Đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 43 - 51)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1.2. Đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng

2.1.2.1. Đặc đim ca qun lý nhà nước v an toàn, v sinh lao động trong các doanh nghip khai thác đá xây dng

Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD là hoạt động quản lý có những đặc điểm sau:

- Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước đảm bảo ATVSLĐ trong các DNKTĐXD

Quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước về ATVSLĐ thể hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thông qua phương tiện

nhất định, trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là các văn bản quy phạm pháp luật dùng để quản lý và quy định về ATVSLĐ. Bằng việc ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương, chính sách pháp luật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật; dưới dạng quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước và của cấp trên thành những quy định chi tiết để có thể triển khai hoạt động khai thác và chế biến đá xây dựng, đảm bảo ATVSLĐ, giảm thiểu các rủi ro về TNLĐ, BNN, giảm các chi phí của doanh nghiệp cho những tổn thất liên quan đến TNLĐ, BNN; từ đó năng suất lao động, chất lượng sản phẩm tăng, dẫn đến tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và mức sống người lao động được cải thiện và có lúc đó là các mệnh lệnh cá biệt nhằm áp dụng pháp luật vào thực tiễn, trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý; dưới những dạng mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong hoạt động, nhằm tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn; dưới dạng những thông tin hướng dẫn đối lập với cấp dưới nhằm đảm bảo sự thống nhất, có hệ thống của bộ máy hành chính nhà nước.

- Quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với DNKTĐXD là hoạt động của chủ thể có quyền năng hành pháp

Quyền hành pháp là một bộ phận tạo thành cơ cấu quyền lực nhà nước và quyền hành pháp được hiểu là quyền thi hành pháp luật. Trong cơ cấu quyền lực nhà nước để quản lý về ATVSLĐ đối với các DNKTĐXD thì quyền hành pháp là một khái niệm dùng để chỉ một bộ phận quyền lực - quyền thi hành pháp luật, phản ánh mối quan hệ quyền lực giữa các bộ phận hợp thành của quyền lực nhà nước đối với hoạt động khai thác đá xây dựng. Chủ thể chủ yếu của quyền hành pháp là Chính phủ (là các Bộ, ban, ngành ở Trung ương) với tính chất điển hình của cơ quan này là thực hiện hoạt động quản lý và điều hành các hoạt động khai thác đá xây dựng và các cơ quan hành pháp địa phương như các Sở, ban, ngành đối với các doanh nghiệp hoạt động khai thác đá xây dựng.

Trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động cần phải xây dựng một nhà nước pháp quyền. Trong nhà nước pháp quyền thì hệ thống pháp luật là tối cao, mọi chủ thể trong xã hội đều phải hoạt động trên cơ sở pháp luật và tuân thủ pháp luật. Với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, hành chính nhà nước đều phải hoạt động trên cơ sở pháp luật và có trách nhiệm thi hành pháp luật.

Quyền hành pháp không chỉ dừng lại ở việc thi hành pháp luật về khai thác đá xây dựng mà nó còn bao gồm cả việc quản lý, điều hành, lãnh đạo các hoạt động khai thác đá xây dựng. Đây là một trong các nhánh quyền lực có tác động mạnh nhất tới quyền và lợi ích của các DNKTĐXD, người lao động, người dân xung quanh vùng khai thác. Có như vậy, điều kiện làm việc của người lao động mới được đảm bảo luôn an toàn, đời sống người lao động được quan tâm, cải thiện.

Quyền hành pháp trong QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD có tính chấp hành, đó là khả năng làm cho pháp luật về ATVSLĐ đối với hoạt động khai thác đá xây dựng được thực hiện trên thực tế bằng sức mạnh của nhà nước, hay nói một cách khác là khả năng đưa các văn bản, chính sách pháp luật về lao động vào đời sống của các cơ quan nắm giữ quyền thi hành pháp luật đối với hoạt động khai thác đá xây dựng.

