Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 26 - 35)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước thì trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều đã được phân tích, nghiên cứu và đưa ra giải pháp làm thế nào để gia tăng nhanh năng suất lao động, đẩy mạnh phát

triển kinh tế, đưa đất nước vượt qua đói nghèo và trong khoảng thời gian nhất định phải đuổi kịp các nước trong khu vực. Chính từ bối cảnh ấy, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều công trình nghiên cứu đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu từng góc cạnh cụ thể và đã có những công trình được áp dụng trên thực tế, có những đề xuất để hoàn thiện chính sách, chế độ về ATLĐ và đã có những kết quả nhất định.

Thực tế, ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản nói chung, an toàn và sức khỏe cho người lao động, ATVSLĐ nói riêng. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu sau đây:

1.1.2.1. Các đề tài nghiên cu khoa hc

- “Ứng dụng mô hình quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng” của Viện Khoa học Lao động và Xã hội [44], đề tài nghiên cứu thể hiện các kết quả của sự phối hợp giữa Cục ATLĐ với Viện Khoa học Lao động và Xã hội trong việc nghiên cứu, triển khai thí điểm mô hình hệ thống quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao như khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng tại hai tỉnh Hà Nam (60 doanh nghiệp), Quảng Ninh (60 doanh nghiệp) và một số làng nghề. Theo đó, các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn được lựa chọn để áp dụng thí điểm sẽ được các chuyên gia trong lĩnh vực ATVSLĐ tư vấn cũng như hỗ trợ kinh phí giúp xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ ở đơn vị mình như: cung cấp các tài liệu, thiết bị an toàn, xây dựng góc BHLĐ, công tác huấn luyện ATVSLĐ nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ vừa đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật vừa giúp doanh nghiệp thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, giúp giảm thiểu TNLĐ, BNN. Trên cơ sở này tổng kết, rút kinh nghiệm để hoàn thiện quy trình và xây dựng mô hình. Từ đó nhân rộng việc áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ trong cả nước. Tuy nhiên, việc áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ vẫn còn nhiều khó khăn do đa phần doanh nghiệp quy mô nhỏ chưa quan tâm đúng mức đến công tác ATVSLĐ; cán bộ làm công tác ATVSLĐ chưa chủ động trong công tác đôn đốc, hướng dẫn triển khai; người lao động chưa có ý thức chấp hành nội quy làm việc;

một số doanh nghiệp vẫn còn thực hiện mang tính chất đối phó;…

- “Nghiên cứu và áp dụng thử mô hình quản lý rủi ro trong sản xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động ở các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ” của Nguyễn Thắng Lợi [23], đã chỉ ra rằng: Để nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ cần phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau:

(i) Ở tầm vĩ mô, cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống quản lý nhà nước đối với ATVSLĐ;

(ii) Ở tầm vi mô, cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp đối với ATVSLĐ. Cụ thể là:

+ Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cần phải áp dụng một số giải pháp sau:

Tăng cường QLNN việc cấp phép đầu tư, chỉ cho phép những doanh nghiệp đủ điều kiện về vốn, kỹ thuật, con người tham gia hoạt động khai thác đá xây dựng.

Trong quá trình xem xét cấp phép đầu tư, cần phải xem xét khả năng đảm bảo môi trường và ATVSLĐ trên cơ sở xem xét các yếu tố như: nguồn vốn, cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ khai thác, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, chương trình đào tạo nguồn nhân lực. Chỉ cấp phép cho các dự án có đủ năng lực khai thác và năng lực đảm bảo môi trường và ATVSLĐ nhằm loại bỏ hoàn toàn sự hình thành các doanh nghiệp không đủ năng lực tham gia hoạt động khai thác đá.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt các doanh nghiệp vi phạm.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện và xử phạt nghiêm những doanh nghiệp vi phạm tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật an toàn trong khai thác đá; kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với những doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng, nhằm góp phần ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Xây dựng và hướng dẫn các doanh nghiệp khai thác đá áp dụng mô hình quản lý ATVSLĐ hiệu quả. Ở tầm vĩ mô, nhà nước cần phải nghiên cứu xây dựng mô hình QLNN về ATVSLĐ trong các cơ quan QLNN và mô hình hiệu quả trong doanh nghiệp để hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng.

