UBND TỈNH (THÀNH PHỐ)
Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
4.2.1. Đổi mới và hoàn thiện mô hình, hoàn thiện tổ chức, bộ máy quản
Tổ chức bộ máy quản lý ATVSLĐ được quy định trong các văn bản pháp luật về ATVSLĐ bao gồm tổ chức bộ máy QLNN về ATVSLĐ trong các cấp hành chính nhà nước và bộ máy quản lý ATVSLĐ trong doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy làm công tác ATVSLĐ được hình thành từ quy định của các văn bản pháp luật về ATVSLĐ, là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của công tác ATVSLĐ.
Chính vì vậy đổi mới và hoàn thiện mô hình, hoàn thiện tổ chức, bộ máy quản lý ATVSLĐ sẽ giúp công tác QLNN về ATVSLĐ được tốt hơn và là yếu tố quan trọng để giảm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.
Chỉ thị số 29/CT-TW 2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả công tác QLNN về ATVSLĐ: Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý theo hướng thống nhất, tập trung, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, khắc phục triệt để tình trạng phân tán, chồng chéo trong QLNN… Nâng cao hiệu quả hoạt động, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức Công đoàn, các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện ATVSLĐ… Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo xây dựng, ban hành Luật ATVSLĐ và hoàn chỉnh các quy định pháp luật phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Theo đó thì, Ban Bí thư Trung ương Đảng yêu cầu cần huy động hệ thống chính trị và cơ quan QLNN cả 4 cấp hành chính từ Chính phủ đến tỉnh, thành phố; quận, huyện; phường, xã cùng tham gia vào chỉ đạo, lãnh đạo, triển khai công tác QLNN về ATVSLĐ nói chung và đối với DNKTĐXD nói riêng. Cần cụ thể hóa Chỉ thị mô hình QLNN về ATVSLĐ ở cấp trung ương và địa phương.
4.2.1.1. Mô hình quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
Từ thực trạng QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD hiện nay, để công tác này được tốt, cần phải có mô hình quản lý phù hợp, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cho các cơ quan QLNN về KTĐXD. Nghiên cứu sinh đã đề xuất áp dụng mô hình QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD, như sau:
Hình 4.1: Mô hình quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam
Chú thích:
Biểu thị mối quan hệ gián tiếp trong thực hiện QLNN về ATVSLĐ Biểu thị mối quan hệ trực tiếp trong thực hiện QLNN về ATVSLĐ
Cơ quan trực tiếp quản lý về ATVSLĐ
Cơ quan quản lý chuyên ngành, lĩnh vực có liên quan Nguồn: Đề xuất của tác giả luận án
CÁC BỘ: TNMT, XÂY DỰNG, CÔNG THƯƠNG,
CÔNG AN, Y TẾ
Sở Xây dựng Quy hoạch, kế hoạch khai thác;
Phê duyệt thiết kế khai thác, chế
biến đá Công an tỉnh An toàn phòng cháy chữa cháy và an ninh trật tự
xã hội UBND TỈNH
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Sở Tài nguyên và môi trường Đánh giá tác động môi trường
và kiểm tra môi trường
Sở Công thương An toàn trong bảo quản, sử dụng và
vận chuyển vật liệu nổ công
nghiệp
SỞ LĐTBXH
Giúp UBND tỉnh
QLNN về ATVSLĐ (Thông tin, tuyên truyền; Phổ biến chế độ, chính sách; Mô hình tổ chức bộ máy;
Biện pháp làm việc an toàn; Thanh tra, kiểm tra)
Sở Y tế Quản lý việc đo kiểm môi trường
lao động, khám sức khỏe
Phòng LĐTBXHH
DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ
Theo mô hình hình 4.1 nêu trên thì trách nhiệm QLNN về ATVSLĐ được phân định thành 2 cấp quản lý là cấp Trung ương và cấp UBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đó là:
Ở Trung ương:
Trong mô hình này Chính phủ là cơ quan QLNN cao nhất, chịu trách nhiệm toàn bộ về ATVSLĐ trong cả nước. Bộ LĐTBXH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất thực hiện QLNN về ATVSLĐ. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện QLNN về ATVSLĐ. Bộ LĐTBXH chủ trì phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Công an, các cơ quan trung ương: VCCI, Liên minh hợp tác xã, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện trách nhiệm trong phạm vị được giao quản lý nhà nước
- Trách nhiệm của Bộ LĐTBXH:
+ Chủ trì xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách, kế hoạch về ATVSLĐ, chương trình quốc gia về ATVSLĐ.
+ Ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định; Quản lý hoạt động kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
+ Chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; cảnh báo, phòng ngừa sự cố kỹ thuật, phòng tránh TNLĐ-BNN.
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về AT,VSLĐ; thực hiện, phối hợp thực hiện điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất AT,VSLĐ.
+ Hợp tác quốc tế về ATVSLĐ.
Để làm tốt chức năng nhiệm vụ nêu trên, Bộ cần tăng cường năng lực cho 2 cơ quan chuyên môn giúp cho Bộ trưởng QLNN về ATVSLĐ, đó là: Cục An toàn lao động và Thanh tra lao động, cụ thể:
Cục An toàn lao động:
Cần tăng cường lực lượng để thực hiện tốt chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng QLNN về ATVSLĐ của quốc gia: từ việc hoạch định chính sách, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đào tạo, huấn luyện cán bộ, giảng viên về ATVSLĐ đến việc kiểm tra việc triển khai thực hiện về ATVSLĐ;
Cần giao thêm chức năng thanh tra ATVSLĐ cho Cục bởi vì đây là đơn vị có rất nhiều cán bộ công chức có chuyên môn kỹ thuật cao, có nhiều kiến thức về ATVSLĐ nhất. Nếu được giao thêm chức năng này, lực lượng thanh tra ATVSLĐ của Bộ sẽ được tăng cường mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Thanh tra Lao động:
Cần tập trung vào thực hiện đúng chức năng ở tầm vĩ mô, như: Xây dựng chiến lược, kế hoạch thanh tra lao động; Đào tạo, huấn luyện thanh tra lao động cho các Bộ, ngành, sở Lao động trong cả nước; Thanh tra việc thực hiện tổ chức thanh tra, kiểm tra ở các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty trong cả nước.
Hạn chế việc chỉ tập trung đi thanh tra các doanh nghiệp trong cả nước mà việc này nên giao mạnh cho thanh tra các bộ, ngành sở lao động địa phương; Giám sát việc điều tra TNLĐ chết người của các Đoàn điều tra TNLĐ địa phương, chỉ điều tra lại khi cần thiết; Kiến nghị với các cơ quan QLNN sửa đổi chính sách, pháp luật khi thấy có bất cập, sai sót. Chỉ khi thanh tra lao động Bộ xác định đúng chức năng, nhiệm vụ và chỉ tập trung làm những công việc đúng tầm vĩ mô thì hoạt động thanh tra ATVSLĐ mới thực sự có hiệu quả.
- Bộ Công thương: Cần tăng cường xây dựng ban hành các quy chuẩn kỹ thuật thuộc lĩnh vực công thương và chịu trách nhiệm QLNN đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ có liên quan đến thiết bị áp lực, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị khai thác mỏ, dầu khí.
- Bộ Xây dựng: Cần tăng cường xây dựng ban hành các quy chuẩn kỹ thuật thuộc lĩnh vực xây dựng và chịu trách nhiệm QLNN đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ sử dụng trong thi công xây dựng.
- Bộ Y tế có trách nhiệm:
+ Xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về quan trắc môi trường lao động; đánh giá, kiểm soát, quản lý các yếu tố có hại tại nơi làm việc.
+ Hướng dẫn công tác quản lý vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp; Hướng dẫn việc khám sức khỏe người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định mức suy giảm khả năng lao động, điều trị, phục hồi chức năng đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Xây dựng, ban hành và định kỳ rà soát sửa đổi, bổ sung Danh mục bệnh nghề nghiệp theo quy định; tổ chức giám định bệnh nghề nghiệp; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn sức khỏe cho từng loại nghề, công việc sau khi có ý kiến của các bộ, ngành có liên quan.
