và đi mua các loại rau ăn cu. Đó cũng là một ứng xử rất tốt để họ có thể giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất có thể.

Bảng 4.10 Thực trạng ứng xử của người dân thành thị khi tiêu dùng rau

Diễn giải Số người Tỷ lệ (%)

Số người tiêu dùng muốn mua RAT 100 100

Khó khăn khi mua RAT

Cửa hàng xa nhà 42 42

Không tin tưởng vào các sản phẩm được gọi là an toàn

27 27

Giá RAT cao 43 43

Địa phương không có của hàng RAT

39 39

Trong địa bàn phường Trung Văn quận Nam Từ Liêm có rất nhiều những tầng lớp sống ở đó, có những người có thu nhập cao và cũng có những người thu nhập thấp. Tuy nhiên khi được hỏi về rau an toàn thì 100% số người được phỏng vấn đều nói muốn mua rau quả an toàn. Nhưng mỗi người lại có những lý dó khác nhau dấn đến viếc có mua rau quả an toàn hay không.43% người tiêu dùng nói rằng giá RAT cao,27% không tin tưởng vào các sản phẩm được gọi là RAT, 42% số người được phỏng vấn nói của hàng xa

nhà, 39% là ý kiến của người tiêu dùng nói địa phương không có cửa hàng RAT(số liệu bảng 4.10).

Điều tra người tiêu dùng cho thấy đa số họ đều nhận thức được rằng rau ăn lá có mức độ rủi ro cao hơn rau ăn củ và rau ăn quả. Nhưng khi ứng xử thì rất ít trong những số người được hỏi ứng xử đúng với những gì mà họ nhận thức được. Cụ thể có đến gần 90% số người tiêu dùng khi đi mua đều mua rau ăn lá để sử dụng cho bữa ăn hàng ngày của gia đình. Mặc dù biết là rủi ro cao nhưng họ vẫn tiêu dùng.

Hầu hết người tiêu dùng đều nhận thức được rằng rau có nguồn gốc từ Trung Quốc có rủi ro cao nhất, rau có nhãn mác rủi ro thấp hơn so với rau không nhãn mác, rau chính vụ sẽ rủi ro thấp hơn so với rau trái vụ. Nhưng khi được hỏi về nguồn gốc, nhãn mác và thời vụ tiêu dùng của 5 loại rau người tiêu dùng thường mua nhất thì chúng tôi nhận thấy rằng có tới hơn 90% người tiêu dùng mua rau không có nhãn mác và chỉ có rất người mua rau có nhãn mác. Mắc dù phần lớn người tiêu dùng mua rau của việt nam nhưng vẫn còn một số ít mua rau ăn quả, củ của Trung Quốc. Rất ít người tiêu dùng nghĩ đến viếc mua rau từ các nước khác bơi giá rau thường cao hơn nhiều so với rau trong nước.

Như vậy có thể thấy qua điều tra người dân thành thị nhận thức được tiêu dùng rau như thế nào là an toàn tuy nhiên khi ứng xử thì có thể do thu nhập cũng có thể do nhu cầu ăn uống mà họ không ứng xử một cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro có rất nhiều người được hỏi đều mua rau ăn lá và không rõ nguồn gốc họ cũng không quan tâm đến mùa vụ của rau. Tuy nhiên vẫn có nhiều người ững xử rất tốt để giảm thiểu rui ro khi tiêu dùng rau dựa vào mức độ của các yếu tốt ảnh hưởng đến rủi ro cảu rau.

Bảng 4.11 Cách lựa chọn hình thức rau của người dân thành thị

Diễn giải Số người

chọn Tỷ lệ (%) 1.Hình thức Mẫu mã đẹp mắt 12 12

Mẫu mã bình thường không dập nát 50 50

Màu sắc tự nhiên 55 55

Màu sắc bóng đẹp 2 2

Mẫu mã xấu xí, có biểu hiện của sâu bệnh

28 28

2. Các lý do về mùi lạ

Có kiểm tra mùi vị của rau khi mua 80 80 Mùi vị lạ có thể do nhiều thuốc BVTV,

thuốc bảo quản

43 43

Mùi vị là do rau hư hỏng, thối nát, không dùng được nữa

7 7

Nguồn: tổng hợp từ điều tra Nhìn vào bảng 6 ta có thể thấy 55% người tiêu dùng lựa chọn mua rau có màu sắc tự nhiên, 50% lựa chon mẫu mã bình thường không dập nát, 28% số người được phỏng vấn mua rau xấu xí có biểu hiện của sâu bệnh. Nhiều người cho rằng rau quả có màu sắc bóng đẹp là ro sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và bảo quản nên họ không chọn mua những loại rau như vậy chỉ cỏ 2% người chọn mua. Người tiêu dùng đêu nhận thức thấy hiện nay người sản xuất sử dụng rất nhiều thuốc BVTV cho việc sản xuất rau để giúp cho năng suất cũng như chất lượng cao hơn cho nên người tiêu dùng dựa vào kinh nghiêm và kiến thức được biết để chọn mua những loại rau có màu sắc tự nhiên và mâu mã xấu xí có biểu hiện của sâu bệnh như thế mới chứng tỏ là

rau an toàn. Đó là những kinh nghiệm được chia sẽ của những người được phỏng vấn.

