Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 62 - 68)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng

2.2.3.1. Đặc thù ca ngành khai thác đá nh hưởng trc tiếp đến công tác qun lý nhà nước v an toàn, v sinh lao động trong các doanh nghip khai thác đá xây dng

Xuất phát từ những đặc điểm đặc trưng của ngành công nghiệp khai thác đá như: Các mỏ đá thường tập trung ở các khu vực vùng núi và nơi có địa hình khó khăn, các mỏ thường có trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác do đó việc thực hiện QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD cũng có những đặc thù và khó khăn riêng.

Người lao động tại các mỏ khai thác đá chủ yếu là lao động phổ thông, lao động mùa vụ do đó họ thường chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế trước mắt mà ít để ý đến ATVSLĐ trong quá trình làm việc và cũng ít có điều kiện tiếp xúc với các quy định của Nhà nước về ATVSLĐ.

Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường đã làm xuất hiện nhiều thành phần kinh tế. Ngoài các doanh nghiệp nhà nước, còn có các thành phần kinh tế khác. Trong số các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có nhiều doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh liên quan đến hoạt động khai thác đá xây dựng. Các doanh nghiệp này chủ yếu tham gia kinh doanh, khai thác các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, hình thức khai thác rất linh hoạt, phong phú….để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rất lớn nguyên liệu khoáng sản cho xây dựng tại địa phương. Vì vậy hàng loạt mỏ có quy mô vừa và nhỏ được mở ra ở khắp mọi miền trên cả nước, kéo theo đó là tình trạng mất ATVSLĐ cũng gia tăng và đặt ra việc tăng cường QLNN về ATVSLĐ.

2.2.3.2. Năng lc ca đội ngũ cán b, lãnh đạo trong đổi mi hoàn thin h thng chính sách, pháp lut và thc hin qun lý nhà nước v an toàn, v sinh lao động trong các doanh nghip khai thác đá xây dng

Khả năng đổi mới và hoàn thiện các chính sách, pháp luật về ATVSLĐ luôn là một yếu tố vô cùng cần thiết trong việc xây dựng nên được hành lang pháp lý để phục vụ cho công tác QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD. Các chính sách tốt và đi vào cuộc sống sẽ là cơ sở để thực hiện mục tiêu phòng ngừa TNLĐ và khắc phục tổn thương về sức khoẻ do lao động thông qua những biện pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu các yếu tố, nguyên nhân rủi ro trong môi trường làm việc.

Năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, QLNN là một yếu tố vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả của QLNN. Năng lực này thể hiện trước hết ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tham mưu, tư vấn QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và có sức khoẻ tốt. Nếu đội ngũ này có trình độ chuyên môn tốt mới bảo đảm cho cán bộ hoàn thành công việc được giao. Trình độ của cán bộ được đánh giá là tốt khi đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đó. Cụ thể trong thời kỳ hiện nay khi khoa học - công nghệ phát triển, người cán bộ phải có trình độ về công nghệ, làm chủ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo trong công tác QLNN vững vàng về chuyên môn, chính trị, văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực thi chức năng, nhiệm hiệm vụ theo đúng pháp luật... là một trong những yếu tố chính trong việc thúc đẩy và đảm bảo ATVSLĐ đối với hoạt động khai thác đá nói chung và đối với các DNKTĐXD nói riêng.

2.2.3.3. Kh năng ng dng các tiến b ca khoa hc - công ngh đối vi lĩnh vc khai thác đá nói chung, an toàn v sinh lao động trong doanh nghip khai thác đá xây dng nói riêng

