Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 97 - 101)

UBND TỈNH (THÀNH PHỐ)

3.2.5. Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá xây dựng

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ATVSLĐ trong các DNKTĐXD là khâu quan trọng trong QLNN, thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình sản xuất - kinh doanh khoáng sản. Vì vậy, trong giai đoạn từ 2009 - 2014, Trung ương và các địa phương đã tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ ở các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đá xây dựng.

Ở cấp Trung ương, mỗi năm tổ chức khoảng 02 đoàn thanh tra chuyên ngành về ATVSLĐ thực hiện thanh tra các DNKTĐXD. Tính trung bình mỗi năm thanh tra được trên 10 doanh nghiệp.

Đối với cấp địa phương, công tác thanh tra, kiểm tra tại các DNKTĐXD chủ yếu vẫn là triển khai lồng ghép trong hoạt động của các Sở, Ngành, chưa tổ chức được các cuộc thanh tra chuyên ngành cho lĩnh vực khai thác đá xây dựng. Chỉ một số tỉnh có nhiều DNKTĐXD như Yên Bái, Lào Cai, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Tĩnh, Đồng Nai...tiến hành được nhiều lượt thanh tra, kiểm tra hơn, trung bình mỗi năm mỗi tỉnh có khoảng 8-10 DNKTĐXD được thanh tra, kiểm tra.

Theo số liệu báo cáo từ Thanh tra Bộ LĐTBXH, số lượng các DNKTĐXD được thanh tra trên phạm vi cả nước còn quá ít so với số lượng DNKTĐXD thực tế đang hoạt động và không đồng đều qua các năm (xem Biểu đồ 3.6).

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Biểu đồ 3.6. Tình hình thanh tra an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng giai đoạn từ năm 2010 đến 2014

Nguồn: Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [32, tr.24].

Qua các đợt thanh tra, kiểm tra của cơ quan QLNN cũng đã chỉ ra các sai phạm của doanh nghiệp và yêu cầu khắc phục trước khi tiếp tục tiến hành khai thác.

Tuy nhiên, số đợt tiến hành thanh tra, kiểm tra trên cả nước hiện nay vẫn còn quá ít so với số lượng các DNKTĐXD. Vì vậy, có những DNKTĐXD hoạt động rất lâu nhưng vẫn chưa được thanh tra, kiểm tra; chỉ đến khi xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng thì mới bị phát hiện đã hoạt động khai thác đá xây dựng không đảm bảo, đủ điều kiện về ATVSLĐ.

Hiện nay, Thanh tra chuyên ngành về ATVSLĐ có 02 cấp: Thanh tra Bộ LĐTBXH và Thanh tra các Sở LĐTBXH địa phương. Quan hệ giữa Thanh tra Bộ

và Thanh tra Sở là quan hệ về nghiệp vụ. Thanh tra Bộ có nhiệm vụ hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra Sở, giúp cho ngành tăng cường hiệu lực QLNN trong lĩnh vực ATVSLĐ.

Nhìn chung trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ tuy có nhiều cố gắng nhưng do nguồn lực hạn chế nên mỗi năm cũng chỉ thanh tra được khoảng 0,22% số doanh nghiệp trong cả nước. Chất lượng các cuộc thanh tra cũng còn nhiều hạn chế.

Đơn vị tính: (%)

31%

51% 3%

15%

Các ngành kỹ thuật khác Chuyên ngành khai thác mỏ

Luật, kinh tế, LĐXH Các ngành khác

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ lực lượng thanh tra chia theo chuyên ngành đào tạo

Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [6].

Theo như số liệu thống kê hiện tại toàn ngành lao động có tổng số 430 thanh tra viên, tuy nhiên trong số đó chỉ có khoảng 3 % số thanh tra có trình độ chuyên môn chuyên ngành khai thác mỏ. Đây rõ ràng là con số còn quá ít so với số lượng các doanh nghiệp khai thác đá trên thực tế.

