Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 105 - 113)

UBND TỈNH (THÀNH PHỐ)

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước, ngành khai thác đá cũng đã bộc lộ nhiều khuyết điểm, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý, tổ chức thực hiện:

3.3.2.1. Nhng hn chế

- Về mô hình tổ chức bộ máy đảm bảo ATVSLĐ trong DNKTĐXD

Trong quá trình cấp phép hoạt động khai thác, chưa thấy sự vào cuộc của cơ quan QLNN về ATLĐ (Bộ/Sở LĐTBXH). Do đó, không gắn được trách nhiệm của các đơn vị xin cấp phép vào việc đảm bảo ATVSLĐ cho các hoạt động liên quan đến khai thác đá của họ.

Sự gắn kết giữa các cơ quan quản lý trong việc cấp phép chưa được thể hiện rõ, vẫn còn rời rạc. Chủ yếu là sự trao đổi, làm việc giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Từ đó thiếu sự thống nhất ngay từ khâu cấp phép.

Công tác QLNN về ATVSLĐ tuy đã được tổ chức, triển khai nhưng chưa đồng bộ, các hoạt động diễn ra hàng năm vẫn rời rạc.

Công tác ATVSLĐ chưa có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ trong triển khai các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra giữa các sở, ban, ngành địa phương.

Công tác QLNN về ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp khai thác đá chưa thấy được vai trò của quản lý ATVSLĐ trong khai thác đá xây dựng ở cấp huyện. Đây là lực lượng gần với doanh nghiệp nhất nhưng chưa thể hiển được vai trò quản lý của mình trong lĩnh vực này.

Do lực lượng cán bộ làm về công tác an toàn còn thiếu và yếu (chủ yếu tập trung ở 02 Sở LĐTBXH, Sở Công Thương) nên không thể triển khai, giám sát thường xuyên được tất cả các mỏ khai thác trên địa bàn.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp khai thác đá là các doanh nghiệp nhỏ và vừa do đó trong công tác quản lý tại doanh nghiệp:

+ Giám đốc không thể đủ thời gian, kinh nghiệm quản lý được hết các vấn đề ATVSLĐ. Điều đó dẫn đến tình trạng có kế hoạch đưa ra nhưng quá trình triển khai thực tế không tốt, không đạt được mục tiêu đề ra.

+ Chưa bố trí giám đốc điều hành mỏ theo quy định hoặc có bố trí giám đốc điều hành mỏ nhưng theo hình thức chống đối (thuê trên danh nghĩa, còn việc triển khai vẫn do doanh nghiệp tự thực hiện). Có 64,71% doanh nghiệp dưới 100 lao động chưa bố trí giám đốc điều hành mỏ hoặc thuê giám đốc điều hành mỏ trên danh nghĩa.

Chưa có cán bộ an toàn làm chuyên trách hoặc bán chuyên trách do đó việc triển khai công tác ATVSLĐ chưa đúng hoàn toàn theo quy định. Qua kết quả điều tra cho thấy một số doanh nghiệp mới chỉ bố trí được cán bộ kiêm nhiệm làm công tác ATVSLĐ. Đây cũng là điều khó khăn với các doanh nghiệp nhỏ (có số lao động dưới 100).

+ Mặc dù Giám đốc là người quan tâm trực tiếp tới các khâu và trực tiếp tới Người lao động, nhưng do điều kiện của mỏ và mục tiêu về kinh tế cao hơn nên các mỏ nhỏ ít được đầu tư về ATVSLĐ. Chỉ có 13,73% doanh nghiệp thực hiện huấn luyện định kỳ hàng năm, có 1,96% doanh nghiệp thực hiện đo kiểm môi trường lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, kiểm định các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, công tác về kiểm tra và tự kiểm tra…

đều ít được chú trọng.

+ Chính từ sự lỏng lẻo trong khâu quản lý về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp như vậy mà hàng năm đã có rất nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng xảy ra liên quan đến hoạt động khai thác đá. Có rất nhiều nguyên nhân đã được đưa ra, trong đó nguyên nhân chính vẫn là do ý thức thực thi và chấp hành pháp luật nhà nước về ATVSLĐ của người sử dụng lao động và người lao động.

