Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 143 - 151)

UBND TỈNH (THÀNH PHỐ)

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

4.2.6. Các giải pháp khác

4.2.6.1. Đổi mi, công ngh, thiết b, phương pháp qun lý, khai thác

Nhà nước phải có chính sách khuyến khích và quy định giám sát để yêu cầu doanh nghiệp từng bước xóa bỏ việc khai thác đá bằng thủ công vừa lãng phí tài nguyên vừa xảy ra nhiều TNLĐ, gây ô nhiễm môi trường thay thế bằng phương pháp, công nghệ thiết bị khai thác đá xây dựng theo hướng cơ giới hóa đồng bộ, hiện đại. Có như vậy DNKTĐXD mới tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm từ đá, giảm ô nhiễm môi trường, giữ gìn cảnh quan, giảm TNLĐ, BNN và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế, xã hội theo hướng thiên niên kỷ bền vững.

Đổi mới việc QLNN về ATVSLĐ theo hướng hiện đại hóa, công khai, minh bạch, áp dụng công nghệ thông tin để giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, nắm bắt và xử lý thông tin nhanh chóng, hiệu quả.

Quản lý chặt chẽ vật liệu nổ, các máy, thiết bị, có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, các phương tiện bảo vệ cá nhân: Thông qua việc ban hành và thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật an toàn quốc gia; nắm bắt được danh mục các thiết bị đưa vào hoạt động để kiểm soát; kiểm tra chất lượng sản phẩm; kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị khi đưa vào hoạt động; hướng dẫn, huấn luyện biện pháp làm việc an toàn cho người vận hành là hết sức cần thiết để ngăn ngừa được sự cố, TNLĐ xảy ra.

Bảo đảm có đủ thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân và hướng dẫn sử dụng đúng cách cho người lao động khi làm việc là nhân tố hết sức quan trọng để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người lao động. Ví dụ: người làm việc xây dựng khi làm việc trên cao cần được trang bị dây đai an toàn, sử dụng móc treo; đội mũ cứng bảo hộ; mang găng tay, giầy, khẩu trang… nếu họ sử dụng trang bị đủ tiêu

chuẩn và đúng cách sẽ khắc phục được việc ngã từ trên cao xuống, vật liệu gây chấn thương đầu, chân tay, bụi vào phổi…

Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất, chế tạo các trang thiết bị BHLĐ đồng thời có hỗ trợ về vốn hoặc miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp tổ chức tốt việc sản xuất các trang thiết bị BHLĐ như vậy sẽ có nhiều sản phẩm đủ tiêu chuẩn và rẻ phù hợp với thu nhập, điều kiện của doanh nghiệp và người dân Việt Nam.

4.2.6.2. Huy động và s dng có hiu qu các ngun lc

Nhà nước quy định về vốn pháp định đặc thù cho doanh nghiệp khai thác đá, đảm bảo cho việc đầu tư đồng bộ, đủ các nguồn lực cho khai thác đá. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động được các nguồn vốn trong và ngoài nước để hiện đại hóa công nghiệp khai thác đá. Tranh thủ tối đa vốn đầu tư trong nước của các thành phần kinh tế, kết hợp với huy động vốn đầu tư từ nước ngoài thông qua tổ chức hội nghị kêu gọi đầu tư, liên doanh, liên kết trong hoạt động khai thác đá. Hỗ trợ kịp thời để các doanh nghiệp vay ưu đãi đầu tư vào các hoạt động khai thác đá theo trọng tâm, trọng điểm để thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư.

Định hướng phát triển công nghệ khai thác cho từng giai đoạn. Tổ chức tốt việc quản lý hoạt động triển khai công nghệ, chuyển giao công nghệ, nhất là tiếp nhận kiến thức, kinh nghiệm; ưu tiên và xây dựng tiêu chí nhằm khuyến khích những dự án công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đổi mới việc QLNN về ATVSLĐ theo hướng hiện đại hóa, áp dụng công nghệ thông tin để giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, nắm bắt và xử lý thông tin nhanh chóng, hiệu quả.

