Khái quát tình hình phát triển doanh nghiệp khai thác đá xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 76 - 80)

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN,

3.1.1. Khái quát tình hình phát triển doanh nghiệp khai thác đá xây dựng

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần thì số DNKTĐXD tăng nhanh chóng về số lượng. Trước đây, từ những giai đoạn thập niên 70 số lượng các doanh nghiệp khai thác đá là rất ít, chỉ có vài chục doanh nghiệp nhà nước hoạt động, khi đó hoạt động khai thác đá được tập trung, không bị phân tán nhiều. Đến những năm 2000 - 2001, số lượng DNKTĐXD đã gia tăng đáng kể với khoảng 200 doanh nghiệp trong đó có thêm sự tham gia của các loại hình doanh nghiệp như: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Hợp tác xã... Hoạt động khai thác đá trong giai đoạn này đã phát triển mạnh cả về số lượng lẫn quy mô, nhu cầu về đá được tăng lên. Thời điểm hiện tại, cả nước đã khoảng 1.000 mỏ khai đá xây dựng đang hoạt động với nhiều loại hình tổ chức sản xuất khác nhau: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty Cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã. Ngành khai thác đá xây dựng cũng đã giải quyết việc làm trực tiếp cho hàng trăm nghìn lao động và gián tiếp cho hàng triệu lao động, tạo thu nhập cho người lao động, đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Bên cạnh những mặt tích cực đó ngành khai thác đá xây dựng cũng bộc lộ nhiều điểm yếu trong quản lý, đặc biệt là QLNN về ATVSLĐ. Việc khai thác không tuân thủ quy định về ATVSLĐ xảy ra phổ biến. Tại các công trường khai

thác và chế biến đá xây dựng luôn phát sinh ra rất nhiều loại bụi gây hại đến người lao động và người dân tiếp giáp với vùng khai thác, đặc biệt là bụi silic, tiếng ồn quá lớn. Làm việc trong môi trường như vậy người lao động rất dễ bị mắc các loại bệnh như: bụi phổi silic, ung thư phổi, ung thư thanh quản, điếc...

Khai thác đá xây dựng là ngành có nguy cơ cao về mất ATLĐ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra TNLĐ, BNN. Mặc dù vậy đa số người lao động làm việc trên các công trường khai thác đá trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa là người nghèo, hoặc là những lao động thời vụ, lao động nông nhàn được chủ mỏ khai thác đá xây dựng thuê làm việc theo thời vụ. Do đó, chưa được đào tạo nghề, huấn luyện kiến thức về an toàn trong khai thác đá, không được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân khi được nhận vào làm việc. Các chủ mỏ thường cũng chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế mà bỏ qua việc đầu tư nguồn lực cho công tác ATVSLĐ, bỏ qua những nguyên tắc cơ bản trong thi công, kỹ thuật khai thác mỏ. Điều này là yếu tố tất yếu dẫn đến xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng trong khai thác đá trong những năm gần đây.

Theo báo cáo của Bộ LĐTBXH, trong 8 năm gần đây, bình quân mỗi năm cả nước để xảy ra gần 6.000 vụ TNLĐ làm hơn 6.000 người bị thương, trong đó có 585 người chết, gây thiệt hại về tài sản hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

5809

6519

516 552

6040

6737

576 609

2006-2010 2011-2014

Số vụ TNLĐ Số vụ chết Số người bị nạn Số người chết

Biểu đồ 3.1: Tình hình tai nạn lao động qua các giai đoạn từ năm 2006 đến 2014

Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội [6], [25].

Trong đó số vụ TNLĐ trong khai thác đá xây dựng chiếm khoảng 5% tổng số vụ TNLĐ trong cả nước. Qua biểu đồ 3.1 cho thấy, sự phát triển nóng trong hoạt động khai thác đá xây dựng những năm 2012, 2013 đã góp phần làm gia tăng số vụ TNLĐ. Tính riêng số vụ TNLĐ giai đoạn 2011-2014 so với giai đoạn 2006-2010 đã tăng thêm 0,12 % (sấp xỉ 85 vụ TNLĐ), số vụ tai nạn lao động chết người, số người bị nạn, số người chết cũng tăng theo. Các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng đang quá tập trung vào lợi nhuận kinh tế mà quên đi mất việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người lao động và bảo vệ môi trường xung quanh.