- Về quy hoạch, kế hoạch khai thác đá xây dựng gắn với đảm bảo ATVSLĐ Hiện nay, những quyết định ban hành quản lý về việc phê duyệt các quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng ở Việt Nam mới chỉ đáp ứng kịp thời việc có để quản lý nhưng chưa sát thực tế, chưa toàn diện, mới tập trung quy hoạch cho sản xuất xi măng, vôi công nghiệp mà chưa quy hoạch toàn diện cho công nghiệp, xây dựng, sản phẩm cho hóa, mỹ phẩm, dược...

Ngoài ra mục tiêu của quy hoạch khai thác đá của quốc gia đưa ra mới chỉ tập trung nhằm tăng chất lượng sản phẩm đá, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ khu danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường mà chưa tập trung quan tâm tới lợi ích, an toàn sức khoẻ, an toàn nghề nghiệp cho người lao động.

- Trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật quản lý ATVSLĐ trong khai thác đá xây dựng

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn dưới luật còn chậm, làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện ở các cơ quan quản lý các cấp và tại các doanh nghiệp hoạt động khai thác đá. Sự bất cập, chồng chéo, phân tán của hệ thống pháp luật về ATVSLĐ hiện nay gây khó khăn cho việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ. Nội dung về ATVSLĐ có liên quan đến khai thác đá hiện đang được quy định trong nhiều văn bản luật, tại nhiều văn bản do Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành. Các văn bản này tuy khá đầy đủ nhưng phân tán, đang tạo ra một hệ thống phức tạp, chồng chéo, gây khó khăn cho việc thực thi cho cán bộ quản lý và khó thực hiện cho doanh nghiệp.

Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ cho lĩnh vực khai thác khoáng sản còn chậm được xây dựng và ban hành đáp ứng yêu cầu sản xuất, phát triển công nghệ, vật liệu mới phục vụ cho sản xuất. Đa số tiêu chuẩn Việt Nam về ATVSLĐ được ban hành từ những năm 1980, 1990 và thậm trí nhiều tiêu chuẩn ban hành từ những năm 1970 đến nay vẫn chưa được nghiên cứu, ban hành. Bên cạnh chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe làm cho doanh nghiệp và người sử dụng lao động coi thường pháp luật.

Việc nghiên cứu, bổ sung BNN mới vào trong danh mục BNN được hưởng bảo hiểm còn chậm, thủ tục rườm rà, khó khăn do đó cũng gây ảnh hưởng đến chế độ chính sách cho người lao động tại các doanh nghiệp khai thác đá.

Các vụ TNLĐ chết người hầu hết đều xử lý hành chính nội bộ, số vụ truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ chiếm khoảng 2% nên ít có tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa việc tái diễn và thiếu các giải pháp hữu hiệu để giảm TNLĐ

Bên cạnh đó, về vấn đề chấp hành pháp luật lao động tại các doanh nghiệp khai thác đá chưa được tốt, việc tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ của các doanh nghiệp khai thác đá hiện nay chưa nghiêm, nhiều doanh nghiệp thực hiện các quy định có tính chất chống đối sự kiểm tra của cơ quan QLNN. TNLĐ, BNN còn xảy ra nghiêm trọng.

- Về công tác tuyên truyền, huấn luyện

Công tác huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động của các địa phương đạt tỷ lệ thấp so với tổng số doanh nghiệp khai thác đá hiện có trên địa bàn;

công tác quản lý huấn luyện còn lỏng lẻo, chưa có nhiều lớp huấn luyện chuyên sâu về ATVSLĐ cho đối tượng là người sử dụng lao động và người lao động làm việc tại các doanh nghiệp khai thác đá.

Việc quy định tổ chức bộ máy làm công tác ATVSLĐ phụ thuộc vào quy mô lao động là không còn phù hợp với một số mô hình doanh nghiệp thực tế. Việc quy định cứng bộ máy tổ chức làm công tác ATVSLĐ của doanh nghiệp là không linh hoạt, chỉ phù hợp với doanh nghiệp Nhà nước, rất khó triển khai trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khi mà có rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ.

- Về thanh tra, kiểm tra và giám sát

Hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về ATVSLĐ nói chung còn rất thiếu và yếu, đang có sự bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ với tổ chức bộ máy, biên chế và trình độ cán bộ. Đặc biệt là tổ chức bộ máy của Thanh tra ATLĐ, Thanh tra VSLĐ của Nhà nước trong những năm qua chưa ổn định. Đội ngũ cán bộ thanh tra vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chất lượng.