Cải thiện môi trường làm việc: Các cơ sở khai thác đá xây dựng phải coi trọng việc xây dựng phương án bảo đảm ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ tại nơi làm việc. Tổ chức các đội sơ cấp cứu đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, mạng lưới an toàn viên, vệ sinh viên rộng khắp ở mọi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong đó phải phát huy vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong hoạt động của mạng lưới này.

Về lực lượng lao động: Ngành khai thác đá là ngành có sử dụng nhiều lao động, là ngành có nhiều yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, vì vậy cần có quy định chặt chẽ về tuyển dụng lao động có nghề, phải thường xuyên đào tạo bổ sung, sử dụng lao động đúng nghề và phải được đào tạo và huấn luyện ATVSLĐ lần đầu và định kì.

Đề xuất Quy định mua bảo hiểm rủi ro đối với các đơn vị khai thác đá để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi bị TNLĐ, BNN và chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp.

4.2.6.3. Áp dng quy trình đánh giá ri ro trong mô hình qun lý an toàn, v sinh lao động ti các doanh nghip khai thác đá xây dng

Ở các nước phát để nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ người ta đã áp dụng phương pháp kiểm soát an toàn nơi làm việc thay cho phương pháp kiểm soát an toàn cá nhân mà hiện nay các doanh nghiệp ở nước ta đang sử dụng.

Đánh giá rủi ro là phương pháp kiểm soát an toàn chú trọng tới việc kiểm soát các mối nguy hại tại chỗ làm việc bằng cách thiết lập chỗ làm việc an toàn và sử dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro để quản lý các mối nguy hại. Quy trình đánh giá và kiểm soát rủi ro là công cụ để doanh nghiệp quản lý các mối nguy hại gây mất ATVSLĐ xảy ra cho người lao động tại nơi làm việc. Quy trình đánh giá và kiểm soát rủi ro bao gồm:

-Nhận diện các mối nguy hại;

-Đánh giá rủi ro (bao gồm phân tích, dự đoán và đánh giá rủi ro);

- Lập kế hoạch kiểm soát;

-Thực hiện kế hoạch kiểm soát;

Sau khi thực hiện xong giải pháp kiểm soát, cần phải xem xét, đánh giá lại rủi ro để xác nhận mức rủi ro là chấp nhận được. Mỗi khi có sự thay đổi trong dây chuyền sản xuất, cũng cần phải thực hiện đánh giá lại rủi ro để nhận diện các mối nguy hại mới phát sinh và có kế hoạch kiểm soát tương ứng.

Ở Việt Nam việc đánh giá rủi ro con rất mới lạ, mới được áp dụng rất có hiệu quả ở Tập đoàn Dầu khí quốc gia. Xây dựng quy trình đánh giá rủi ro là biện pháp

quản lý ATVSLĐ tốt nhất cần được pháp luật quy định và triển khai nhân rộng trong các doanh nghiệp có nhiều nguy cơ rủi ro, nhất là doanh nghiệp khai thác đá cần nghiên cứu áp dụng. Đây cũng chính là phần mới và tính khoa học mà nghiên cứu sinh muốn đề xuất trong luận án của mình.

Nội dung, phương pháp này đã được Ban soạn thảo luật ATVSLĐ chấp nhận đưa vào dự thảo luật tại điều 77 và đã được Quốc hội chấp nhận và thông qua. Đây là một thành công và sẽ được triển khai hướng dẫn kỹ hơn bằng các thông tư chuyên ngành để giúp cho các doanh nghiệp có một bước tiến mới trong công tác ATVSLĐ.

