Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn, vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 139 - 143)

UBND TỈNH (THÀNH PHỐ)

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

4.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn, vệ sinh lao động

4.2.5.1. Đề xut tăng cường lc lượng cán b thanh tra, kim tra, v an toàn, v sinh lao động

Theo Đề án Nâng cao năng lực thanh tra ngành LĐTBXH đến năm 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 11/11/2013, có các nhiệm vụ:

Hoàn thiện hành lang pháp lý về tổ chức, hoạt động và chế độ, chính sách đối với thanh tra ngành LĐTBXH: Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động và chế độ, chính sách đối với thanh tra ngành LĐTBXH; xây dựng tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ các ngạch thanh tra viên ngành LĐTBXH; xây dựng, áp dụng thống nhất quy trình, nội dung thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi QLNN của ngành LĐTBXH.

4.2.5.2. Kin toàn t chc thanh tra ngành lao động - thương binh và xã hi - Về biên chế: Rà soát đội ngũ thanh tra viên, công chức thanh tra làm cơ sở xây dựng kế hoạch biên chế; xây dựng kế hoạch biên chế dài hạn làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm; xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm trên cơ sở vị trí việc làm và cơ sở cơ cấu ngạch công chức, phù hợp với kế hoạch biên chế dài hạn;

- Về tổ chức bộ máy: Kiện toàn tổ chức bộ máy trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao của Thanh tra Bộ; các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực LĐTBXH; Thanh tra Sở LĐTBXH; nghiên cứu, thí điểm mô hình tổ chức của thanh tra Sở LĐTBXH đối với địa bàn có số lượng doanh nghiệp và số lượng lao động lớn; nghiên cứu thành lập đại diện của Thanh tra Bộ ở một số vùng kinh tế trọng điểm để kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực LĐTBXH.

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ thanh tra viên: Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho thanh tra viên, công chức thanh tra: Rà soát về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của thanh tra viên, công chức thanh tra làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ hàng năm hoặc 5 năm; xây dựng đội ngũ giảng viên để thực hiện nhiệm vụ bổi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ thanh tra viên, công chức thanh tra; xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về thanh tra lĩnh vực LĐTBXH cho đội ngũ thanh tra viên, công chức thanh tra và đội ngũ giảng viên.

- Ngoài ra, nghiên cứu sinh đề xuất cần phải thành lập và tăng cường lực lượng thanh tra “chuyên ngành ATVSLĐ” ở các cấp: Trung ương và cấp tỉnh. Bởi vì hiện nay thanh tra lao động đang rất thiếu về số lượng và yếu về nghiệp vụ (thậm chí có Sở LĐTBXH không có một thanh tra ATVSLĐ nào nên rất khó trong thanh tra, điều tra TNLĐ). Mặt khác, thanh tra ATVSLĐ có tính phức tạp, đặc thù riêng: Vừa là hoạt động thanh tra con người thực thi chính sách, chế độ, lại vừa kiểm tra độ an toàn của máy, thiết bị, công cụ sản xuất; đây cũng là hoạt động mang tính phòng ngừa bảo vệ tính mạng của người lao động (không hồi tố được khi sức khỏe, tính mạng của người lao động đã bị xâm hại). Ở cấp Trung ương ngoài thanh tra Bộ LĐTBXH, cần giao thêm chức năng thanh tra ATVSLĐ cho Cục An toàn Lao động ở bộ LĐTBXH, thanh tra ATVSLĐ các lĩnh vực đặc thù cho các Cục, hoặc phòng ATLĐ ở bộ Quốc phòng, Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, bộ Khoa học Công nghệ. Đây là lực lượng công chức đông đảo thực hiện nhiệm vụ QLNN rất có kiến thức, kinh nghiệm trong công tác ATVSLĐ nói chung, thanh tra nói riêng. Ở địa phương ngoài Sở LĐTBXH... cũng giao thêm nhiệm vụ cho các công chức chuyên ngành kỹ thuật đang làm nhiệm vụ QLNN ở các phòng thuộc các sở Công thương, Xây dựng, Giao thông vận tải thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ. Nếu đề xuất này được thực hiện sẽ có thêm hàng nghìn cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ sau khi được đào tạo thêm nghiệp vụ thanh tra ATVSLĐ.