Thanh tra ATVSLĐ nằm trong thanh tra chung nên còn nhiều bất cập, hạn chế; nguồn lực cho công tác thanh tra về ATVSLĐ, lực lượng thanh tra lao động có chuyên môn kỹ thuật để triển khai thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ ngày càng càng ít, có địa phương không có.

Việc quản lý môi trường lao động, quản lý sức khỏe người lao động tại các doanh nghiệp khai thác đá ở mức rất thấp; chưa có chế tài để xử phạt đối với người sử dụng lao động, người lao động không chấp hành pháp luật về ATVSLĐ.

- Về hợp tác quốc tế

Thời gian qua hợp tác quốc tế về ATVSLĐ ở Việt Nam đã được những kết quả tích cực, tuy vậy mới tập trung chủ yếu ở việc nâng cao năng lực cho một bộ phận cán bộ làm công tác ATVSLĐ, một số hợp tác cụ thể ngắn hạn, chung chung chưa bao trùm quốc gia; chưa có hoạt động hợp tác nào trong QLNN về ATVSLĐ lĩnh vực khai thác đá xây dựng, khi các dự án hợp tác quốc tế kết thúc thì các kết quả đó chưa được duy trì và triển khai tiếp.

Để thực hiện tốt QLNN về ATVSLĐ trong khai thác đá xây dựng Việt Nam cần phải mở rộng hơn nữa hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia và tổ chức quốc tế về ATVSLĐ cho phát triển ngành khai thác đá, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trong đó tiêu biểu phải kể đến một số quốc gia và tổ chức như:

Nhật Bản (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản -JICA), Hàn Quốc (Cơ quan An toàn, sức khỏe nghề nghiệp Hàn Quốc-KOSHA, Cơ quan hợp tác quốc tế -KOICA), Đức, Mỹ, Đan Mạch. Thiếu nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho cán bộ quản lý về ATVSLĐ

Hoạt động hợp tác quốc tế đôi khi còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Do khoảng cách về mặt ngôn ngữ, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các quốc gia. Từ đó cần phải có chuyển đổi sao cho phù hợp với Việt Nam, với từng vùng, miền.

- Về đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật, trang thiết bị và lực lượng lao động trong khai thác đá xây dựng

Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn đầu tư để triển khai đồng bộ các khâu từ thiết kế, xây dựng cơ bản đến khai thác và hoàn nguyên môi trường. Doanh nghiệp không có vốn để đầu tư các thiết bị, máy tiên tiến; Chủ yếu sử dụng phương pháp khai thác đá thủ công, không thực hiện khai thác cắt tầng từ trên xuống mà tận dụng vách dốc để khi nổ mìn đá tự lăn xuống chân núi.

Hiện nay chính sách về khoa học, công nghệ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cho khai thác đá xây dựng ít được quan tâm. Chính vì vậy, hầu hết các DNKTĐXD vừa và nhỏ sách đều có trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ ở mức thấp, thậm chí có đơn vị còn hết sức thủ công, lạc

hậu từ khai thác đến chế biến đá. Vì vậy, năng suất thấp, TNLĐ nhiều, gây ô nhiễm và tàn phá môi trường ảnh hưởng đến sức đến sức khỏe của chính những người lao động làm việc trong doanh nghiệp và ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh khu vực khai thác xây dựng.

Lực lượng lao động làm việc tại các mỏ khai thác đá xây dựng chủ yếu là lao động thời vụ, chưa qua đào tạo nghề và không được huấn luyện về ATVSLĐ. Do đó, tình trạng vi phạm các quy trình làm việc an toàn còn diễn ra khá phổ biến, gây mất an toàn cho chính bản thân người lao động và người lao động khác, ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp.

3.3.2.2. Nhng nguyên nhân ch yếu

Các ngành chức năng ở Trung ương cũng như địa phương, chưa thật sự nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ, cũng như chưa thấy hết được tác hại và hậu quả xã hội nghiêm trọng do ĐKLĐ xấu, gây TNLĐ, BNN cho người lao động tại các công trường khai thác đá. Vì vậy chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc hoàn thiện pháp luật, tổ chức nghiên cứu, xây dựng hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, thay đổi về công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Các quy định trong Bộ luật Lao động hiện nay chủ yếu tập trung vào những yêu cầu đối với người sử dụng lao động, người lao động, các cơ quan quản lý và các chế độ, chính sách cho người lao động bị TNLĐ, BNN. Trong khi có nhiều nội dung quan trọng về ATVSLĐ chưa được quy định hoặc không thể quy định rõ trong trong Bộ luật Lao động, mà cần phải có quy định chi tiết mới thể hiện được như:

Các quy định về tổ chức quản lý về ATLĐ; việc quản lý các cơ sở, cá nhân sản xuất, chế tạo các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ phục vụ cho khai thác đá; quỹ bồi thường TNLĐ, BNN; Văn hóa an toàn và các quy định về phòng ngừa TNLĐ, BNN; lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậtATVSLĐ...

Hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước có chức năng giúp Chính phủ QLNN về ATVSLĐ và về quản lý tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng chưa gắn kết trong triển khai, tổ chức thực hiện. Bộ máy biên chế và trình độ năng lực của

các cán bộ quản lý còn nhiều bất cập. Mặt khác chưa có đủ các điều kiện vật chất để bảo đảm thực hiện công tác QLNN nhanh chóng, kịp thời theo những điều kiện mới của kỹ thuật công nghệ tiên tiến.

Sự phân công nhiệm vụ trong hệ thống QLNN, các quy định trong hệ thống luật pháp về công tác ATVSLĐ còn có một số bất cập, nhìn chung vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới. Một số văn bản quy định lĩnh vực quản lý chuyên ngành vẫn còn chồng chéo, bất cập về phân công chức năng, nhiệm vụ trong việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật ATLĐ.

Tổ chức công đoàn các cấp tuy rất quan tâm bảo vệ quyền lợi cho người lao động trên lĩnh vực này, nhưng thiếu những yêu sách, những biện pháp kiên quyết yêu cầu các cơ quan QLNN cũng như buộc người sử dụng lao động phải thi hành nghiêm chỉnh Pháp luật lao động và phải xử lý thích đáng những người thiếu trách nhiệm khi để xảy ra TNLĐ và BNN.

Việc tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ của phần lớn các doanh nghiệp khai thác đá hiện nay còn rất yếu kém, đặc biệt là ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác, người sử dụng lao động chỉ quan tâm đến quy định chung trong Bộ luật Lao động để tránh những sai phạm mắc phải, còn các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa được quan tâm thực hiện đầy đủ.

Kinh phí đầu tư cho công tác bảo đảm ATVSLĐ của doanh nghiệp khai thác đá còn rất hạn hẹp. Nhiều chủ sử dụng chưa quan tâm, đầu tư chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Cán bộ làm công tác ATVSLĐ còn thiếu và yếu, lực lượng cán bộ chuyên trách an toàn, cán bộ y tế ở cơ sở, đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác BHLĐ, mạng lưới ATVSV …thiếu được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đầy đủ.

Phần lớn người lao động trong khai thác đá chưa được thông tin, huấn luyện về cách phòng chống TNLĐ, BNN, nhất là nông dân vận hành máy móc, thiết bị, điện, hóa chất bảo vệ thực vật chưa được tập huấn về cách đảm bảo an toàn, VSLĐ, phòng tránh TNLĐ, phòng tránh nhiễm độc hóa chất. Ở cấp xã chưa có cán bộ có kiến thức về công tác ATVSLĐ; chưa có biện pháp theo dõi, tổng hợp tình hình an toàn, VSLĐ, TNLĐ.

Việc mở rộng hợp tác quốc tế liên quan đến ATVSLĐ trong khai thác đá xây dựng chưa được quan tâm, chủ yếu là các hoạt động hợp tác song phương chung về ATVSLĐ. Cán bộ làm công tác QLNN chưa có nhiều điều kiện để học hỏi các kinh nghiệm trong QLNN về ATVSLĐ trong khai thác đá ở các nước đã phát triển, các đã làm tốt trong lĩnh vực này. Chưa có nhiều nguồn kinh phí đầu tư để triển khai mở rộng các dự án nâng cao văn hóa ATVSLĐ trong các ngành có nguy cơ cao (bao gồm cả khai thác đá) tới các địa phương khác trong cả nước.

Việc đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật, trang thiết bị tân tiến trong khai thác đá xây dựng còn hạn chế; Chủ yếu các mỏ vẫn khai thác thủ công, không có đầu tư nhiều cho thiết bị, máy móc. Không có các nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật đảm bảo ATVSLĐ trong khai thác đá.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 105 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)