Hiện nay, xu hướng chung trên thế giới là áp dụng kiểu hệ thống quản lý ATVSLĐ đổi mới, sử dụng phương pháp kiểm soát an toàn chỗ làm việc. Có thể

tham khảo các mô hình quản lý đó làm cơ sở để xây dựng mô hình quản lý ATVSLĐ áp dụng ở Việt Nam.

+ Đối với các doanh nghiệp cần áp dụng một số giải pháp sau đây để nâng cao hiệu quả quản lý, đồng thời góp phần làm thay đổi quan điểm và hình thành dần cách thức quản lý mới:

Tăng cường sự tham gia của lãnh đạo vào quá trình quản lý ATVSLĐ: Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ rõ lãnh đạo doanh nghiệp trực tiếp quản lý ATVSLĐ sẽ quyết định sự thành công của hệ thống quản lý ATVSLĐ. Lãnh đạo không chỉ đóng vai trò là người xem xét, phê duyệt kế hoạch, chương trình ATVSLĐ và chỉ đạo các bộ phận của doanh nghiệp thực hiện mà còn tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý ATVSLĐ: từ việc xây dựng chính sách, mục tiêu ATVSLĐ, kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động ATVSLĐ. Lãnh đạo không những trực tiếp quản lý quá trình sản xuất mà còn trực tiếp quản lý môi trường và ATVSLĐ. Bộ phận ATVSLĐ chỉ là một trong những người thừa hành, triển khai công việc.

Tích hợp quản lý ATVSLĐ vào trong hệ thống quản lý chung của doanh nghiệp:

Theo kinh nghiệm thế giới, việc tích hợp quản lý ATVSLĐ vào hệ thống quản lý chung của doanh nghiệp cho phép vừa nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ vừa nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý sản xuất chung của doanh nghiệp. Người sử dụng lao động phải coi ATVSLĐ là một bộ phận không thể tách rời của quá trình sản xuất và tiếp cận quản lý nó như tiếp cận quản lý đối với quá trình sản xuất. Quản lý ATVSLĐ và quản lý sản xuất, quản lý môi trường phải được thực hiện đồng thời, thống nhất từ trên xuống và được điều hành trực tiếp bởi lãnh đạo doanh nghiệp. Hiện nay, tất các hệ thống quản lý ATVSLĐ tiên tiến đều có cấu trúc tương thích với các hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường. Chính sự tương thích của các hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường và quản lý ATVSLĐ là điều kiện tiên quyết để có thể tích hợp chúng vào một hệ thống quản lý chung, thống nhất.

Tăng cường sự tham gia của người lao động vào quản lý ATVSLĐ: Theo quan điểm mới, trong quản lý ATVSLĐ, người lao động vừa là đối tượng vừa là chủ thể

quản lý, người lao động tham gia trự tiếp vào quá trình quản lý. Muốn nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ cần đảm bảo cho người lao động được tham gia và tham gia hiệu quả vào quá trình quản lý. Để người lao động có thể tham gia tích cực và hiệu quả vào quản lý ATVSLĐ thì người lao động phải được: i) đào tạo kiến thức về ATVSLĐ để có đủ năng lực để thực hiện ATVSLĐ trong quá trình thực thi công việc tại chỗ làm việc; ii) cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực về ATVSLĐ; iii) quyền phản ánh, trao đổi về những bất cập liên quan đến ATVSLĐ tại chỗ làm việc;

iv) tham gia xây dựng kế hoạch ATVSLĐ, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát các hoạt động và kết quả ATVSLĐ; và v) doanh nghiệp có chính sách, cơ chế khuyến khích người lao động tham gia vào quản lý ATVSLĐ.

Áp dụng qui trình đánh giá và kiểm soát rủi ro: Muốn nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ cần phải áp dụng phương pháp kiểm soát an toàn chỗ làm việc thay cho phương pháp kiểm soát an toàn cá nhân mà hiện nay các doanh nghiệp đang sử dụng.