Muốn góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc, tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động khi làm việc thì việc áp dụng những công

nghệ tân tiến có tính an toàn cao, năng suất cao là điều không thể thiếu trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào. Việc áp ứng dụng các tiến bộ về khoa học và công nghệ phụ thuộc rất lớn vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong hoạt động khai thác đá xây dựng hiện nay, một số doanh nghiệp áp dụng những công nghệ mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng sản lượng và tăng hiệu quả làm việc cho người lao động, do đó mà người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, có ít nguy cơ xảy ra TNLĐ và nguy cơ mắc BNN. Một số công nghệ mới phục vụ cho việc khai thác an toàn nhưng vẫn đạt hiệu quả cao như: (i) Áp dụng phương pháp nổ mìn vi sai nạp mìn phân đoạn bằng bua nước. Phương pháp này khiến cho toàn bộ khối thuốc nổ trên bãi mìn được điều khiển kích nổ tại những thời điểm khác nhau nên giảm bụi và chấn động phát sinh.

Trong các lỗ khoan còn được nạp bằng bua nước nên khi kích nổ nước trong bua có tác dụng dập bụi ngay tại chỗ. Ngoài ra trên mỗi bãi mìn, cho đóng các túi nước lớn dải trên bề mặt và phun nước làm ẩm bề mặt để hạn chế bụi. Cộng hưởng tất cả các yếu tố trên có thể làm giảm tới 50% lượng bụi phát sinh so với biện pháp thông thường khác; (ii) Trong khâu nghiền đá, sử dụng hệ thống phun nước làm ẩm vật liệu và dập bụi tại tất cả các dây chuyền sàng đá, vốn chính là các điểm phát sinh bụi lớn nhất trong quá trình nghiền sàng. Bên cạnh đó, đất đá ngay khi còn trong thùng ô tô đến khi đổ liệu vào phễu nghiền, trên miệng máy nghiền hàm đều được phun nước làm ẩm trước. Có thể nói tất cả vật liệu đất đá ở công đoạn nghiền sàng đều đã được làm ẩm nên giảm đến 75% lượng bụi phát sinh so với thường thấy. Ngoài ra ở công đoạn này, đầu tư xây dựng nhà bao che chống bụi phễu tiếp nhận và hàm nghiền để hạn chế bụi trong quá trình nghiền đập...; (iii) Việc đưa máy thiết bị mới áp dụng vào các công đoạn như khoan lỗ mìn, xúc, bốc, vận chuyển để thay thế lao động thủ công đã góp phần cải thiện điều kiện làm việc, sức khoẻ người lao động. Người lao động không còn phải đối mặt với những nguy cơ như đá rơi, khói, bụi, tiếng ồn... phát ra từ môi trường làm việc khi phải làm việc trực tiếp.

Tuy nhiên, hiện nay trong lĩnh vực khai thác đá, trình độ phát triển khoa học - công nghệ vẫn chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy, gắn kết chặt chẽ với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, phát triển nền công nghiệp an toàn và toàn diện. Việc áp dụng khoa học - công nghệ để sản xuất, khai thác, chế biến đá an toàn còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, chưa tạo sự gắn kết có hiệu quả giữa nghiên cứu với đào tạo, chưa có tính thực tế cao. Đầu tư cho khoa học, công nghệ phục vụ cho khai thác và chế biến đá còn hạn chế, sử dụng chưa hiệu quả.

2.2.3.4. Nhu cu ca nn kinh tế v nguyên vt liu đá xây dng tăng cao đòi hi tăng cường hot động qun lý nhà nước v an toàn, v sinh lao động trong các doanh nghip khai thác đá xây dng

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đá xây dựng được khai thác, chế biến để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần cho xuất khẩu. Ngành khai thác đá đã đóng góp GDP mỗi năm khoảng 3%, về cơ bản ngành này đã đáp ứng kịp thời nguyên liệu phục vụ cho ngành xây dựng . Công nghiệp khai đá xây dựng đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trước đây nhiều mỏ khoáng sản không có giá trị kinh tế khi khai thác vì trữ lượng ít hoặc do điều kiện khó khăn, thì ngày nay nhờ việc áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiến tiến hàm lượng khai thác lớn đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Để đảm bảo cho nhu cầu đá phục vụ cho xây dựng và phát triển đất nước, nhà nước cần phải có chiến lược về chính sách sử dụng tiết kiệm hợp lý nhất tài nguyên đá xây dựng để đảm bảo phát triển bền vững bảo vệ môi trường, an sinh xã hội., có kế hoạch khai thác sử dụng đá xây dựng một cách hợp lý phục vụ cho phát triển kinh tế trước mắt và lâu dài tránh tình trạng khai thác tràn lan, xuất khẩu các sản phẩm đá thô không qua chế biến, xuất khẩu "tiểu ngạch" làm lãng phí, thất thoát tài nguyên khoáng sản của đất nước.

