Hộp 4.6: Bác thường rửa rau trong

Một phần của tài liệu Nhận thức và ứng xử của người dân thành thị nhằm giảm thiểu rủi ro thực phẩm trong tiêu dùng rau trường hợp nghiên cứu tại phường trung văn, quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 74 - 112)

ngâm với nước đường khoảng 15 phút. Bác không dùng muối để ngâm rau bởi vì rau ngâm muối lâu cũng không tốt, ngâm đường tốt hơn. Bác nghe người bạn của bác nói như vậy” ( phỏng vấn người tiêu dùng tại Từ Liêm, tháng 4 năm 2014)

Như vậy có thể thấy tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng đúng cách sơ chế để đảm bảo vệ sinh trong tiêu dùng rau là chưa cao.

Bảng 4.13 Ứng xử của người dân thành thị khi sơ chế, chế biến, tiêu dùng rau

Ứng xử của người tiêu dùng Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Cách người tiêu

dùng dùng để đảm bảo VSATTP

Rửa tay trước và sau khi nấu 71 71

Mở vung khi nấu 38 38

Đeo gang tay trong khi nấu

ăn 10 10

Rử dụng cụ trước khi nấu 73 73

2. Số cách dùng để

đảm bảo VSATTP 1-2 cách 72 72

3-4 cách 28 28

3. Cách tiêu dùng rau Nấu chín 99 99

Nấu tái 8 8

Ăn sống 88 88

Nguồn số liệu điều tra, 2014

Có rất nhiều cách để giảm thiểu rủi ro khi tiêu dùng thực phẩm. Trong nấu ăn cũng vậy, tùy vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của mỗi người mà họ có những cách riêng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo số liệu điều tra được thì có 71% trong những số người được phỏng vấn rửa tay, 10% đeo gang tay, 73% rửa dụng cụ trước khi sử dụng và 38% số người tiêu dùng mở vung trong khi nấu và không có mấy người16% chọn cách đeo tạp dề trong khi nấu. Rất nhiều người còn kết hợp các cách với nhau để đảm bảo vệ sinh. Khi có 72% số người được phỏng vấn lựa chọn 1 đến 2 cách để đảm bảo và 28% người tiêu dùng lựa chọn 3 đến 4 cách. Như vậy có thể thấy người tiêu dùng nhận thức rất tốt trong việc giảm thiêu rủi ro khi nấu ăn.

Chất lượng của thực phẩm ngày càng có xu hướng giảm và nguy cơ gây hại cho sức khỏe ngày càng tăng. Ngày càng xuất hiện nhiều những vụ ngộ độc thực phẩm do rau không an toàn gây ra. Tuy nhiên có tới 88% số người được phỏng vấn vẫn có thói quen ăn sống rau do những thói quen mà người tiêu dùng không bỏ được. Mặc dù 99% người tiêu dùng đều nấu chín khi tiêu dùng rau nhưng vẫn ăn sống cho một số loại rau như rau thơn, mui, xà lách ở đó tiềm ẩn nhưng nguy cơ ngộ độc rất cao khi chính người tiêu dùng khó mà nhận ra được đâu là rau an toàn và đâu là rau không an toàn để tránh. Như vậy mặc dù người tiêu dùng nhận thức được cách tiêu dùng nào là an toàn tuy nhiên một số it người tiêu dùng họ vẫn tiêu dùng theo sở thích và nhu cầu.

Bảng 4.14 Lựa chọn cách bảo quản rau của người dân thành thị

Cách bảo quản Số người chọn Tỷ lệ (%)

Để ở môi trường bình thường 28 28

Luôn để trong tủ lạnh 72 72

Dự trữ riêng rau và quả 12 12

Sử dụng túi nilon để bảo quản lạnh 6 6

Phân loại rau trước khi bảo quản

lạnh 11 11

Nguồn số liệu điều tra, 2014 Bảo quản rau là quá trình bảo vệ và hạn chế những biến đổi về chất lượng và hình thức của rau trong khi chờ đợi đưa đi sử dụng. Rau sau khi không sử dụng hết thì được người tiêu dùng đem đi bảo quản để giữ cho rau được tươi ngon lâu hơn và đảm bảo an toàn vệ sinh. Có nhiều cách bảo quản khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như điều kiện của mỗi người tiêu dùng. Nhìn vào số liệu trên bảng 4.14 ta có thể thấy 72% số người được phỏng vấn chọn cách bảo quản luôn để ở trong tủ lạnh với lý do mà họ đưa ra là tươi ngon lâu hơn đảm bảo an toàn hơn nếu để trong tủ lạnh, số người chọn thấp hơn với (28%) người tiêu dùng chọn cách bảo quản để ở môi trường bình thường vi thường sử dụng hết trong ngày, có 12% số người được phỏng vấn chọn cách dữ rau riêng quả riêng và phân loại rau trước khi bảo quản với lý do là tránh bị lây lan nếu như có một loại rau bị hư hỏng. 6% chon cách bảo quản dữ quả luôn khô và họ đưa ra lý do là để tranh các vị khuẩn và sâu bệnh gây hại đến rau làm ảnh đến sức khỏe con người. Có 6% chọn cách bảo quản sư dụng túi nilon với lý do là đảm bảo vệ sinh và tranh vi khuẩn bên ngoai xâm nhập vào rau. Phân loại rau trước khi bảo quan có 11%. Như vậy người tiêu dùng sử dụng rất phong phú các cách bảo quản rau để đảm bảo an toàn vệ sinh. Nhưng cách bảo quản được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất vẫn là để trong tủ lạnh.