4.2.6.4. Phát trin văn hóa an toàn ti các doanh nghip thông qua các quy định và chính sách ca Nhà nước

Xây dựng và duy trì một văn hóa an toàn và vệ sinh mang tính phòng ngừa đòi hỏi phải tận dụng tất cả các phương tiện sẵn có nhằm nâng cao những hiểu biết, kiến thức và nhận thức chung về những khái niệm về các nguy cơ, rủi ro cũng như cách phòng ngừa và kiểm soát chúng.

Bất kỳ một doanh nghiệp khai thác đá nào cũng cần phải tập trung vào sự liên tục phát triển. Dù doanh nghiệp đang hoạt động tốt thế nào thì doanh nghiệp đó vẫn luôn cần xem xét tìm hiểu làm thế nào để có thể hoạt động tốt hơn nữa. Quá trình này bao gồm việc tìm cách cải tiến các hệ thống và các quá trình hiện đang áp dụng và sử dụng công nghệ mới như thế nào vì lợi ích của tất cả mọi người. Sự phát triển liên tục sẽ hiệu quả và bền vững nhất khi doanh nghiệp tập trung vào các cải tiến được người công nhân ở tất cả các cấp của doanh nghiệp đưa ra. Hệ thống tiếp cận việc quản lý ATVSLĐ ở cấp doanh nghiệp được giới thiệu trong Hướng dẫn của Tổ chức Lao động Quốc tế về các hệ thống quản lý ATVSLĐ (ILO-OSH 2001) là chìa khóa của sự phát triển không ngừng này.

Để thực hiện tốt văn hoá an toàn tại nơi làm việc tại các doanh nghiệp khai thác đá người sử dụng lao động không chỉ thực hiện tốt các quy định của pháp luật về ATVSLĐ mà đã tăng cường đầu tư, chủ động áp dụng các phương pháp tự cải thiện điều kiện lao động rất đơn giản, rẻ tiền, dễ thực hiện (WISE - Working

Improvement in small and Medium - size enterprises) hoặc áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ do Tổ chức Lao động Quốc tế hướng dẫn (ILO-OSH 2001). Phát động các phong trào thi đua “Sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất”; “Xanh- Sạch- Đẹp”, thành lập Hội đồng BHLĐ và mạng lưới an toàn - vệ sinh viên nhằm kiểm soát các các mối nguy cơ trong hoạt động khai thác đá.

Tạo sự phối hợp giữa những người lao động với người sử dụng lao động trong việc duy trì văn hóa phòng ngừa tai nơi làm việc và sự tham gia tích cực của người lao động vào hệ thống quản lý ATVSLĐ của doanh nghiệp. Họ cần được tư vấn, được thông báo và đào tạo về tất cả các vấn đề về ATVSLĐ, đồng thời phải có thời gian và nguồn lực tham gia tích cực.

Xây dựng văn hóa an toàn về ATVSLĐ là một bước tiến bộ, văn minh hơn, một sự chuyển đổi tích cực từ bắt buộc sang tự nguyện, tự giác của cả người sử dụng lao động và tất cả người lao động.

4.2.6.5. Khen thưởng, k lut v an toàn, v sinh lao động

Hoạt động ATVSLĐ rất khô khan và nguyên tắc nhưng cũng hết sức cần thiết và quan trọng vì nó bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho người lao động. Khi nhận thức chưa đúng và đầy đủ, những người làm công việc này thường bị nhiều người không ưa, thậm chí ghét do thường xuyên bị bắt buộc thực hiện ATVSLĐ. Vì vậy cần có quy định và những tiêu chí để định kỳ đánh giá khen thưởng, suy tôn những đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, góp phần hạn chế không để xảy ra TNLĐ, BNN.

Khen có nhiều hình thức: Khen định kỳ, khen đột xuất, sơ kết tổng kết.

Khen ở nhiều cấp độ khác nhau: cấp tổ, đội, doanh nghiệp, ngành, địa phương, quốc gia, quốc tế.

Khen nên kết hợp với thưởng xứng đáng để nâng cao hiệu quả, động viên người thực hiện tốt ATVSLĐ.