Phương pháp kiểm soát an toàn chỗ làm việc: Chú trọng tới việc kiểm soát các mối nguy hại tại chỗ làm việc bằng cách thiết lập chỗ làm việc an toàn và sử dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro để quản lý các mối nguy hại. Qui trình đánh giá và kiểm soát rủi ro là công cụ để doanh nghiệp quản lý các mối nguy hại.

1.1.2.2. Các công trình nghiên cu là sách, tài liu tham kho, báo, tp chí Các công trình nghiên cứu khoa học là sách, tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài luận án có khá nhiều, song, đáng chú ý là các công trình khoa học sau đây:

- " Thực trạng quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản trong bối cảnh phát triển bền vững ở Việt Nam" của Viện Tư vấn và Phát triển, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam [45], xuất phát từ thực tiễn những năm gần đây, ngành khai thác khoáng sản đã bộc lộ nhiều yếu điểm dẫn đến TNLĐ, BNN xảy ra rất nhiều và nghiêm trọng, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, hiệu quả kinh tế thấp, để lại nhiều hậu quả đối với môi trường, xã hội. Các văn bản pháp luật về tài nguyên khoáng sản cũng còn nhiều lỗ hổng. Để đảm bảo phát triển bền vững, Việt Nam cần có những điều chỉnh hợp lý về khung pháp lý cũng như tổ chức QLNN ngành

khai thác khoáng sản theo hướng sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, hài hòa vấn đề môi trường, giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và bảo vệ môi trường và ATVSLĐ.

Cuốn sách đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về ngành khai thác khoáng sản Việt Nam. Cuốn sách được nghiên cứu rất công phu của các nhà khoa học, phân tích, đánh giá và phản ánh rõ các nội dung sau đây: (1) Phân tích ý nghĩa, vai trò của quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản đặt trong bối cảnh phát triển bền vững ở Việt Nam; (2) Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý, khai thác khoáng sản của Việt Nam trong bối cảnh phát triển bền vững; làm rõ những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản. Đặc biệt, tác phẩm chỉ rõ hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam chưa thực sự gắn kết sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên bảo vệ an toàn và sức khỏe cho người lao động; ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; (3) Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; đảm bảo khai thác gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động; gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động trong ngành khai thác khoáng sản.

- "Cuốn sách quản lý môi trường lao động" của Lê Vân Trình [42], đây là cuốn sách phục vụ nghiên cứu, giảng dạy cho sinh viên các trường Đại học kỹ thuật. Nội dung cơ bản được tác giả đi sâu nghiên cứu về môi trường lao động và quản lý môi trường lao động nói chung, với đặc điểm, nội dung và tiêu chí cụ thể nhằm đảm bảo quản lý tốt môi trường lao động cho người lao động.

Thông qua cuốn sách giúp người đọc có thể hiểu được phần nào về môi trường lao động tại các khu vực làm việc, các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường làm việc của người lao động. Từ đó, có thể nhận biết được các nguy cơ có thể gây ra TNLĐ, BNN, các yếu tố gây hại tới sức khỏe cho người lao động và đưa ra các

giải pháp khắc phục để đảm bảo cho người lao động có được môi trường làm việc tốt nhất.

- "Luật Lao động cơ bản" của Nguyên Diệp Thành [33], cuốn sách được biên soạn nhằm mục đích phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy trong các trường Đại học, Viện nghiên cứu về lao động, tổ chức lao động. Cuốn sách cung cấp những kiến thức hữu ích trong nghiên cứu và hoạch định chính sách nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, tổ chức xã hội nói chung, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh khai thác tài nguyên khoáng sản nói riêng.

Nội dung chính của sách tập trung vào việc phân tích các vấn đề về: Cơ sở lý luận về ATVSLĐ, bao gồm khái niệm, nguyên tắc, ý nghĩa của quy định về ATLĐ và VSLĐ; trách nhiệm về ATLĐ và VSLĐ; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động; quyền và nghĩa vụ của người lao động; trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực ATVSLĐ, thanh tra về ATVSLĐ); vai trò của Công đoàn trong lĩnh vực ATVSLĐ; các biện pháp và tiêu chuẩn về ATVSLĐ.