2.2.3.5. Yêu cu bo v môi trường đòi hi qun lý nhà nước v an toàn, v sinh lao động đối vi hot động khai thác đá xây dng nghiêm ngt hơn

Để có thể giảm thiểu được các tác động do ô nhiễm môi trường thì cùng với việc phát huy các nguồn lực kinh tế - xã hội nhằm phát triển bền vững công nghiệp

khai thác đá xây dựng, cải tạo và phục hồi môi trường, cần phải tăng cường QLNN đối với lĩnh vực khai thác đá, phải xây dựng và điều chỉnh cơ chế quy định bảo vệ môi trường có tính đến mức độ ô nhiễm môi trường do khai thác đá gây ra. Quy định cụ thể cách tính toán khoản tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với các trường hợp thời gian khai thác mỏ, theo giấy phép khác với thời gian đã dự tính trong báo cáo đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường; quy định cụ thể định mức tính toán cho công tác cải tạo, phục hồi môi trường. Do đó, trách nhiệm của viêc QLNN cần phải đưa ra các giải pháp về môi trường như tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sạch, thân thiện với môi trường trong lĩnh vực khai thác, chế biến đá xây dựng; phát triển các công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải; có chương trình triển khai và nhân rộng mô hình sản xuất sạch hơn, an toàn hơn cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến đá xây dựng. Bổ sung quy định về cải tạo, phục hồi môi trường chung cho các khu vực có nhiều DNKTĐXD cùng khai thác; quy trình, hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với từng loại hình khai thác; nội dung tham vấn ý kiến cộng đồng cho công tác này; tính toán khoản tiền ký quỹ, hệ số trượt giá theo thực tế...

Khai thác sử dụng đá xây dựng chưa hợp lý, làm tổn thất, lãng phí tài nguyên quốc gia và gây bức xúc, áp lực lớn cho xã hội ở khu vực có hoạt động khoáng sản;

Lập quy hoạch, kế hoạch, quyết định đầu tư dự án chưa tính toán đến các chi phí, lợi ích về mặt xã hội và môi trường; Việc phân cấp cho các địa phương trong cấp phép, quản lý khai thác, chế biến đá, bảo vệ môi trường đã được tiến hành, nhưng chưa thanh tra, kiểm tra kịp thời để xử lý các vi phạm pháp luật; Tài nguyên đá xây dựng là sở hữu toàn dân, nhưng lợi ích từ hoạt động khai thác đá hiện tại chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp khai thác, chế biến đá xây dựng. Lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội chưa tương xứng với giá trị tài nguyên; Tài nguyên của đất nước bị sử dụng lãng phí, trong khi thu ngân sách được ít, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư phải gánh chịu hậu quả nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường, cần được khắc phục. Vì vậy đòi hỏi công tác QLNN về ATVSLĐ đối với các DNKTDXD cần phải được tăng cường.

