Thực trạng về chính sách pháp luật đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 93 - 96)

UBND TỈNH (THÀNH PHỐ)

3.2.3. Thực trạng về chính sách pháp luật đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá

Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 22 tháng 6 năm 2015, các văn bản quy phạm pháp luật trước khi được ban hành cần được thẩm định nghiêm túc và khách quan... Những quy định như vậy là hợp lý và cần thiết để những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Sẽ là vô nghĩa và gây ra những tốn kém không cần thiết cả về thời gian và tiền bạc khi một văn bản quy phạm pháp luật được dự thảo, hội thảo, nghiên cứu, ban hành nhưng xa rời thực tế hoặc tạo ra những tác động ngược và các đối tượng thực thi không thể thi hành. Trên tinh thần đó để thực hiện chức năng QLNN về ATVSLĐ nói chung và QLNN về ATVSLĐ trong khai thác đá nói riêng, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách để thúc đẩy

phát triển kinh tế ngành, lĩnh vực và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quản lý liên quan đến ATVSLĐ và ATVSLĐ trong các DNKTĐXD. Các Bộ, Ngành, địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc thể chế hóa các văn bản dưới Luật; trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn triển khai và thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ. Các cơ quan QLNN ở cấp trung ương đã chủ động, tham mưu, đề xuất và xây dựng các văn bản quản lý có tính thực tiễn cao như: Bộ luật Lao động 2012 (thay thế Bộ luật Lao động năm 1994 và các lần sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007), Luật Công đoàn, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản năm 2010; Các Nghị định về ATVSLĐ; các Thông tư hướng dẫn công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với hoạt động khai thác đá đã được ban hành. Về chính sách từng bước được đổi mới, lợi ích người lao động được đặt lên cao nhất, sự an toàn về tính mạng và sức khỏe của người lao động luôn được quan tâm và gắn liền với lợi ích của doanh nghiệp. Về cơ bản đã tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể thiết lập quan hệ lao động, góp phần bảo vệ an toàn, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động trong hoạt động khai thác đá xây dựng; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động trong công tác phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp cũng như kỹ thuật khai thác và áp dụng công nghệ mới vào khai thác thì những yêu cầu về phúc lợi và đảm bảo ATVSLĐ cũng đặt ra những thách thức mới, đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập trong công tác an toàn, vệ sinh lao động. Các nội dung ATVSLĐ được quy định phân tán tại nhiều văn bản pháp luật khác như Luật bảo hiểm xã hội, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật khoáng sản, Luật hóa chất, Luật xây dựng… ít nhiều gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện; Nhiều văn bản còn chung chung, nên mỗi nơi vận dụng một kiểu. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động cần được rà soát ban hành mới để kịp thời đáp ứng yêu cầu phát

triển sản xuất, phù hợp với công nghệ và vật liệu mới; Chính sách của Nhà nước để thu hút và huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho công tác ATVSLĐ, phát triển các dịch vụ trong lĩnh vực này; Chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới quy định việc giải quyết hậu quả thông qua chi trả chế độ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chưa quy định về việc phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chia sẻ rủi ro với người sử dụng lao động khi xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Trong khi công tác phòng ngừa tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được đặt lên hàng đầu đang là xu thế chung, là chuẩn mực quốc tế cũng như yêu cầu nội luật hóa các quy định được đưa ra trong các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) đã được Việt Nam phê chuẩn, gia nhập.. Vì vậy cần rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ trong khai thác đá xây dựng để tăng tính thực thi của các chính sách pháp luật phục vụ QLNN về ATVSLĐ trong KTĐXD.

Ở địa phương, để tổ chức thực hiện pháp luật về ATVSLĐ trong khai thác đá, UBNN các tỉnh, thành phố đã giao trách nhiệm cho Sở LĐTBXH tham mưu giúp UBNN tỉnh, thành phố thành lập ban chỉ đạo chương trình quốc gia về ATVSLĐ. Xây dựng chương trình, quản lý, giám sát việc thực hiện các hoạt động của chương trình quốc gia về ATVSLĐ; chỉ đạo tổ chức hưởng ứng Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ - Phòng chống cháy, nổ hàng năm theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương. Các tỉnh, thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ trong hoạt động khai thác đá, chấn chỉnh các doanh nghiệp khai thác không đảm bảo an toàn. Tuy vậy, các văn bản chưa sát với tình hình thực tiễn các DNKTĐXD.

Bên cạnh việc hoàn thiện các văn bản pháp luật, việc thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về ATVSLĐ của các bộ, ngành, địa phương đóng một vai trò quan trọng để công việc này có hiệu quả. Giải pháp cốt lõi là nâng cao nhận thức, hiểu biết của các bên về pháp luật ATVSLĐ, cần củng cố và tăng cường hệ thống tổ chức thanh tra nhà nước về ATVSLĐ; xây dựng Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật nhà nước về ATVSLĐ trong khai thác đá xây dựng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)