Theo kết quả điều tra đối với 59 doanh nghiệp hoạt động khai thác đá xây dựng trên địa bàn 04 tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, có 33 doanh nghiệp trên tổng số 59 doanh nghiệp được khảo sát có bố trí cán bộ làm công tác ATVSLĐ và có 9/59 doanh nghiệp có bộ phận y tế cơ sở. Chính vì vậy, hiện nay tại các doanh nghiệp khai thác đá đặc biệt là các DNNVV hầu hết người lao động ít hoặc không được khám phát hiện BNN.

Trong 3 năm gần đây có khoảng 1.500 doanh nghiệp trong tổng số 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ với 212.794 người lao động được khám phát hiện BNN.

Bảng 3.1: Tình hình Bệnh nghề nghiệp qua các giai đoạn từ năm 1996 đến 2014

STT Giai đoạn (Năm)

Tổng số lao động khám bệnh

(Người)

Tổng số lao động phát hiện bệnh

(Người)

Tổng số lao động được giám định

(Người)

1 1996 - 2000 58.474 6.996 4.914

2 2001 - 2005 236.187 28.782 7.606

3 2006 - 2010 346.132 15.036 4.808

4 2011 - 2014 81.955 14.691 3.813

Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội [6], [25].

Hiện nay do môi trường lao động ô nhiễm, nhiều chỉ tiêu như bụi, ồn, rung...

đã vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép làm nhiều người mắc các bệnh bụi phổi silic, bệnh điếc nghề nghiệp... Tích lũy đến nay theo báo cáo của Bộ Y tế cả nước

đã có gần 30.000 người mắc BNN, mỗi năm cả nước có khoảng 1500 người mắc mới BNN.

0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400

1996 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2014

Tng s ngưi

Tổng số phát hiện bệnh Tổng số giám định

Biểu đồ 3.2: Tình hình bệnh nghề nghiệp do khai thác đá gây ra Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội [6], [25].

Nhìn vào biểu đồ 3.2 ta thấy, tình hình BNN trong các hoạt động khai thác đá xây dựng có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn còn rất cao. Hiện nay, tại các công trường khai thác đá đa số máy thiết bị đã cũ, lạc hậu, thiếu bộ phận thu, hút bụi, dập bụi nên nồng độ bụi rất cao, nhất là khu nổ mìn khai thác và khu vực nghiền sàng cao gấp 9 lần tiêu chuẩn cho phép. Ảnh hưởng của độ rung, tiếng ồn phát ra từ máy móc cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến mắc BNN.

Doanh nghiệp khai thác đá xây dựng thực hiện không tốt quản lý ATVSLĐ, khi để xảy ra TNLĐ không những gây tổn thất về người mà còn thiệt hại nhiều về vật chất. Theo kết quả thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổng thiệt hại do TNLĐ, BNN trong năm 2014 gây ra cho các doanh nghiệp lên tới 27.707 Tỷ đồng.

Tuy nhiên theo số liệu điều tra, thống kê từ đề án Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ do Bộ LĐTBXH thực hiện thông qua các vụ TNLĐ được cấp cứu và điều trị tại bệnh viện thì số người bị TNLĐ, BNN và thiệt hại do nó gây ra lớn gấp 4 lần so với số liệu thực tế nhận được qua các báo cáo từ cơ sở. Trong đó, thiệt hại riêng trong lĩnh vực khai thác đá xây dựng chiếm khoảng 5%.

Đơn vị: Tỷ đồng

0 50000 100000 150000 200000

Tổng thiệt hại ước tính do

TNLĐ, BNN Thiệt hại ước tính do TNLĐ, BNN trong ngành khai thác đá 110828

5541,4 157504

4725,12

Theo số liệu thống kê của Việt Nam (Nguồn: BHXHVN và từ DN)

Theo cách tính ILO (Dựa vào GDP)

Biểu đồ 3.3: Thiệt hại do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra trong năm 2014 Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội [6], [25].

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)