UBND TỈNH (THÀNH PHỐ)
Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển doanh nghiệp khai thác đá xây dựng gắn kết chặt chẽ hiệu quả với an toàn, vệ sinh lao
Việc xây dựng được quy hoạch khai thác đá xây dựng tốt, khoa học, hợp lý sẽ giúp cho việc phát triển các doanh nghiệp khai thác đá hài hòa, đáp ứng đủ sản phẩm cho xã hội, không gây tình trạng dư thừa cạnh tranh không lành mạnh, lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường, gây ra nhiều vụ TNLĐ chết người hết sức nghiêm trọng. Quy hoạch tốt cũng giúp cho QLNN về ATVSLĐ được chủ động, tốt hơn từ việc ban hành văn bản pháp quy, thiết kế kỹ thuật, tổ chức thi công đến tổ chức bộ máy, thanh tra, kiểm tra được đảm bảo và không bị động.
Nhà nước định hướng chiến lược, quy hoạch tổng thể quốc gia và cho từng vùng, các ngành, địa phương trên cơ sở quy hoạch tổng thể quốc gia cần có quy hoạch cụ thể cho ngành khai thác đá xây dựng trong phạm vi quản lý. Đây là yếu tố hết sức quan trọng để bảo đảm từ việc QLNN về ATVSLĐ.
Quy hoạch cấp quốc gia tổng thể, có phân bố theo từng vùng lãnh thổ trên cơ sở dữ liệu đầy đủ về địa chất, khoáng sản, chất lượng, phân bố các mỏ đá vôi một cách toàn diện để đảm bảo sự phát triển khai thác đá toàn diện, cân đối và định hướng cho các địa phương trong cả nước trong thăm dò, cấp phép, khai thác phục vụ cho kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng.
Các địa phương căn cứ vào quy hoạch quốc gia và đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa của địa phương, của vùng mà quy hoạch việc cụ thể việc thăm dò, khai thác đá xây dựng cho phù hợp, đảm bảo sự phát triển hài hòa bền vững, tránh việc phát triển tự phát, ồ ạt vừa lãng phí tài nguyên, hủy hoại môi trường, cảnh quan và xảy ra nhiều TNLĐ nghiêm trọng như thời gian vừa qua.
Các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu tổng thể quy hoạch của quốc gia, địa phương, vùng để xây dựng chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp. Đây là một cơ sở dữ liệu rất quan trọng đối với DNKTĐXD.
Theo Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ, tổng công suất thiết kế đá khai thác của cả nước năm 2015 là 171,4 triệu m3, năm 2020 là 251,4m3 (bao gồm đá cho sản xuất xi măng - quy đổi từ sản lượng xi măng; đá xây dựng; đá nung vôi) tối đa theo từng vùng kinh tế được quy định theo bảng số liệu bảng dưới đây:
Biểu đồ 4.1: Định hướng quy hoạch sản lượng khai thác đá xây dựng
theo vùng các năm 2015 và 2020 Nguồn: Thủ tướng Chính phủ [40]
Thủ tướng Chính phủ cũng đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý đối với các Bộ, ngành, địa phương về khai thác khoáng sản tại Quyết định nói trên, cụ thể như sau:
Bộ Xây dựng: Tổ chức công bố Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định cho các các địa phương, các ngành...; hướng dẫn các địa phương triển khai phát triển sản xuất vật liệu xây dựng theo định hướng quy hoạch; giám sát, kiểm tra tình hình triển khai, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tiếp tục triển khai lập quy hoạch đối với sản phẩm vật liệu xây dựng theo thẩm quyền và hướng dẫn các địa phương triển khai lập mới hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tại các địa phương phù hợp với quy hoạch này.
Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản theo các quy hoạch được duyệt và theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan ban hành, công bố các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trong sản xuất vật liệu xây dựng; kiểm tra giám sát việc khai thác tài nguyên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo thẩm quyền.
Bộ Công Thương: Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan, chỉ đạo nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị, máy móc và phụ tùng thay thế từng bước nội địa hóa dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng.