Đây mới là mấu chốt của việc tăng cường lực lượng thanh tra ATVSLĐ và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra ATVSLĐ.

Ở cấp huyện hiện nay đang quản lý hàng trăm, thậm chí có huyện quản lý hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cấp huyện và xã là cơ quan QLNN sâu sát nhất trên địa bàn, mà cấp tỉnh không thể nắm bắt quán xuyến quản lý hết được.

Chính vì vậy, tại phòng lao động cấp huyện nên biên chế thêm từ 01 đến 02 cán bộ chuyên ngành kỹ thuật làm công tác quản lý và thanh tra ATVSLĐ ( trừ điều tra TNLĐ) để giúp UBND cấp huyện quản lý về ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.

Cấp xã là cấp QLNN thấp nhất và sát người dân nhất, ở UBND cấp xã có cán bộ lao động- văn hóa sẽ giúp UBND nắm bắt và quản lý ATVSLĐ.

Cần tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cho các cơ quan QLNN ở cấp huyện và cấp xã. Bên cạnh đó cần tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động thăm dò, khai thác theo hướng liên ngành, đảm bảo các mỏ đá phải được kiểm tra định kỳ theo quy định.

Sau kiểm tra phải có đánh giá và kết luận về tình trạng an toàn trong khai thác và xử lý nghiêm các vi phạm quy định về thiết kế mỏ, quy trình khai thác; quy định về điều kiện năng lực của các tổ chức, cá nhân khai thác đá; quy định về ATLĐ, quản lý và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, vệ sinh môi trường và các quy định khác của pháp luật. Thu hồi giấy phép khai thác đối với các tổ chức, cá nhân không tuân thủ và cố tình vi phạm các quy định nêu trên.

Đổi mới phương pháp thanh, kiểm tra theo hướng thiết thực hiệu quả: Lấy công tác tự kiểm tra là chính. Tự kiểm tra theo Bảng kiểm định để phát hiện sai phạm của đơn vị, ngành, địa phương mình để có biện pháp kịp thời khắc phục.

Thanh tra có trọng điểm, tập trung vào những vấn đề nóng, nơi có nguy cơ và xảy ra nhiều TNLĐ nhất. Thanh tra điểm nhưng xử lý nghiêm khắc để tăng cường tính răn đe. Công bố những sai phạm về đơn vị quản lý và trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, công cụ để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra có chất lượng, hiệu quả hơn.

Đào tạo, huấn luyện kiến thức, nghiệp vụ thanh kiểm tra cho cán bộ ở địa phương, cơ sở, doanh nghiệp để họ tự thanh kiểm tra ở địa phương, đơn vị mình, kịp thời phát hiện sai phạm từ đó ngăn chặn các nguy cơ gây TNLĐ, BNN.

Tăng cường các chế tài, mức xử phạt để đủ sức răn đe đối với những hành vi vi phạm trong công tác ATVSLĐ; xử lý, kỷ luật, tổ chức điều tra và đưa ra xét xử nghiêm minh các vụ TNLĐ nghiêm trọng, làm chết nhiều người, TNLĐ khác có dấu hiệu tội phạm theo quy định của pháp luật.

Phát huy vai trò của hệ thống đoàn thể phối hợp triển khai, tuyên tuyền, huấn truyền và giám sát thực hiện ATVSLĐ ở các cấp quản lý, nhất là trong các DNKTĐXD.

Kịp thời phát hiện những khiếm khuyết, thiếu sót trong hệ thống văn bản pháp luật về ATVSLĐ để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 139 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)