Trong quá trình hoàn thiện và kiện toàn bộ máy nên công tác thanh tra về ATVSLĐ trong lĩnh vực khai thác đá xây dựng còn có một số khó khăn như: Số lượng các doanh nghiệp hoạt động khai thác đá xây dựng tăng nhanh và diễn biến phức tạp trong khi số lượng thanh tra viên không tăng, thanh tra có trình độ chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến khai thác khoáng sản thì không nhiều; hệ thống cung cấp thông tin về pháp luật cho thanh tra viên còn hạn chế. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn này vẫn chưa đầy đủ và đang trong quá trình bổ sung, hoàn thiện;

Công tác tự kiểm tra của doanh nghiệp cũng được tổ chức thực hiện. Tuy vậy, công tác tự kiểm tra cũng chỉ được diễn ra ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, có tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác ATVSLĐ. Chất lượng công tác kiểm tra cũng còn hạn chế do trình độ năng lực của cán bộ kiểm tra, do thiếu phương tiện phục vụ đo kiểm, do sự né tránh của người lao động

Vì vậy có thể đánh giá chung công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ hiện nay đối với các doanh nghiệp còn rất hạn chế cả về số lượng, chất lượng. Bên cạnh đó do quy định về xử phạt vi phạm các quy định về ATVSLĐ còn rất nhẹ nên việc xử phạt chưa đủ sức răn đe nên nhiều chủ sử dụng lao động còn né tránh trách nhiệm về công tác ATVSLĐ chạy theo lợi nhuận.

Bên cạnh đó do QLNN nói chung, QLNN về ATVSLĐ còn nhiều hạn chế, bất cập, thiếu sự QLNN trong hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, hơn nữa do quá dễ dãi trong việc cấp mỏ và đăng ký kinh doanh nên đa số các DNKTĐXD khi đi vào hoạt động đều không đảm bảo điều kiện kỹ thuật, an toàn, hoặc không tuân thủ thiết kế, biện pháp thi công, hoặc thiếu trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.

Bảng 3.2: Kết quả tổng kiểm tra công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

STT Nội dung khảo sát Số DN

thực hiện

Tỷ lệ phần trăm (%)

1 Bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ 192 86,88

2 Lập, phê duyệt thiết kế mỏ 127 57,47

3 Huấn luyện ATLĐ cho Người lao động trước khi

vào làm việc tại mỏ 88 39,82

4 Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho Người

lao động 102 46,15

5 Xây dựng nội quy, quy trình vận hành thiết bị và

niêm yết tại nơi làm việc 65 29,41

6 Kiểm định các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm

ngặt về ATLĐ 58 26,24

7 Thưc hiện việc báo cáo định kỳ về ATVSLĐ 141 63,80

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường [11]

Qua kết quả tổng kiểm tra công tác QLNN về khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Bộ: Công Thương, Xây dựng, LĐTBXH, UBND tỉnh, thành phố liên quan tại các cơ sở khai thác đá xây dựng cho thấy chỉ có 42,53 đơn vị thực hiện lập, phê duyệt thiết kế mỏ, có 59,86% số đơn vị tổ chức huấn luyện ATVSLĐ, 63% có trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, 45,6% có quy định vận hành máy, thiết bị, chỉ có 11% thực hiện báo cáo định kỳ về ATVSLĐ. Tính chung có trên 50% số đơn vị, DNKTĐXD được cấp phép vi phạm các quy định về ATVSLĐ. Còn các đơn vị khai thác trái phép vi phạm còn đặc biệt nghiêm trọng hơn (Tổng số doanh nghiệp được thanh, kiểm tra: 221 doanh nghiệp). Công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do thiếu thanh tra viên chuyên ngành khai thác khoáng sản nên việc thanh tra còn rất ít số cuộc, chất lượng các cuộc thanh tra còn rất hạn chế.

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)