Nguyên tắc của quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 56 - 62)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2.2. Nguyên tắc của quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng

Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD có những nguyên tắc rất rõ ràng, đó là:

2.2.2.1. Qun lý nhà nước v an toàn, v sinh lao động trong doanh nghip khai thác đá xây dng phi đảm bo nguyên tc pháp chế, tuân th pháp lut

Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước phải dựa trên cơ sở pháp luật của Nhà nước. Nguyên tắc này không cho phép các cơ quan QLNN về ATVSLĐ thực hiện quản lý một cách chủ quan, tuỳ tiện mà phải dựa vào pháp luật, làm đúng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc pháp chế. Cụ thể như: (i) QLNN về ATVSLĐ phải chịu sự giám sát của cơ quan lập pháp, tư pháp và xã hội; (ii) Tổ chức và hoạt động QLNN về ATVSLĐ trong phạm vi do pháp luật quy định, không vượt quá thẩm quyền; (iii) Các hành vi hành chính phải được tiến hành đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định; (iv) Các quyết định quản lý hành chính nhà nước được ban hành đúng luật chuyên ngành và các luật liên quan.

Việc xây dựng và ban hành đầy đủ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ có ý nghĩa vô cùng lớn, qua đó Nhà nước có công cụ để điều hành hoạt động QLNN về ATVSLĐ chính xác, minh bạch và thống nhất.

Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức cũng như hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa phải được tôn trọng và thực hiện pháp luật nhà nước một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của dân, do dân và ý dân, pháp luật là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Do đó tuân thủ pháp luật là đòi hỏi bắt buộc của Nhà nước.

Mặt khác, việc thực hiện nguyên tắc này cũng sẽ góp phần kiểm soát, giám sát quyền lực nhà nước một cách hữu hiệu, ngăn chặn tình trạng tha hoá quyền lực nhà nước, xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Ở khía cạnh khác, việc tuân thủ nguyên tắc pháp chế sẽ tạo ra sự thống nhất, đồng bộ, tránh sự chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ trống trong quá trình tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.

2.2.2.2. Qun lý nhà nước v an toàn, v sinh lao động trong doanh nghip khai thác đá xây dng phi đảm bo nguyên tc qun lý theo ngành kết hp vi qun lý lãnh th

Trong xã hội luôn xuất hiện hai xu hướng khách quan có quan hệ mật thiết với nhau và thúc đẩy quá trình sản xuất xã hội phát triển, đó là: Chuyên môn hoá theo

ngành và phân bố sản xuất theo địa phương, vùng lãnh thổ. Vì vậy, trong QLNN cần phải kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ.

Quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với ngành khai khoáng là điều hành hoạt động của ngành theo các quy trình công nghệ, quy tắc kỹ thuật, nhằm đạt được các định mức kinh tế - kỹ thuật đặc thù của ngành. QLNN theo ngành ở đây bao gồm các nội dung như: (i) Định hướng cho sự phát triển của ngành khai khoáng gắn liền với công tác ATVSLĐ thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển; (ii) Tạo môi trường pháp lý phù hợp cho sự phát triển của ngành thông qua việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ, các quy tắc quản lý, các quy định chuyên môn kỹ thuật trong các lĩnh vực thuộc quản lý của ngành; (iii) Khuyến khích, hỗ trợ và điều tiết sự phát triển của ngành khai khoáng thông qua việc ban hành chính sách, tài trợ, hạn ngạch, nghiên cứu và đào tạo...; (iv) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản QLNN về ATVSLĐ; (v) Ngăn ngừa, phát hiện và khắc phục những tiêu cực phát sinh trong phạm vi ngành thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về ATVSLĐ.

Quản lý nhà nước địa phương và vùng lãnh thổ là hành chính tổng hợp và toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của một khu vực dân cư trên địa bàn lãnh thổ đó, có nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động. Do đó QLNN về ATVSLĐ ở cấp địa phương và vùng lãnh thổ là không thể thiếu cho sự phát triển của vùng.

Tại các địa phương có các cơ quan chuyên môn quản lý về lao động cấp địa phương, các cơ quan này vừa chịu sự quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân sự và hoạt động của chính quyền địa phương, vừa chịu sự chỉ đạo về chuyên môn theo ngành dọc. Các cơ quan này thực hiện chức năng tham mưu cho chính quyền địa phương về quản lý hoạt động khai thác đá xây dựng và quản lý về ATVSLĐ, đồng thời vẫn đảm bảo đạt được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của ngành. Các chính quyền địa phương có trách nhiệm bảo đảm cho các DNKTĐXD đóng trên địa bàn địa phương mình hoạt động thuận lợi như: Nguồn nhân lực, tài nguyên, điều kiện vật chất, kỹ thuật, giải pháp công nghệ, giải pháp về ATVSLĐ...

2.2.2.3. Qun lý nhà nước v an toàn, v sinh lao động trong doanh nghip khai thác đá xây dng phi đảm bo nguyên tc phân định chc năng qun lý nhà nước vi qun lý sn xut kinh doanh

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được trao quyền tự chủ kinh doanh theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Do đó vai trò chủ yếu của Nhà nước là định hướng, dẫn dắt, hỗ trợ và điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải phân định chức năng QLNN và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác QLNN về ATVSLĐ của mình không can thiệp vào nghiệp vụ kinh doanh, phải tôn trọng tính độc lập và tự chủ của các đơn vị kinh doanh. Còn các đơn vị kinh doanh trong việc thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường và phải đảm bảo ATVSLĐ có sự quản lý của Nhà nước, doanh nghiệp chấp nhận sự cạnh tranh, mở cửa... phải tuân theo pháp luật của Nhà nước và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ Việt Nam là thành viên về đảm bảo ATVSLĐ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình và chịu sự điều chỉnh bằng pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước.