Không giống như quả, chỉ có những loại rau ăn quả mới thường có những mui vị lạ cho nên khi mua rau người tiêu dùng không quan tâm nhiều về vấn đề mui vị như quả. Theo điều tra cho thấy 80% số người được hỏi quan tâm đến mùi vị của rau. Tuy nhiên khi được hỏi về lý do thì có rất nhiều ý kiến được đưa ra. 43% số người được hỏi quan tâm đến mùi vị của rau cho là mùi vị lạ co thể là do chứa nhiều thuốc BVTV, thuốc bảo quản. Rất ít người quan tâm đến lý do rau hư hỏng, thối nát không dùng được nữa7%. Hiện này người tiêu dùng không chỉ thận trọng trong việc lựa chọn mua rau mà họ còn rất cẩn thận khi đưa ra quyết định có ăn hay không sau khi phát hiện ra rau co dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm. Nghiên cứu thức tế đã chỉ ra rằng 92% trong số người được phỏng vấn đã bỏ đi khi phát hiện có dấu hiệu không an toàn của thực phẩm. Chỉ có 8% là vẫn tiêu dùng một chút và chờ đợi. Như vậy có thể thấy người tiêu dùng rất quan tâm đến rủi ro khi tiêu dùng rau khi có những ứng xử như trên.

4.1.2.3Thực trạng ứng xử của người dân thành thị khi sơ chế, tiêu dùng, bảo quản rau

Bảng 4.12 Thực trạng ứng xử của người dân thành thị khi sơ chế rau

Hình thức Số người

chọn

Tỷ lệ (%) Rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy mạnh,tia

nước nhỏ

41 41

Rửa trong chậu 40 40

Ngâm bằng dung dịch muối 33 33

Ngâm bằng thuốc tím 4 4

Rửa bằng dụng cụ công nghệ ôzne 30 30

Nước gạo 17 17

Dấm 0 0

Ngâm nước bình thường 0 0

Ngâm bằng nước đường 3 3

Tổng số cách chọn 1 40 40

2 54 54

3 trở lên 6 6

Nguồn số liệu điều tra, 2014

Theo chuyên gia dinh dưỡng, tiến sĩ Cao Thị Hậu (2013), để đạt năng suất cao hoặc để diệt các loại sâu rầy, đặc biệt là đối với một số loại rau quả dễ bị sâu phá hại, một số nông dân đã sử dụng quá nhiều phân bón hoá học hoặc phun thuốc trừ sâu đến sát ngày thu hoạch, không tuân thủ thời gian cấm phun thuốc trừ sâu trước khi thu hoạch như quy định. Mặt khác, một số loại rau quả được trồng trong vùng đất bị ô nhiễm, tưới phân tươi hay nước

thải bẩn cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khoẻ người tiêu dùng. Do vậy, để làm giảm hàm lượng thuốc trừ sâu trong rau quả, bạn cần:

1. Ngâm rau trong nước sạch khoảng 5-10 phút mới rửa hoặc dùng nước vo gạo để ngâm, mục đích để trung hòa tính độc tố ở thuốc trừ sâu.

2. Dùng nước muối 5% rửa rau.

3. Dưa chuột, cà tím hoặc những loại củ quả có lượng thuốc trừ sâu đậm đặc tốt nhất là rửa sạch, gọt vỏ ngoài mới ăn.

4. Làm nóng ở nhiệt độ cao cũng làm cho thuốc trừ sâu phân giải, một số loại rau chịu nhiệt như súp lơ, đỗ, rau cần… sau khi rửa sạch, chần qua bằng nước nóng 2 phút làm cho lượng thuốc trừ sâu suy giảm 30%, sau đó nấu ở nhiệt độ cao, như vậy sẽ tẩy trừ được 90% lượng thuốc trừ sâu.

5. Ánh nắng mặt trời làm cho lượng thuốc trừ sâu trên rau bị phá vỡ, phân giải. Để rau dưới ánh nắng mặt trời 5 phút, lượng thuốc trừ sâu tàn lưu trên rau như thủy ngân hữu cơ, clo hữu cơ giảm được khoảng 60%.

Tuy nhiên qua Số liệu điều tra cho thấy cácphương pháp mà người tiêu dùng sử dụng để làm sạch đúng cách lại chiếm tỷ lệ không cao. Có (40% số người được phỏng vấn) áp dụng nhằm làm sạch rau trước khi sử dụng đó là rửa trong chậuvới số lần trung bình từ 2 đến 3 lần. Nhóm người thành thị có thể có điều kiện kinh tế cao và nhận thức về rủi do khi tiêu dung rau tốt nên họ chọn cách làm sạch rau bằng cách rửa bằng dụng cụ công nghệ ozon chiếm 30% trong số những nguời được hỏi. Ngoài rà 41% số người nói rằng họ làm sạch rau bằng cách rử trực tiếp dưới vòi nước chảy mạnh, tia nước nhỏ. Rất ít 4% người tiêu dùng sử dụng thuốc tím để làm sạch rau. Có 33% người sử

dụng cách ngâm rau bằng dung dịch muối để làm sạch. 40% rửa trong chậu là cách mà họ thường xuyên dùng.

Việc làm sạch rau trước khi tiêu dùng là rất quan trọng, mỗi người tiêu dùng lại có những cách khác nhau để sơ chế rau. Theo số liệu điều tra được thì người tiêu dùng rất cẩn thận khi rửa rau. Có tới 54% số người được phỏng vấn sử dụng 2 cách làm sạch rau và 6% người tiêu dùng sử dụng 3 cách trởi lên để làm sạch. Vẫn có những người chủ quan trong việc làm sạch rau trước khi tiêu dùng khi chỉ dùng có 1 cách làm sạch (40% số người được hỏi). Như vậy đa số là người dân đã ý thức được viêc sơ chế rau trước khi tiêu dùng để có thể giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất có thể.

Hộp 4.6: Bác thường rửa rau trong...

Một phần của tài liệu NHẬN THỨC VÀ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH THỊ NHẰM GIẢM THIỂU RỦI RO THỰC PHẨM TRONG TIÊU DÙNG RAU TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI PHƯỜNG TRUNG VĂN, QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 68 -70 )

×