- Bộ Công an: Cần tăng cường trong quản lý ATLĐ trong toàn ngành công an và phòng chống cháy nổ trong toàn quốc, quản lý về an toàn, trật tự xã hội với sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và chịu trách nhiệm QLNN đối với trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí đạn dược, khí tài, công cụ hỗ trợ.
- Bộ Khoa học công nghệ và môi trường: có trách nhiệm quản lý thống nhất việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật về ATLĐ, ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động; phối hợp xây dựng ban hành và quản lý thống nhất đối với hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATLĐ.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo: có trách nhiệm chỉ đạo việc đưa chương trình ATVSLĐ và chương trình giảng dạy trong các trường đại học, các trường kỹ thuật nghiệp vụ, quản lý và dạy nghề.
- Ngoài các bộ ngành thực hiện chức năng QLNN về ATVSLĐ thì hiện nay còn có 134 Trung tâm huấn luyện ATVSLĐ giúp triển khai công tác đào tạo, huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao đông, người lao động trong cả nước; 53 Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ thực hiện kiểm định kỹ thuật ATLĐ cho các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
Như vậy với việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ về QL về ATLĐ cho các Bộ, ngành, địa phương như trên thì hoàn toàn phù hợp, đồng bộ, hiệu quả.
Cần kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý theo hướng thống nhất, tập trung, tránh tình trạng phân tán, chồng chéo trong QLNN giữa các Bộ, ngành, địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, các đoàn thể trong việc chỉ đạo, thực hiện công tác ATVSLĐ đối với lĩnh vực khai thác đá xây dựng.
Ở UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Ở địa phương là các UBND các cấp, trong đó UBND tỉnh chịu trách nhiệm đầy đủ về ATVSLĐ trên địa bàn thông qua việc giao nhiệm vụ cho Sở LĐTBXH chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, Liên đoàn lao động tỉnh; cấp huyện giao phòng LĐTBXH thực hiện quản lý ATVSLĐ và cấp xã do UBND quản lý.
Trên cơ sở phân công trách nhiệm của UBND tỉnh đối với QLNN về ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh, các Sở, ban, ngành chức năng trực thuộc UBND tỉnh có các chức năng, nhiệm vụ sau:
- Sở LĐTBXH là cơ quan chức năng chính giúp UBND tỉnh QLNN về ATVSLĐ trên địa bàn. Sở cần tăng cường năng lực cho 2 đơn vị thực hiện chức năng quản lý ATVSLĐ là Thanh tra sở và phòng An toàn - Việc làm. Sở cần bố trí đủ biên chế, đào tạo tăng cường năng lực nghiệp vụ, trang bị đủ thiết bị, công cụ phục vụ thanh kiểm tra về ATVSLĐ cho Thanh tra sở và phòng An toàn - Việc làm.
Có cơ chế phối hợp giữa 2 bộ phận này để khắc phục tình trạng thiếu cán bộ ATVSLĐ, bổ sung nghiệp vụ hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
- Sở Y tế: cần tăng cường năng lực và sự phối hợp gữa Phòng Nghiệp vụ y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, các bệnh viện thực hiện chức năng quản lý vệ sinh lao động và đo kiểm tra môi trường lao động trong các cơ sở, doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện chữa BNN cho người lao động.
- Công an tỉnh: Với các tỉnh có đủ điều kiện cần thành lập Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy để nâng cao năng lực QLNN và năng lực PCCN trên địa bàn. Với các tỉnh chưa đủ điều kiện thành lập Sở cảnh sát PCCC thì cần tăng cường lực
lượng và trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cho phòng cảnh sát PCCC và phòng Cảnh sát trật tự an toàn xã hội để chuyên quản lý PCCC và con người đủ điều kiện an toàn để sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
- Sở Công Thương: Cần tăng cường lực lượng và đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường để giúp Giám đốc sở quản lý ATLĐ và môi trường lao động trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn, quản lý an toàn với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ đặc thù thuộc ngành quản lý.
- Sở Xây dựng: Cần thành lập phòng chuyên quản về ATVSLĐ hoặc có bộ phận chuyên trách này thuộc phòng chuyên môn. Vì ngành xây dựng quản lý ATLĐ trong quá trình thi công xây dựng và khai thác vật liệu xây dựng là những lĩnh vực hay xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng và nhiều người lao động mắc BNN nhất. Chỉ khi có đủ lực lượng cán bộ chuyên trách có chuyên môn về ATVSLĐ trong xây dựng thì mới hạn chế được TNLĐ và BNN trong ngành xây dựng.