Ngoài tính chất chấp hành, quyền hành pháp ở Việt Nam còn hàm chứa tính chất hành chính. Tính chất hành chính của quyền hành pháp trong QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở đây nói một cách ngắn gọn nhất đó là hoạt động quản lý, điều hành và phục vụ hoạt động khai thác đá xây dựng, phục vụ hoạt động của đời sống xã hội. Ngoài tính chất chấp hành, các cơ quan hành pháp ở Việt Nam còn được xác định là các cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện chức năng quản lý, điều hành. Tính hành chính làm cho quyền hành pháp có tính độc lập tương đối, có khả năng phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mình trong việc quản lý đối với các DNKTĐXD.

- Quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với DNKTĐXD là hoạt động đòi hỏi tính thống nhất, tổ chức chặt chẽ

Để bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động hành pháp, bộ máy các cơ quan hành pháp được tổ chức thành một khối thống nhất từ Trung ương tới địa phương, đứng đầu là Chính phủ, nhờ đó các hoạt động của bộ máy được chỉ đạo, điều hành thống nhất, bảo đảm lợi ích chung của cả nước, bảo đảm sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương tạo ra sức mạnh tổng hợp trong QLNN về ATVSLĐ, tránh được sự cục bộ phân hóa giữa các địa phương hay vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, do mỗi địa phương, vùng miền đều có những nét đặc thù riêng về điều kiện kinh tế - xã hội, nên để có thể phát huy tối đa những yếu tố của từng địa phương, tạo sự năng động sáng tạo trong quản lý điều hành công tác ATVSLĐ, bộ máy hành chính còn được tổ chức theo hướng phân cấp, trao quyền tự quyết, tạo sự chủ động sáng tạo cho chính quyền địa phương trong thực hiện việc QLNN về ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp khai thác và chế biến đá xây dựng trên địa bàn, nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và cải thiện đời sống người dân xung quanh vùng khoáng sản đá.

Tính thống nhất và tổ chức chặt chẽ của hoạt động QLNN là cơ sở đảm bảo cho hoạt động của bộ máy nhà nước được chỉ đạo, điều hành thống nhất, bảo đảm lợi ích chung của cả nước, bảo đảm sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng giữa các địa phương tạo ra sức mạnh tổng hợp cả xã hội, tránh được sự cục bộ phân hoá giữa các địa phương hay vùng miền khác nhau đồng thời tích cực phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong quản lý bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương.

- Hoạt động QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD vừa có tính chấp hành vừa có tính điều hành

Tính chấp hành và điều hành của hoạt động QLNN đối với doanh nghiệp hoạt động khai thác đá xây dựng thể hiện trong việc những hoạt động này được tiến hành trên cơ sở pháp luật và nhằm mục đích thực hiện pháp luật, cho dù đó là hoạt động chủ động sáng tạo của chủ thể quản lý thì cũng không được vượt quá khuôn khổ pháp luật, điều hành cấp dưới, trực tiếp áp dụng pháp luật hoặc tổ chức những hoạt động thực tiễn…, trên cơ sở quy định pháp luật nhằm hiện thực hóa pháp luật.

Trong hoạt động QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD thì tính chấp hành và tính điều hành luôn đan xen, song song tồn tại, tạo nên sự đặc thù của hoạt động quản lý hành chính nhà nước, nhờ đó có thể phân biệt với hoạt động lập pháp và tư pháp: trong lập pháp, chấp hành là để xây dựng pháp luật làm cho pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn; trong tư pháp, chấp hành là để bảo vệ pháp luật tránh khỏi sự xâm hại; còn trong quản lý hành chính, chấp hành là để tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội.

Tính chấp hành thể hiện ở mục đích quản lý hành chính nhà nước là: đảm bảo thực hiện trên thực tế các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ mà hoạt động khai thác đá xây dựng có liên quan của các cơ quan quyền lực nhà nước. Mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật.

- Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD là hoạt động đòi hỏi tính ổn định và liên tục

Quản lý nhà nước nói chung và QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD nói riêng luôn tôn chỉ một điều là phục vụ người dân hay người lao động và người sử dụng lao động, lấy phục vụ công vụ và nhân dân là công việc hàng ngày, thường xuyên. Thực thi công tác QLNN về ATVSLĐ cũng chỉ với mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao nhất cả về kinh tế và xã hội. Do đó QLNN cần phải đảm bảo tính liên tục để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người lao động, người sử dụng lao động và của xã hội, và phải ổn định tương đối trong tổ chức hoạt động để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống chính trị - xã hội nào. Có như vậy, hoạt động khai thác đá mới có điều kiện và nền tảng vững chắc để phát triển và có kế hoạch lâu dài, chắc chắn trong chiến lược phát triển của mình. Từ đó, tăng thêm lợi nhuận về kinh tế cho doanh nghiệp, thu nhập của người lao động tăng thêm, đời sống được cải thiện và các chính sách, chiến lược về công tác ATVSLĐ được quan tâm, chú trọng và thực hiện thường xuyên, liên tục.

- Quản lý nhà nước về ATVSLĐ phải hướng tới mục tiêu phát triển bền vững Ngành khai thác tài nguyên khoáng sản phải luôn gắn với mục tiêu phát triển bền vững: khai thác hợp lý; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên gắn với phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Khai thác tài nguyên phải gắn với bảo đảm ATVSLĐ, tức là bảo vệ con người. QLNN về ATVSLĐ sẽ góp phần định hướng đúng trong khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản đá và gắn liền sản xuất với an toàn, vệ sinh cho người lao động, muốn có được điều đó thì: phải đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, trong lành, đảm bảo giá trị to lớn về sức khoẻ cho người lao động, có như vậy mới thúc đẩy ngành công nghiệp khai thác, đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển kinh tế một cách hiệu quả và bền vững; gia tăng thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống cho người lao động, phát triển ngành, phát triển xã hội. Môi trường làm việc có an toàn, thu nhập cao mới thu hút được người lao động, đặc biệt lao động chất lượng cao; khai thác sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường phát triển bền vững ngành.

Thực tế có những quốc gia, vùng lãnh thổ có tiềm năng, thế mạnh khai thác khoáng sản nhưng do chưa có sự phân cấp rõ ràng, nhất là chưa có sự phối hợp trong quản lý giữa cơ quan cấp đăng ký kinh doanh và cơ quan cấp đủ điều kiện khai thác nên việc cấp mỏ và cấp phép khai thác quá dễ dàng nên số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác đá xây dựng quá nhiều, các cơ quan quản lý không kiểm soát được việc khai thác; nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện về lao động, công nghệ kỹ thuật, vốn, đầu tư cũng tham gia khai thác đá xây dựng nên đã gây ra nhiều vụ TNLĐ làm chết và bị thương nhiều người, gây hậu quả về môi trường.

2.1.2.2. Vai trò ca qun lý nhà nước v an toàn, v sinh lao động trong các doanh nghip khai thác đá xây dng

Ngành khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá xây dựng nói riêng, theo quy định của pháp luật là ngành đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt từ cấp phép mỏ;

phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công, tổ chức bộ máy; đầu tư công nghệ, thiết bị khai thác; tuyển dụng đào tạo cán bộ, công nhân khai thác; quản lý sử dụng vật liệu nổ

ngặt nghèo…đến việc khai thác tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường lao động cũng như môi trường sống của dân cư, xã hội đồng thời vẫn đảm bảo các vấn đề phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, vai trò quản lý của Nhà nước về ATVSLĐ nói chung và QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD nói riêng là rất cần thiết và quan trọng để góp phần giảm thiểu các rủi ro về ATVSLĐ, giảm thiểu thiệt hại về người và thiệt hại về kinh tế, góp phần ổn định, phát triển nền kinh tế của đất nước theo hướng bền vững. Điều đó thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây:

- Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong DNKTĐXD đảm bảo cho ngành khai thác thực hiện tốt định hướng, chiến lược, quy hoạch tổng thể về khai thác đá gắn với ATVSLĐ hoạt động khai thác đá xây dựng

Với những quyền lực và hệ thống bộ máy hành chính xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương thì ngoài việc định hướng chiến lược, quy hoạch tổng thể về sản lượng, trữ lượng trong khai thác đá xây dựng thì nhà nước phải luôn luôn đưa ra những định hướng, quy hoạch tổng thể các hoạt động khai thác đá gắn với công tác ATVSLĐ. Việc định hướng chiến lược, quy hoạch tổng thể về ngành khai thác khoáng sản đá tốt sẽ là yếu tố hết sức quan trọng để bảo đảm trong việc quản lý tài nguyên, khoáng sản không tái tạo được khai thác hợp lý, tiết kiệm; phân bố sản lượng khai thác theo từng vùng một cách có cân đối từ đó quyết định cấp phép khai thác cho doanh nghiệp một cách hợp lý, tránh nơi quá thừa, nơi quá thiếu gây cạnh tranh không lành mạnh và tốn kém do vận chuyển xa; chỉ cho khai thác những mỏ đá đã được đánh giá về địa chất, tác động môi trường, trữ lượng, chất lượng phù hợp cho thị trường, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, thiên nhiên, môi trường, an ninh quốc phòng và di sản văn hóa. Phải gắn phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường; khai thác tài nguyên đá xây dựng một cách hợp lý, tiết kiệm, chủ động, có kế hoạch.

- Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong DNKTĐXD thúc đẩy và tạo lập môi trường pháp lý ngày càng đầy đủ, ổn định và hiệu quả đảm bảo ATVSLĐ đối với các DNKTĐXD

Môi trường pháp lý đáp ứng yêu cầu đảm bảo ATVSLĐ đối với các DNKTĐXD thể hiện trước hết ở việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, đó là: Bộ Luật lao động; Luật ATVSLĐ; Luật Khai thác khoáng sản; Các văn bản dưới Luật: Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành…

Thông qua các văn bản pháp luật, điều chỉnh được các mối quan hệ xã hội, các chủ thể doanh nghiệp, cá nhân người lao động phải đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh khai thác đá xây dựng, từ đó tạo dựng nên một môi trường lao động đảm bảo được các yêu cầu về ATVSLĐ, giúp cho người lao động yên tâm làm việc ổn định, lâu dài, tăng năng suất lao động, giảm giá thành góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các DNKTĐXD.

- Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong DNKTĐXD góp phần tạo lập môi trường kinh tế, kỹ thuật, xã hội bảo đảm cho công tác ATVSLĐ được thuận lợi và đạt hiệu quả cao, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Để tạo dựng cho người lao động có được môi trường làm việc an toàn không TNLĐ, giảm tối thiểu nguy TNLĐ, BNN và mang lại lợi ích về kinh tế, kỹ thuật cho các DNKTĐXD mà vẫn đảm bảo ATVSLĐ, đồng thời tạo ra cơ hội để cạnh tranh trên thị trường, thu hút vốn đầu tư cũng như tăng cơ hội cho đầu ra của sản phẩm thì nhà nước là cơ quan có vai trò trong việc đưa ra các giải pháp như: (i) Triển khai thực hiện việc đấu giá thăm dò, khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng để thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có năng lực, có công nghệ tiên tiến tham gia thăm dò, khai thác khoáng sản; (ii) Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư thiết bị, công nghệ tiên tiến nhằm khai thác triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và luôn đảm bảo ATVSLĐ; (iii) Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích đào tạo, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, chuyên môn trong quản lý về ATVSLĐ và năng lực cho đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng; (iv) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo hướng tập trung một đầu mối, thông thoáng và thuận tiện hơn nhưng vẫn gắn liền với ATVSLĐ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)