Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 135 - 138)

UBND TỈNH (THÀNH PHỐ)

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

4.2.3. Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ATVSLĐ nói chung, trong khai thác đá nói riêng là hết sức cần thiết. Các văn bản cần quy định việc bảo đảm ATVSLĐ; chính sách chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác ATVSLĐ và QLNN về ATVSLĐ. Hệ thống văn bản càng đầy đủ, rõ ràng càng thuận lợi cho vệc QLNN và tổ chức thực hiện của doanh nghiệp.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật ATVSLĐ nhằm kịp thời thể chế hoá mục tiêu, quan điểm, định hướng xây dựng đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện qua các văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ mười, lần thứ mười một, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 vào trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện đường lối, chính sách của Đảng về vai trò của người lao động trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí Thư về đẩy mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, yêu cầu:

“Hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATVSLĐ phù hợp với các quy định, công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia...”. Hiện nay Ban cán sự Chính phủ, Bộ LĐTBXH và Ban kinh tế Trung ương đang hướng dẫn và đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai Chỉ thị phù hợp với điều kiện của từng bộ, ngành, địa phương. Cụ thể là: Xây dựng các quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nội dung ATVSLĐ được quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012; sửa đổi, bổ sung các quy định về lĩnh vực này theo tinh thần huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho công tác ATVSLĐ, khuyến khích các dịch vụ ATVSLĐ; thực hiện có hiệu quả các nội dung hoạt động của Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2011-2015 và xây dựng các chương trình phòng ngừa TNLĐ, BNN; xây dựng Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN có mức đóng linh hoạt theo tính chất nguy cơ xảy ra TNLĐ, BNN của ngành nghề; bổ sung và hoàn thiện các văn bản về chế độ đối với Người lao động; sửa đổi, bổ sung các chính sách, quy định về ATVSLĐ cho phù hợp với sự phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế; hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đá xây dựng. Kiểm duyệt chặt chẽ việc thực hiện khai thác đá theo đúng thiết kế kỹ thuật, biện pháp ATVSLĐ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Bộ LĐTBXH đang được giao chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng Dự thảo Luật ATVSLĐ trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ IX, Quốc hội khóa XI, năm 2015. Đây là Luật quan trọng và được xây dựng lần đầu tiên tại Việt Nam. Luật có 7 chương với 93 điều. Phạm vi điều chỉnh của Luật là quy định việc bảo đảm ATVSLĐ; chính sách chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác ATVSLĐ và QLNN về ATVSLĐ. Luật sẽ có hiệu lực từ 1/7/2016.

Bộ cũng đã và đang tiếp tục xây dựng và ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với lĩnh vực khai thác đá xây dựng và với các máy, thiết bị công cụ phục vụ cho việc khai thác để góp phần tăng cường công tác QLNN

cho hoạt động này. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ đối với hoạt động khai thác đá xây dựng. Việc chuyển đổi các quy phạm an toàn, TCVN (tiêu chuẩn Việt Nam) về an toàn thành các quy chuẩn kỹ thuật an toàn và nghiên cứu ban hành các quy chuẩn kỹ thuật an toàn về khai thác đá, quy chuẩn an toàn quản lý và vận hành các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, quy chuẩn về các loại phương tiện bảo vệ cá nhân trong lĩnh vực khai thác đá cần phải được chú trọng hơn nữa. Căn cứ vào hệ thống quy chuẩn này mà các cơ quan quản lý ban hành các quy trình kiểm tra, kiểm định máy thiết bị; các doanh nghiệp ban hành nội quy vận hành chi tiết;

các cơ quan thanh tra có căn cứ để thanh tra và xử lý các vị phạm; người lao động có điều kiện được học tập các biện pháp làm việc an toàn và đảm bảo môi trường làm việc đạt tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó, Bộ cũng đã và đang tiếp tục xây dựng và ban hành, các thông tư về kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa, kiểm định máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. Hiện nay Bộ LĐTBXH đã xác định từ nay đến 2020 phải chuyển đổi 132 tiêu chuẩn Việt Nam thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ và xây dựng mới khoảng khoảng 50 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về .

Ưu tiên xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về ATVSLĐ cho các ngành nghề có nguy cơ cao về ATLĐ, trong đó có ngành khai thác đá xây dựng.

Quy định điều kiện hoạt động và kiểm duyệt chặt chẽ việc thực hiện khai thác đá theo đúng thiết kế kỹ thuật, biện pháp thi công đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, vì khai thác đá xây dựng là ngành công nghiệp nặng - khai thác tài nguyên khoáng sản và cũng là ngành có tỷ lệ rủi ro cao, xảy ra nhiều TNLĐ, BNN nhất trong các ngành kinh tế, có nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng làm chết và bị thương nhiều người. Các điều kiện chính cần được quy định, đó là: Được cấp phép danh giới mỏ, trữ lượng tài nguyên; đánh giá tác động môi trường do khai thác; thiết kế thi công được cấp thẩm quyền phê duyệt; đủ điều kiện sử dụng vật liệu nổ trong khai thác đá; chức năng nhiệm vụ của các tổ chức, bộ phận thực hiện công tác

ATVSLĐ; tổ chức bộ máy gồm giám đốc mỏ, bộ máy làm công tác ATVSLĐ, đội ngũ công nhân kỹ thuật; máy thiết bị khai thác, chế biến sản phẩm

Việc xây dựng các văn bản pháp luật phải phù hợp với các Công ước, điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 135 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)