Bộ Giao thông vận tải: Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng để xây dựng và điều chỉnh quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia; tăng cường đầu tư phát triển năng lực vận tải Bắc Nam phục vụ cho việc vận chuyển clinker, xi măng và xuất khẩu vật liệu xây dựng; lập kế hoạch đầu tư nâng cấp, phát triển hạ tầng giao thông kết nổi với hệ thổng cảng biển.
Bộ Khoa học và Công nghệ: Tổ chức các hoạt động khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, giới thiệu và phổ biến công nghệ hiện đại trên thế giới;
phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu đề xuất khả
năng phát triển các loại vật liệu cao cấp, siêu bền, siêu nhẹ tiết kiệm năng lượng, vật liệu thân thiện với môi trường.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để phát triển ngành vật liệu xây dựng theo định hướng của quy hoạch; phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan trong công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng cả nước và từng địa phương.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phổ trực thuộc Trung ương: Tổ chức lập mới hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của địa phương phù hợp với quy hoạch này. Tổ chức triển khai thực hiện và hàng năm báo cáo Bộ Xây dựng; có biện pháp quản lý và chỉ đạo đầu tư phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn phù hợp quy hoạch đã được phê duyệt; đảm bảo sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đối với các dự án đầu tư sản xuất xi măng, vôi và vật liệu xây dựng mới phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Xây dựng trước khi cấp phép đầu tư.
Mặc dù Thủ tướng chính phủ đã quy định rõ ranh giới trách nhiệm, thẩm quyền và sự phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương, trong việc quản lý sử dụng tài nguyên khoáng sản đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên, tuy nhiên việc quản lý, cấp giấy phép khai thác đá cần có sự thống nhất với Bộ LĐTBXH và Sở LĐTBXH về công tác ATVSLĐ để khi doanh nghiệp khai thác đá đi vào hoạt động mới đủ điều kiện và đảm bảo triển khai các quy định về ATVSLĐ. Có như vậy mới có thể ngăn chặn được các vụ TNLĐ nghiêm trọng như đã xảy ra trong thời gian vừa qua.
Căn cứ vào quy hoạch sản lượng tổng công suất thiết kế đá cho nhu cầu sản xuất xi măng, vôi và đá xây dựng cho từng vùng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mỗi tỉnh cần tính toán để quy hoạch chi tiết cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng địa phương mình. Trên cơ sở đó quyết định việc cấp phép tài nguyên đá xây dựng cũng như cho phép thành lập số lượng cơ sở khai thác đá cho phù hợp. Định hướng sẽ xóa bỏ dần các cơ sở khai thác đá nhỏ, lẻ, không được cấp phép để xây dựng những cơ sở khai thác sản xuất đá đủ lớn với yêu cầu công suất mỗi dây chuyền khai thác không được nhỏ hơn 100.000m3/năm.
Nhà nước cần cung cấp thông tin, định hướng thị trường theo cung cầu và sản phẩm đầu ra giúp doanh nghiệp định hướng đầu tư, quy mô và loại sản phẩm.
Khuyến khích kết hợp khai thác đá với chế biến sâu đá vôi thành nhiều loại sản phẩm khác nhau có giá trị cao cho các ngành công nghiệp, hóa mỹ phẩm. Sử dụng các nguyên liệu phế thải từ khai thác đá để làm các loại cấp phối cho làm đường giao thông, làm gạch không nung và các sản phẩm khối lớn khác để tăng tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và hạn chế tàn phá cảnh quan môi trường sinh thái.
Nhà nước tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ổn định để doanh nghiệp yên tâm đầu tư dài kỳ. Nhà nước tạo lập môi trường kinh tế, kỹ thuật, chính sách về khoa học, công nghệ, chính sách bảo vệ môi trường, phục hồi môi trường, chính sách bảo vệ quyền lợi của nhân dân vùng có khoáng sản khai thác, chính sách về phát triển hệ thống kết cấu, hạ tầng xã hội, chính sách về đạo tạo, sử dụng nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề thuận lợi, bảo đảm cho công tác ATVSLĐ hiệu quả.