4.1.2.4 Thực trạng ứng xử của người dân thành thị xử lý khi có rủi ro thực phẩm xảy ra

Bảng 4.15 Mức độ rủi ro thực phẩm trong tiêu dùng rau

Mức độ Tần suất

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Số

người Tỷlệ(%) Sốngười Tỷlệ(%) Sốngười Tỷlệ(%)

Rất Nghiêm trọng 0 0 2 2 0 0

Khá nghiêm

trọng 0 0 5 5 0 0

Ít nghiêm trọng 0 0 12 12 0 0

Nguồn số liệu điều tra, 2014

Theo những nhận định khách quan của những người bị ngộ độc thì thường ở mức độ ít nghiêm trọng thỉnh thoảng xảy ra với 12% trong số những người bị ngộ độc, vì theo người tiêu dùng nói đơn thuần bị ngộ độc chỉ bị đau bụng, tiêu chảy chứ không có gì đáng nghiêm trọng. ở mức độ khá nghiêm trọng chỉ có 5 người bị chiếm 5% người tiêu dùng cho rằng đây có thể coi là mức độ nghiêm trọng bởi vì họ có biểu hiện chóng mặt, nhức đầu. Rất đáng mừng là ở mức độ Rất nghiêm trọng chỉ có 2 người chiếm 2% trong số người được phỏng vấn bị ngộ độc và họ cho rằng Rất nghiêm trọng bởi vì họ không thể tự điều trị tại nhà mà phải đến cơ sở y tế để điều trị. Như vậy qua điều tra trên địa bàn phường cho thấy tình trạng bị ngộ độc thực phẩm của người dân chỉ ở mức nhẹ.

Bảng 4.16 Ứng xử của người dân thành thị khi bị ngộ độc

Ứng xử của người tiêu dùng Số lượng Tỷ lệ (%) N=19 Cách điều trị của Tự điều trị nghỉ nghơi ở nhà 9 47.4

người tiêu dùng Vấn làm việc bình thường 3 15.8

Đến cơ sở y tế 7 36.8

Loại rau gây ra ngộ độc Rau muống 7 36.8 Rau cải lá 2 10.5 Rau cải bắp 1 5.3 Rau đậu đỗ 1 5.3 Rau giá đỗ 3 15.8 Ngọn rau bí 1 5.3 Sup lơ 1 5.3

Nguồn số liệu điều tra, 2014 Đa số những người bị ngộ độc đều ở mức độ nhẹ, nên khi được hỏi về việc họ sẽ làm gì sau khi bị ngộ độc thì có 47.4% trong số những người bị ngộ độc chọn cách tự điều trị, nghỉ nghơi ở nhà và 15.8% vẫn làm việc bình thường. 36.8% trong những người bị ngộ độc vì một phần có điều kiện, một phần nhà gần cơ sở y tế nên đến thẳng cơ sở y tế khi bị ngộ độc. Như vậy chỉ có vài người đến cơ sở ý tế để điều trị vì họ nghĩ rằng đến cơ sở y tế vừa mất tiền lại tốn thơi gian trong khi mình chỉ bị đơn giản là đau bụng, tiêu chảy hoặc là buồn nôn, nôn. 100% số người bị ngộ độc đều không nghĩ tới việc sẽ điều tra nguyên nhân nào khiến mình bị ngộ độc, yếu tố nào trong thực phẩm khiến mình bị ngộ độc. Thêm nữa, người tiêu dùng cũng rất ngại những chuyện liên quan đến khiếu nại hay kiện tụng, họ ngại dính dáng tới cơ quan chức năng, hay những thủ tục hành chính phức tạp nên không ai khiếu nại tới người bán, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng

Theo điều tra từ người tiêu dùng trong số những người bị ngộ độc thức phẩm thì có đến 36.8% ngộ độc là do ăn rau muống không rõ nguồn gốc và không có nhãn mác. Bị ngộ độc là do ăn rau bắp cải, rau đậu đỗ, ngọn bí, sup lơ không rõ nguồn gốc cũng như không có nhãn mác khi mua rau đều chiếm 5.3% trong tổng số những người bị ngộ độc thực phẩm. 3 người chiếm 15.8% người tiêu dùng rau giá đỗ bị ngộ độc cũng không có nguồn gốc và nhãn mác.