2.2.3.6. Yêu cu hi nhp quc tế đối vi hot động khai đá xây dng gn vi an toàn, v sinh lao động trong doanh nghip khai thác đá xây dng

Để có thể học tập, trao đổi được nhiều kinh nghiệm tốt trong quá trình quản lý, trong đó có kinh nghiệm quản lý ATVSLĐ, cải thiện ĐKLĐ và nhận được nhiều hỗ trợ cho việc thực hiện công tác ATVSLĐ đối với hoạt động khai thác đá xây dựng thì Chính phủ Việt Nam cũng cần phải có các chính sách để thúc đẩy mạnh mẽ việc tham gia vào các tổ chức quốc tế quốc tế như: Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Hiệp hội An toàn mỏ Quốc tế (ISSA Mining),…mở rộng các mối quan hệ song phương với các quốc gia phát triển như: Nhật Bản (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA), Hàn Quốc (Cơ quan An toàn, sức khỏe nghề nghiệp Hàn Quốc-KOSHA, Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc -KOICA), Đức, Mỹ, Đan Mạch,…hay là thành viên tích cực trong mạng lưới ATVSLĐ của các nước trong khối ASEAN (ASEAN-OSHNET). Bên cạnh đó, cũng cần phải đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định hay các điều ước và thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập. Từ đó, góp phần tăng cường xã hội hóa, tạo cơ sở hoàn thiện hệ thống pháp luật về ATVSLĐ và điều kiện cho các đơn vị, tổ chức có điều kiện thành lập doanh nghiệp hoạt động sản xuất - kinh doanh lĩnh vực khai thác đá xây dựng tạo ra được các sản phẩm đá xây dựng phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và của thế giới, nâng cao được năng lực cạnh tranh, cung cấp được các sản phẩm đá xây dựng có uy tín và chất lượng.

2.2.3.7. Chi phí đầu tư cho cho công tác an toàn, v sinh lao động ca các doanh nghip khai thác đá xây dng

Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp nói chung hay một DNKTĐXD nói riêng muốn cạnh tranh thắng lợi và phát triển một cách bền vững thì phải biết sử dụng hợp lý, có hiệu quả lực lượng sản xuất, đầu tư làm tốt công tác ATVSLĐ và bảo vệ môi trường. Việc đầu tư cho công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và ý thức chỉnh của chủ doanh nghiệp trong việc quan tâm đến việc đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động tại đơn vị của mình. Thực tế cho thấy, khi doanh nghiệp ít quan tâm đến việc đầu tư cho

công tác ATVSLĐ thì nguy cơ gây mất ATLĐ, TNLĐ và BNN càng dễ xảy ra. Hậu quả của việc bố trí khu vực làm việc bừa bãi, không đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh sẽ rất dễ xảy ra các vấn đề như: Vấp ngã, trượt chân, hen xuyễn, phát ban do dị ứng, mất tập trung, sử dụng các phương tiện lao động không có hiệu quả từ đó sẽ làm giảm năng suất lao động, dễ xảy ra TNLĐ, BNN. Do vậy, để loại trừ các thiếu sót, vi phạm trong khai thác đá xây dựng cần tuyên truyền, huấn luyện các biện pháp tổ chức, đánh giá rủi ro, quy trình làm việc an toàn về ATVSLĐ tại doanh nghiệp để nâng cao nhận thức, kỹ năng làm việc cho người sử dụng lao động và người lao động. Ngược lại, khi doanh nghiệp có sự quan tâm đến vấn đề TNLD, BNN nhiều hơn, thì ATVSLĐ được thực hiện tốt hơn, các nguy cơ gây mất an toàn, TNLĐ và BNN sẽ ít xảy ra hơn.

Như vậy khi công tác quản lý ATVSLĐ được quan tâm, đầu tư, điều kiện lao động được đảm bảo, năng suất lao động sẽ tăng lên, chi phí thiệt hại do TNLĐ và BNN giảm xuống, làm tăng lợi nhuận, sức cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp.

Đồng thời các chính sách và hệ thống quản lý mà các doanh nghiệp áp dụng có ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của người lao động. Điều kiện làm việc kém được phản ánh qua tỷ lệ TNLĐ, BNN và các tổn hại sức khỏe khác của người lao động. Ngược lại, điều kiện làm việc tốt chứng tỏ tình trạng sức khỏe của người lao động được nâng cao, chất lượng được cải tiến, năng suất lao động tăng.

2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)