Việc phân công, phân cấp rõ ràng, rành mạch chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cho các cơ quan QLNN các cấp, của các DNKTĐXD, người sử dụng lao động và người lao động về ATVSLĐ sẽ là tiền đề tốt cho việc rõ ràng, nhất quán và minh bạch trong quản lý. Qua đó huy động được các nguồn lực của xã hội cho công tác ATVSLĐ thông qua chính sách xã hội hóa, khuyến khích đầu tư, tuyên truyền, đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ cho các DNKTĐXD.

2.2.2.4. Qun lý nhà nước v an toàn, v sinh lao động trong doanh nghip khai thác đá xây dng phi đảm bo nguyên tc hài hòa li ích gia người lao động vi doanh nghip và xã hi

Để đạt được lợi ích hài hòa về quyền lợi giữa người lao động với doanh nghiệp và xã hội thì doanh nghiệp cần phải bố trí người lao động làm việc trong môi

trường đảm bảo ATVSLĐ, bảo vệ sức khỏe, tính mạng song song với việc đảm bảo lợi ích về kinh tế của doanh nghiệp.

Việc ban hành chính sách, quy định cũng cần phải căn cứ vào nguyên tắc hài hòa giữa người lao động với doanh nghiệp và xã hội để quản lý công tác ATVSLĐ, tạo ra sự công bằng, minh bạch, rõ ràng, trong nhận thức và hành động của các bên, tránh những hiện tượng tiêu cực, phản ứng dây chuyền có thể phát sinh từ việc xử lý quan hệ lao động. Đưa vào luật ATVSLĐ quyền được khiếu nại, tố cáo của người lao động, khi bị xâm hại quyền lợi, sức khỏe, tính mạng, của doanh nghiệp khi bị xử phạt sai gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Có thể lồng ghép quy định này vào trong chế định giải quyết tranh chấp lao động của Bộ luật Lao động để cụ thể hóa, xem như biện pháp đối trọng, cánh tay nối dài phục vụ cho quá trình chứng minh dân sự góp phần giúp người lao động có điều kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra các tranh chấp pháp lý.

2.2.2.5. Qun lý nhà nước v an toàn, v sinh lao động trong doanh nghip khai thác đá xây dng phi đảm bo nguyên tc phát trin doanh nghip khai thác đá xây dng gn vi an toàn, v sinh lao động và phát trin bn vng v kinh tế, xã hi và bo v môi trường

Trong xã hội phát triển con người luôn là trung tâm của sự phát triển bền vững.

Phát triển bền vững nhằm đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo điều kiện cho người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Cải thiện điều kiện và môi trường làm việc của người lao động cần được coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và có hiệu lực về công tác ATVSLĐ. Yêu cầu ATVSLĐ luôn được coi là một tiêu chí quan trọng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và trong phát triển bền vững.

Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai. Tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau; sử dụng tiết kiệm những tài nguyên đá xây dựng; giữ

gìn và cải thiện môi trường sống, phát triển hệ thống sản xuất sạch và thân thiện với môi trường.

Phải huy động tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trong lĩnh vực khai thác để cùng vì mục tiêu chung phát triển lĩnh vực khai thác đá xây dựng tiến tới là một trong những lĩnh vực ít xảy ra TNLĐ, ít người bị mắc BNN.

Gắn phát triển kinh tế của doanh nghiệp với bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, môi trường làm việc an toàn hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ, phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Có chính sách thuế môi trường, ký quỹ hoàn nguyên môi trường, tăng cường thanh kiểm tra, xử lý vi phạm để buộc doanh nghiệp gắn sản xuất kinh doanh với bảo vệ môi trường.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

2.2.2.6. Qun lý nhà nước v an toàn, v sinh lao động trong doanh nghip khai thác đá xây dng phi đảm bo nguyên tc công khai, minh bch

Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện QLNN về ATVSLĐ thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc nội dung thuộc lĩnh vực mình quản lý và thực hiện điều chỉnh. Tất cả những thông tin của hành chính nhà nước phải được công khai cho người lao động, người sử dụng lao động và các doanh nghiệp chịu sự quản lý về ATVSLĐ được biết trừ trường hợp có quy định cụ thể với lý do hợp lý và trên cơ sở những tiêu chí rõ ràng.

Minh bạch trong QLNN về ATVSLĐ là những thông tin phù hợp được cung cấp kịp thời cho người sử dụng lao động và người lao động dưới hình thức dễ sử dụng, đồng thời các quyết định và các quy định của hành chính nhà nước phải rõ ràng và được phổ biến đầy đủ. Tính minh bạch là điều kiện tiên quyết trong QLNN về ATVSLĐ và thể hiện được trách nhiệm thực sự trước người sử dụng lao động và người lao động, từ đó nâng cao khả năng dự báo của người sử dụng lao động và người lao động. Nếu không minh bạch sẽ dẫn đến sự tuỳ tiện hoặc sai lầm trong việc thực thi quyền hạn, có những giao dịch không trung thực, những dự án đầu tư

sai lầm, dẫn đến quan liêu, tham nhũng và đặc biệt là không ngăn chặn được nguy cơ gây TNLĐ, BNN. Sự minh bạch sẽ giúp xây dựng một nền kinh tế ổn định, vững mạnh, một xã hội văn minh, an toàn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)