Như vậy có thể thấy tất cả những người bị ngộ độc thực phẩm do rau đều là những loại rau không rõ nguồn gốc và nhãn mác rõ ràng. Hơn nữa trên thị trường bây giời có rất nhiều các cửa hàng nhỏ lẻ bày bán rau nên việc mua được một mớ rau rõ nguồn gốc và có nhãn mác là rất khó. Nếu có thì đòi hỏi giá rau phải cao và phải đi xa theo chia sẻ của người tiêu dùng.

4.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và ứng xử của người dân thành thị nhằm giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng rau

Nhận thức và ứng xử của người tiêu dùng chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau. Có thể do lứa tuổi khác nhau, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập khác nhau.

4.1.3.1 Ảnh hưởng của giới tính đến nhận thức và ứng xử của người dân thành thị nhằm giảm thiểu rủi ro thực phẩm trong tiêu dùng rau

Bảng 4.17 Ảnh hưởng của giới tính đến nhận thức của người dân thành thị nhằmbảo vệ người tiêu dùng

Đơn vị: %

Diễn giải Nam Nữ

Biết chính sách nào của nhà nước liên quan đến ATVSTP 29 46

Biết Lượng VSV gây hại VQMCP 34 42

Biết Nitrast VQMCP 12 17

Biết Dư lượng thuốc BVTV VQMCP 40 59

Biết Kim loại nặng VQMCP 20 26

Biết 1 yếu tố 5 6

Biết 2-3 yếu tố 23 33

Biết 4-5 yếu tố 12 7

Nguồn số liệu điều tra, 2014 Giới tính khác nhau thì nhận thức cũng khác nhau. Tùy theo từng điều kiện và sự việc khác nhau thì sự nhận thức của mỗi người cũng khác nhau. Trong việc tiêu dùng rau cũng vậy, nam giới là người ít khi quan tâm xem cần mua những loại rau nào, tiêu dùng ra sao, những thông tin chung về tiêu dùng rau. Việc nội trợ chủ yếu do người phụ nữ đảm nhiệm nên việc nhận thức của nam giới về rủi ro thực phẩm khi tiêu dùng rau nhìn chung hạn chế hơn nữ giới là điều dễ hiểu.Qua điều tra trên địa bàn quận Nam Từ Liêm Hà Nội cho thấy với 46% nữ nhiều hơn 29% nam có biết về chính sách nào của nhà nước liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. 34% nam biết Lượng VSV gây hại vượt quá mức cho phép,20% Biết Kim loại nặng vượt quá mức cho phép. Tỷ lệ này ở nữ lần lượt là 42% và 26% số người được phỏng vấn biết thế nào là rau

không an toàn. Lượng nitrat vượt quá mức cho phép là tỷ lệ ở nữ biết nhiều hơn nhưng cũng không quá nhiều đó Là 17% và ở nam là 12%. 59% nữ nói rau không an toàn là do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép và ở nam là 40%. Điều đó chứng tỏ tuy người tiêu dùng nam không là người nội chợ chính trong gia đình nhưng họ vẫn có nhận thức rất tốt nhưng vẫn không bằng phụ nữ thường xuyên nội chợ cho gia đình nên họ có nhận thức tốt về các chính sách để bảo vệ người tiêu dùng cũng như thế nào là rau không an toàn. Tuy nhiên Qua điều tra cho thấy tỷ lệ nam giới biết trên 4 đến 5 yêu tố còn cao hơn nữ giới khi có 12% tỷ lệ này ở nữ chỉ có 7%. Nhưng nam giới biết từ 2 đến 3 yếu tố lại chỉ có 23% trong khi đó ở nữ giới là 33%. Nữ giới biết chỉ có tỷ lệ biết 1 yếu tố là không cao hơn nhiều nam giới. Trong khi nữ có 6% biết 1 yếu tố thì tỷ lệ này ở nam là 5%.