Với việc xây dựng mô hình QLNN như trên sẽ phát huy được một số điểm mạnh trong công tác QLNN về ATVSLĐ như: Bộ LĐTBXH sẽ là đơn vị đầu mối giúp Chính phủ trong QLNN mọi hoạt động liên quan đến ATVSLĐ trong các DNKTĐXD. Ở các tỉnh, Sở LĐTBXH là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh QLNN về ATVSLĐ trên địa bàn. Từ đó tạo ra sự thống nhất trong triển khai và tổ chức thực hiện; sự phối hợp giữa các Bộ, Sở, ban ngành liên quan về ATVSLĐ trong khai thác đá xây dựng. Khi đó, luôn có sự phối hợp qua lại giữa các đơn vị với nhau về QLNN về ATVSLĐ. Việc triển khai tổ chức tuyên truyền, huấn luyện không còn bị chồng chéo, các đoàn thanh tra, kiểm tra sẽ chuyên sâu hơn và đúng với nội dung về ATVSLĐ hơn. Lúc này mọi hoạt động khai thác, chế biến đá xây dựng của doanh nghiệp đều gắn liền cùng công tác ATVSLĐ.
Với trên 95% số doanh nghiệp, cơ sở trong cả nước là loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều doanh nghiệp do cấp huyện quản lý. Vì vậy cần phân cấp cho UBND cấp huyện và cấp xã tham gia QLNN về ATVSLĐ trên địa bàn quản lý. Nội dung quản lý cần giới hạn ít hơn so với cấp tỉnh bởi cấp huyện không có bộ máy chuyên trách về ATVSLĐ và chỉ có các cán bộ kiêm nhiệm. Vì vậy, chỉ nên giao và phân
cấp một số nội dung quản lý về ATVSLĐ cho UBND cấp huyện, xã, đó là: thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ, thông kê, báo cáo về TNLĐ nặng và TNLĐ chết người, tham gia điều tra TNLĐ. Có như vậy công tác ATVSLĐ mới được triển khai sâu rộng đến mọi người lao động, nhất là với lao động không có quan hệ lao động.
Đây là một điểm đổi mới nữa so với thực trạng QLNN về ATVSLĐ tại các DNKTĐXD đó là sự tham gia trực tiếp và có nhiều hoạt động hơn của cơ quan QLNN cấp huyện, mà ở đây chính là phòng LĐTBXH huyện. Trước đây ở cấp này gần như chưa có sự tham gia đáng kể nào trong công tác này. Phòng LĐTBXH cấp huyện sẽ cùng phối hợp với cơ quan chức năng chuyên ngành cấp trên, phối hợp với doanh nghiệp trong việc tuyên truyền, phổ biến, giám sát và thanh tra kiểm tra chuyên ngành về ATVSLĐ. Đây cũng chính là lực lượng QLNN gần và nắm rõ doanh nghiệp và lực lượng lao động trên địa bàn hơn cả.
Nội dung, phân công trách nhiệm, cơ chế phối hợp về QLNN trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động
Nội dung QLNN về ATVSLĐ bao gồm: Việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ; tuyên truyền, phổ biến, huấn luyện và giáo dục về ATVSLĐ; theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về TNLĐ, BNN; xây dựng chương trình, hồ sơ quốc gia ATVSLĐ; quản lý tổ chức và hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực ATVSLĐ; tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về ATVSLĐ; kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về ATVSLĐ; hợp tác quốc tế về ATVSLĐ.
Trách nhiệm QLNN về ATVSLĐ, cần được quy định cụ thể, rõ ràng, rành mạch như: Chính phủ thống nhất QLNN về ATVSLĐ, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các cấp đối với lĩnh vực ATLĐ; Bộ LĐTBXH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về ATVSLĐ; Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ LĐTBXH trong thực hiện QLNN về ATVSLĐ; Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện QLNN về ATVSLĐ trong phạm vi địa phương.