Bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý nhà nước của một số quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 72 - 76)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3.2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý nhà nước của một số quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng

Qua thực tế triển khai QLNN về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp và thực trạng đang diễn ra trong hoạt động khai thác đá xây dựng trên thế giới, ta có thể rút ra một số kinh nghiệm trong quản lý đó là:

Thứ nhất, cần xây dựng mô hình, hệ thống quản lý ATVSLĐ phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế cũng như của DNKTĐXD. Trong đó có

quy định về tổ chức bộ máy phù hợp với quy mô doanh nghiệp sẽ tiến tới loại bỏ dần nếu doanh nghiệp khai thác đá không đáp ứng quy mô khai thác, thay vào đó cần cơ cấu lại cho đủ lớn, đủ điều kiện mới được cấp phép hoạt động.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều căn cứ vào xây dựng mô hình QLNN đảm bảo ATVSLĐ đối với các DNKTĐXD. Thông qua các mô hình cụ thể, QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD được nâng cao về chất lượng, giảm thiểu rủi ro nghề nghiệp đảm bảo an toàn, sức khoẻ, tính mạng của người lao động.

Xuất phát từ định hướng phát triển trong việc quy hoạch tốt sẽ giúp doanh nghiệp khi được chấp nhận đưa vào khai thác sẽ dễ dàng phát triển và thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về ATVSLĐ. Tuy nhiên, với một doanh nghiệp có đủ tiềm lực cho việc thực hiện ATVSLĐ thì không phải là dựng lên một bộ máy quản lý về an toàn đồ sộ đã là tốt, điều này đôi khi chỉ làm cho doanh nghiệp lãng phí về tiền bạc và con người. Tuy theo quy mô của từng doanh nghiệp mà có những bộ máy hợp lý, làm việc đúng với chức năng, nhiệm vụ được giao có như vậy công tác ATVSLĐ sẽ hiệu quả hơn, dễ thực hiện hơn và quan trọng nhất là tập trung và an toàn hơn.

Thứ hai, xây dựng và không ngừng hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch và quản lý quy hoạch mạng lưới QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD để việc phát triển ổn định phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

Hoạt động khai thác đá phục vụ cho xây dựng ở đâu cũng vậy, nó luôn diễn ra sôi nổi cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội. Do đó, để có thể quản lý tốt về các vấn đề lên quan đến lĩnh vực này thì nhất thiết phải có quy hoạch, kế hoạch và quản lý các vấn đề liên quan ngay từ đầu. Có như vậy sẽ giúp cho Nhà nước định hướng được doanh nghiệp đi đúng hướng trong hoạt động phát triển kinh tế của mình. Doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng trong việc hoạt động phát triển kinh tế mà vẫn đảm bảo luôn theo đúng định hướng được hướng đến từ đầu của Nhà nước, đảm bảo thực hiện tốt việc thực thi các thể chế, chính sách mà Nhà nước đưa ra trong đó có QLNN về ATVSLĐ.

Thứ ba, nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, và trực tiếp điều chỉnh các quan hệ hài hòa xã hội, con người trong hoạt động khai thác đá xây dựng gắn với ATVSLĐ.

Các quốc gia trên thế giới đều nắm vững, hiểu rõ hoạt động KTĐXD là hoạt động dễ xảy ra TNLĐ, nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng của người lao động. Do đó, việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và không ngừng hoàn thiện Luật và văn bản dưới Luật là một yêu cầu tất yếu, khách quan. Thông qua hệ thống Luật, các nước thực hiện QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD. Ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, Luật pháp luôn là công cụ hữu hiệu nhất được sử dụng trong QLNN.

Do đó, việc ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp để sử dụng trong QLNN về ATVSLĐ trong khai thác đá và các văn bản khác có liên quan là rất quan trọng. Để hướng doanh nghiệp cần tập trung hơn đến ATVSLĐ trong mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh mình thì trước tiếp cần sử dụng đến luật pháp, sau đó khi nhu cầu làm việc trong môi trường an toàn là một trong các nhu cầu tất yếu của người lao động khi tham gia sản xuất thì tự nhiên các doanh nghiệp sẽ tự động hướng mình đến sản xuất an toàn.

Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến, hướng dẫn thực hiện văn bản pháp luật, nâng cao nhận thức về ATVSLĐ cho các chủ thể liên quan.

Khi đã có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thực hiện việc QLNN về ATVSLĐ tốt, chất lượng nhưng không có kế hoạch, cách thức tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến và hướng dẫn tốt thì cũng không đem lại hiệu quả cao và đạt được đúng như mong đợi ban đầu từ khi tiến hành xây dựng các văn bản này. Do đó, đây cũng là khâu cần thiết và không thể thiếu trong QLNN.

Hầu hết các quốc gia đều thực hiện song hành 2 nhiệm vụ: xây dựng và ban hành, tuyên truyền đi đôi với huấn luyện, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật.

Về bản chất, tuyên truyền mạnh mẽ để các chủ thể, đặc biệt là các doanh nghiệp, cá nhân người lao động trong doanh nghiệp khai thác đá hiểu rõ vị trí, vai trò, yêu cầu, nguyên tắc của đảm bảo ATVSLĐ trong các DNKTĐXD sẽ giảm thiểu tối đa những rủi ro trong ngành nghề.

Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để việc thực hiện công tác ATVSLĐ tuân thủ quy định của pháp luật. Đồng thời, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ xã hội cho đầu tư khai thác đá xây dựng. Thông qua xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội từ Nhà nước, tư nhân, liên doanh liên kêt để thực hiện các dịch vụ về ATVSLĐ trong QLNN cũng như trong phát triển sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ sáu, tăng cường các mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt là đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia có kinh nghiệm trong quản lý đối với hoạt động khai thác đá, với các tổ chức quốc tế (như Tổ chức ILO, Hiệp hội an toàn mỏ quốc tế ISSA Mining) và là thành viên tích cực trong mạng lưới các nước khu vực ASEAN (ASEAN-OSHNET). Thông qua hợp tác quốc tế sẽ tiếp thu và nâng cao được năng lực QLNN đối với ATVSLĐ trong các DNKTĐXD.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)