- :An toàn và vệ sinh lao động trong ngành mỏ" của Bùi Xuân Nam [25], đã chỉ ra những bản chất, nội dung của ATVSLĐ; hệ thống pháp luật và QLNN về ATVSLĐ; ATVSLĐ trong ngành mỏ. Thông qua đó, giúp ích cho người đọc hiểu rõ những vấn đề quan trọng, như: ATVSLĐ trong khai thác mỏ, như: VSLĐ trong ngành mỏ; hệ thống hóa những kiến thức chung nhất về ATVSLĐ trong đó đưa ra một số vấn đề: khái niệm về BHLĐ, ATVSLĐ; ĐKLĐ và các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động; các biện pháp kỹ thuật ATVSLĐ; đồng thời giúp những người làm công tác quản lý, người sử dụng lao động, người lao động có những kiến thức về nhận dạng mối nguy, đánh giá và phân tích nguy cơ có thể xảy ra tại nơi làm việc từ đó giúp cho người làm công tác quản lý, công tác an toàn, người sử dụng lao động và người lao động có ý thức được với công việc của mình, giúp cho công tác phòng tránh tác hại của các yếu tố nêu trên đạt hiệu quả, giảm thiểu được tối đa những nguy cơ xảy ra đối với con người trong quá trình làm việc;

phân tích kỹ thuật an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên đặc biệt chú ý tới các biện

pháp khai thác để đảm bảo an toàn, bên cạnh đó phần này cũng đưa ra những phương pháp nhằm xác định và đánh giá mức độ rủi ro trong khai thác mỏ lộ thiên;phân tích hệ thống pháp luật và những quy định QLNN về ATVSLĐ cũng được đề cập rất chi tiết ở đây.

Giáo trình này là tài liệu rất hữu ích để nghiên cứu sinh có thể tham khảo những kiến thức về tổ chức thực hiện và triển khai công tác ATVSLĐ để đưa ra các giải pháp về ATVSLĐ đối với các DNKTĐXD tại Việt Nam.

- "Bảo hộ lao động" của Nguyễn An Lương [24], cuốn sách được xuất bản bởi một Chuyên gia đầu ngành về bảo hộ lao động nói riêng, ATVSLĐ nói chung đã có nhiều năm làm công tác nghiên cứu, quản lý về BHLĐ chỉ đạo và là tác giả trực tiếp giữ vai trò chủ biên. Cuốn sách đã tập hợp được sự đóng góp quý báu của những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực BHLĐ. Thực sự là một tài liệu rất bổ ích đề cập một cách đầy đủ nhất đến những vấn đề cơ bản của công tác BHLĐ, từ những khái niệm, những nội dung chủ yếu của công tác BHLĐ, các vấn đề pháp luật, chế độ chính sách, công tác quản lý, xây dựng chiến lược, phong trào quần chúng hoạt động về BHLĐ cho đến những nội dung khoa học kỹ thuật BHLĐ. Sách gồm đã trình bày một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống nội dung của công tác BHLĐ. Tác giả khi trình bày các nội dung biên soạn đã cố gắng chọn lọc những kiến thức cơ bản, tiếp cận với các kiến thức mới, cập nhật kịp thời các thông tin trong nước và quốc tế.

- "Giáo trình An toàn mỏ" của Phạm Ngọc Lợi [22], cuốn sách nhằm giúp người đọc có được nhận thức đầy đủ về mối liên hệ giữa môi trường và con người, sinh vật và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội đất nước. Đồng thời giúp cho người đọc nhận thức đúng hơn về ATLĐ, mục đích, vai trò, ý nghĩa của công tác an toàn và BHLĐ và các quy định an toàn khi đi lại, làm việc tại mỏ: Quy định an toàn khi vận chuyển người, thiết bị ra vào lò, quy định vận hành một số thiết bị mỏ chuyên dùng, quy định an toàn khi nổ mìn...từ nhận thức đó hướng cho người đọc thấy được sự cần thiết nâng cao hiệu lực QLNN về môi trường và các biện pháp phòng chống các tai nạn xảy ra trong hoạt động khai thác mỏ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)