Bang 4.18 ảnh hưởng của giới tính tới ứng xử của người dân thành thị

Ứng xử Giới tính

Nam Nữ

1, Mua rau tại siêu thị 13 18

2, Mua rau có mẫu mã bình thường không dập nát

20 29

3, Mua rau có màu sắc tự nhiên 25 28

4, Đeo gang tay khi nấu 31 40

5, Rửa dụng cụ trước và sau khi sử dụng 28 45 Nguồn số liệu điều tra, 2014

Phỏng vấn người tiêu dùng cho thấy tỷ lệ nữ giới có ứng xử cao hơn nam giới khi có 13% nam mua rau ở siêu thị trong khi đó ở nữ là 18%. Người nữ giới cũng thể hiện sự hiểu biết hơn trong việc đi mua rau. Khi có 29% nữ giới mua rau có mẫu mã bình thường không dập nát trong khi nam chỉ có 20% và 28% nữ giới mua rau có màu sắc tự nhiên tỷ lệ này ở nam giới là 25%. Để đảm bảo vệ sinh và giảm thiểu rủi ro trong nấu ăn thì người phụ nữ cũng có tỷ lệ ứng xử cao hơn so với nam giới khi có 40% nữ đeo gang tay khi

nấu tỷ lệ này ở nam chỉ có 31% và rửa dụng cụ trước và sau khi nấu ở nữ là 45% trong khi đó ở nam giới thấp hơn nhiểu chỉ có 28%.

Như vậy có thể thấy giới tính cũng có một ảnh hưởng nhất định trong nhận thức và ứng xử của người dân thành thị trong tiêu dùng rau. Do người phụ nữ là người nội chợ chính trong gia định nên họ phải quan tâm đến sức khỏe của cả gia đình điều đó tạo ra sự khác biệt trong giới tính khi họ có những nhận thức và ứng xử trong việc mua hay tiêu dùng rau

4.1.3.2 Ảnh hưởng của độ tuổi tới nhận thức và ứng xử của người dân thành thị nhằm giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng rau

Bảng 4.19 ảnh hưởng của độ tuổi tới nhận thức của người dân thành thị

Diễn giải Độ tuổi (%)

19-30 31-55 56-70 Biết một số chính sách của nhà nước liên quan đến

ATVSTP

30 40 5

Biết chính sách luật bảo vệ người tiêu dùng 21 2 5 Biết quy định trong sản xuất kinh doanh thuốc BVTV 12 9 1 Biết quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm 18 23 0 Biết cách sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm 13 16 3 Nhìn vào bảng 4.18 có thể thấy độ tuổi được chia ra làm 3 giai đoạn. Với giai đoạn 1 từ 19-30 tuổi là những người đang đi học hoặc mới đi làm. Tuổi từ 31-55 là những người đang làm việc. Còn tuổi từ 56 trở lên là nhưng người nghỉ hưu và nội chợ ở nhà. Qua điểu tra người dân phường Trung văn quân Nam Từ Liêm cho thấy độ tuổi từ 19-30 có 30% số người được hỏi biết một số chính sách của nhà nước liên quan đến ATVSTP con số này ở độ tuổi từ 31-55 là 40% trong khi đó những người cao tuổi từ 56-70 thì chỉ có 5% số

người được hỏi biết. Khi được hỏi về các chính sách để bảo vệ người tiêu dùng thì có 21% số người có độ tuổi từ 19-30 biết chính sách luật bảo vệ người tiêu dùng. Ở độ tuổi từ 31-55 thì chỉ có 2% số người được hỏi biết về chính sách này và 5% là số liệu điều tra được ở độ tuổi 56-70. Có 23% số người được hỏi ở độ tuổi 31-55 biết quy định về VSATTP ở độ tuổi 19-30 là 18% và không có người nào ở độ tuổi 56-70 biết về quy định này. Điều đó cho thấy đối với những người đã nghỉ hưu hoặc nội chợ ở nhà rất ít người biết về các chính sách để bảo vệ người tiêu dùng, hiểu biết nhiều hơn những người cao tuổi là nhưng người học sinh, sinh viên, những người đang đi làm nằm trong độ tuổi từ 19-55 bởi họ có nhiều điều kiên và nhiều hướng khác nhau để có thể tiếp cận các thông tin trong khi tiêu dùng rau. Trong những người tiêu dùng được phỏng vấn tỷ lệ biết sơ cứu người bị ngộ độc cũng không cao. Có 13% người trong độ tuổi từ 19 đến 30 biết sơ cách sơ cứu người bị ngộ độc trong khi đó ở độ tuổi 31 đến 55 cũng chỉ có 16%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất đó là những người trong độ tuổi từ 56 đến 70 khi có 3% biết cách sơ cứu người bị ngộ độc.

Như vậy qua điều tra có thể thấy với những người có độ tuổi từ 56 đến 70 có nhận thức không tốt bằng những người có độ tuổi thấp hơn. Có thể là

Một phần của tài liệu Nhận thức và ứng xử của người dân thành thị nhằm giảm thiểu rủi ro thực phẩm trong tiêu dùng rau trường hợp nghiên cứu tại phường trung văn, quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 74 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w