Bên cạnh hình thức khen thưởng cung cần xem xét kỷ luật, xử phạt những cá nhân, tập thể vi phạm về ATVSLĐ thông qua kiển tra, thanh tra, điều tra TNLĐ.

Thậm chí có cách chức, hoặc đề nghị cơ quan tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự với những người vi phạm nghiêm trọng về ATVSLĐ gây chết người.

Khi khen thưởng, kỷ luật kịp thời về ATVSLĐ sẽ góp phần đưa hoạt động ATVSLĐ tốt hơn, đặc biệt trong các ngành có nguy cơ cao như khai thác đá xây dựng.

4.2.6.6. Tăng cường hp tác quc tế

Trên cơ sở các Công ước quốc tế về ATVSLĐ đã phê chuẩn, đặc biệt là Công ước 155 về vệ sinh lao động và Công ước 187 về cơ chế tăng cường công tác ATVSLĐ, Việt Nam trong quá trình xây dựng Luật ATVSLĐ và các văn bản dưới luật cần có sự so sánh, tham chiếu để phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định của Công ước.

- Hợp tác với các tổ chức quốc tế cần tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, chuyên gia, tài chính từ các tổ chức quốc tế như tổ chức Lao động quốc tế(ILO), tổ chức An toàn mỏ quốc tế (ISSA MINING) và mạng lưới ATVSLĐ trong hiệp hội các nước Đông nam Á (ASEAN OSHNET) để thúc đẩy ATVSLĐ nói chung, QLNN về ATVSLĐ trong khai thác đá nói riêng.

Thông qua các Chương trình, dự án do các nhà tài trợ quốc tế tài trợ cho Việt Nam, ILO sẽ cử chuyên gia đến Việt Nam để giúp xây dựng chính sách, văn bản pháp luật, hệ thống quản lí ATVSLĐ và tổ chức triển khai.

Tiếp tục hợp tác với ISSA MINING để tổ chức các hội thảo quốc tế để trao đổi kinh nghiệm về ATVSLĐ và thanh tra lao động ở Việt Nam và nhiều nước có ngành khai thác mỏ phát triển như Đức, Nam Phi, Chi Lê, Mông Cổ… Cử chuyên gia hỗ trợ Việt Nam về ATVSLĐ trong ngành khai thác mỏ.

Tiếp tục tổ chức họp thường niên Hiệp hội ASEAN OSH NET tại một quốc gia để kiểm điểm đánh giá hoạt động của năm và bàn triển khai kế hoạch hoạt động cho năm tiếp theo. Đề xuất các sáng kiến về ATVSLĐ ở mỗi quốc gia và chia sẻ với các nước trong khối.

Tiếp tục tăng cường hợp tác với các quốc gia có các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Đan Mạch trong việc xây dựng văn bản pháp luật về ATVSLĐ nói chung, trong khai thác đá nói riêng và triển khai áp dụng trong thực tiễn ở Việt Nam.

Tiếp tục đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam đào tạo chuyên gia, giảng viên, tài liệu huấn luyện về ATVSLĐ, xây dựng văn bản pháp luật về ATVSLĐ; Hỗ trợ xây dựng một trung tâm huấn luyện ATVSLĐ thứ 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Xúc tiến nhanh hợp tác với bộ Lao động Hoa kỳ đề xuất Chính phủ Mỹ xem xét hỗ trợ Việt Nam về ATVSLĐ thông qua dự án toàn cầu về ATVSLĐ giai đoạn 2016-2021.

Khai thác đá là ngành có nguy cơ cao về mất ATVSLĐ, do vậy cần tăng cường hơn nữa nhằm tranh thủ hỗ trợ của quốc tế các Dự án do chính phủ Nhật Bản tài trợ Dự án “Tăng cường QLNN về ATVSLĐ trong các ngành có nguy cơ cao”, phát triển văn hóa an toàn, cải thiện điều kiện làm việc cho riêng lĩnh vực khai thác đá.

4.2.6.7. Nghiên cu khoa hc và công b để thy rõ hiu qu ca vic tăng cường qun lý nhà nước v an toàn, v sinh lao động làm gim chi phí giá thành, tăng li nhun cho doanh nghip khai thác đá xây dng Vit Nam

Quản lý ATVSLĐ tốt làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh giảm do chi phí sơ cấp cứu, bồi thường trực tiếp cho người bị TNLĐ, BNN, hỗ trợ người thân nạn nhân do chưa đến tuổi lao động hoặc hết tuổi lao động, phục hồi chức năng cho người lao động, thiệt hại do ngừng sản xuất…chi phí khôi phục môi trường, hoạt động sản xuất sau TNLĐ…

Quản lý ATVSLĐ tốt làm tăng năng suất lao động: Năng suất lao động (NSLĐ) là tỷ lệ giữa đầu vào và đầu ra. Nó được tính toán dựa vào các chi phí, đầu vào bao gồm các nguyên liệu, vật liệu đầu vào, nguồn nhân lực, vốn và các loại đầu vào đặc biệt. NSLĐ còn là thước đo khả năng của doanh nghiệp trong việc kết hợp hài hòa các loại đầu vào khác nhau để đạt được tối đa hiệu quả trong hoạt động. Các yếu tố cơ bản của NSLĐ là nguồn nhân lực đầu vào, tình trạng sức khỏe, tay nghề và trình độ của người lao động, trang thiết bị khoa học kỹ thuật hiện có và năng lực quản lý được các bộ phận hợp thành hệ thống trên.

Như phân tích ở Chương 3, TNLĐ và BNN đã gây ra thiệt hại cho ngành khai thác đá ở Việt Nam mỗi năm hơn 4700 tỷ đồng theo phương pháp tính của

ILO, còn theo cách tính từ chi phí chi trả từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chi trả từ doanh nghiệp thiệt hại này lên tới 5.541 tỷ đồng mỗi năm. Nếu chia đều cho khoảng 1000 doanh nghiệp khai thác đá xây dựng hiện có thì mỗi doanh nghiệp cũng thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng mỗi năm. Nếu doanh nghiệp quan tâm đầu tư cho công tác ATVSLĐ ngay từ đầu thì chắc chắn đầu tư cho công tác ATVSLĐ sẽ không hết 50% con số này mỗi năm và tiết kiệm được nhiều chi phí cho sản xuất.

Cũng theo tính toán của ISSA MINING, nếu cứ đầu tư cho ATVSLĐ một đồng thì sẽ sinh lời ra 2,2 đồng do tiết kiệm được chi phí bồi thường, thiệt hại và tăng năng suất lao động do diều kiện lao động được cải thiện(7quy tắc vàng của ISSA MINING). Vì vậy, đi đôi với việc không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả thì cần phải xem công tác ATVSLĐ dưới góc độ kinh tế để có thể kiểm soát được các nguy hiểm, rủi ro xảy đến trong quá trình lao động.

Tóm lại, QLNN về ATVSLĐ trong các DN được quan tâm đúng mức, điều kiện, môi trường làm việc tốt, TNLĐ, BNN sẽ giảm, chi phí thiệt hại kinh tế sẽ giảm đi, năng suất lao động tăng lên, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ trở nên có hiệu quả hơn.

Cần có việc nghiên cứu khoa học sâu, rộng hơn nữa để đánh giá đầy đủ hiệu quả kinh tế của việc tăng cường QLNN về ATVSLĐ nói chung, với ngành khai thác đá ở Việt Nam nói riêng. Công bố kết quả rộng rãi để các cơ quan QLNN và các doanh nghiệp thấy được lợi ích của nó, từ đó quan tâm áp dụng đem lại hiệu quả chung cho toàn xã hội, cho doanh nghiệp, hạnh phúc cho mỗi người lao động và gia đình họ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 143 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)