Một số khái niệm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 38 - 43)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1.1. Một số khái niệm

2.1.1.1. Khái nim v An toàn lao động

“An toàn lao động là tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho người lao động được làm việc trong điều kiện không nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác động xấu đến sức khoẻ” [26, tr.9].

An toàn lao động luôn gắn với công cụ lao động và phương tiện lao động cụ thể. Bởi lẽ, để có thể tiến hành sản xuất - kinh doanh, con người phải sử dụng công cụ lao động, phương tiện lao động để sản xuất ra sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.

Công cụ và phương tiện lao động bao gồm từ các công cụ đơn giản đến các máy, thiết bị tinh vi, hiện đại, từ một chỗ làm việc đơn sơ, thậm chí không có mái che đến những nơi làm việc trong nhà xưởng với đầy đủ tiện nghi. Chúng ta cần đánh giá, xem xét mức độ ảnh hưởng của các công cụ, máy, thiết bị, nhà xưởng đối với tính mạng, sức khỏe con người để đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động. Người lao động sử dụng công cụ, phương tiện lao động gắn với đối tượng lao động, tiến trình công nghệ trong sản xuất, môi trường lao động.

2.1.1.2. Khái nim v sinh lao động

Vệ sinh lao động là một lĩnh vực khoa học công nghệ chuyên ngành của BHLĐ, nghiên cứu việc quản lý - nhận dạng, đánh giá và kiểm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp, các mối nguy hại đối với sức khoẻ con người, đề xuất các biện pháp cải thiện môi trường, điều kiện làm việc nhằm bảo vệ sức khoẻ, nâng cao khả năng lao động và phòng ngừa BNN cho người lao động [24, tr.170].

Vệ sinh lao động có các nhiệm vụ: Nghiên cứu đặc điểm nhận dạng các tác hại nghề nghiệp, các mối nguy hại đối với sức khoẻ người lao động; nghiên cứu những biến đổi sinh lý, sinh hoá, tâm - sinh lý và căng thẳng do các tác đại nghề nghiệp tác động đến con người; nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp; nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh sức khoẻ môi trường điều kiện làm việc, các chế độ và kiểm tra việc thực hiện; nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn khám tuyển, khám sức khoẻ định kỳ và khám BNN.

2.1.1.3. Khái nim an toàn, v sinh lao động

An toàn lao động và VSLĐ là hai phạm trù không thể tách rời trong quá trình lao động tạo ra sản phẩm, đảm bảo an toàn tính mạng và sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động. Do đó:

An toàn, vệ sinh lao động (hay bảo hộ lao động) là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức quản lý, kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho con người trong lao động [24, tr.12].

Khi nói đến ATLĐ là phải gắn với VSLĐ vì trong quá trình lao động tạo ra sản phẩm hai phạm trù này luôn song hành cùng nhau. Sự phát triển của ATVSLĐ phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế, khoa học công nghệ và yêu cầu phát triển xã hội của mỗi quốc gia. Vào những thập niên giữa thế kỷ XX, khi yêu cầu tối thiểu cơ bản của người lao động trước hết là phải không bị tai nạn, bệnh tật trong khi làm việc, thì mục tiêu chính của ATVSLĐ là phải áp dụng ngay các biện pháp, nhiều khi là bị động, để ngăn chặn tai nạn, bệnh tật chứ chưa thể nghĩ đầy đủ đến các giải pháp có hệ thống, chủ động kiểm soát nguy cơ gây ra tai nạn, bệnh tật ngay từ đầu. Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học và công nghệ, công tác ATVSLĐ cũng dần chuyển từ đối phó, bị động sang thế chủ động trong việc quản lý và kiểm soát các nguy cơ một cách có hệ thống, trong đó coi trọng việc nâng cao văn hóa an toàn và ưu tiên biện pháp phòng ngừa. Những năm

cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, nhất là từ tháng 6 năm 2003, sau khi Hội nghị Lao động quốc tế thông qua chiến lược toàn cầu về ATVSLĐ và tiếp đó, sau khi có Hội nghị thượng đỉnh tại Đại hội thế giới về ATVSLĐ lần thứ 18 ở Seoul - Hàn Quốc (2008) đã ra “Tuyên bố Seoul về An toàn và sức khỏe trong lao động”, vấn đề ATVSLĐ đã có những bước phát triển mới, cả trong nhận thức về vai trò, tầm quan trọng, phương hướng phát triển, cả trong những biện pháp quản lý, kiểm soát các nguy cơ để bảo đảm ATVSLĐ, bảo vệ tính mạng, sức khỏe Người lao động.

2.1.1.4. Khái nim v tai nn lao động, bnh ngh nghip

Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình trực tiếp hoặc liên quan đến lao động, công tác do tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm từ bên ngoài, làm chết người hoặc làm tổn thương hay hủy hoại chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể [24, tr.14].

Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn các chất độc, có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc hủy hoại chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi là TNLĐ. Tai nạn xảy ra đối với người lao động trên đường từ nhà đến nơi làm việc và từ nơi làm việc trở về nhà theo một tuyến đường hợp lý nhất định cũng được coi là TNLĐ.

Người ta có thể phân chia TNLĐ thành 03 loại: TNLĐ chết người, TNLĐ nặng và TNLĐ nhẹ. Phân loại TNLĐ thường căn cứ vào tình trạng thương tích hoặc số ngày phải nghỉ việc để điều trị vết thương do TNLĐ. Việc phân chia TNLĐ thành các loại khác nhau như trên nhằm mục đích có phương thức kiểm tra, giám sát và xử lý hiệu quả các TNLĐ.

Bệnh nghề nghiệp là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh là do tác hại thường xuyên và kéo dài của ĐKLĐ xấu. Cũng có thể nói răng đó là sự suy yếu dần về sức khỏe, gây nên bệnh tật cho người lao động do tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất lên cơ thể người lao động [24, tr.18].

Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất thường đa dạng và có nhiều loại, song tựu trung lại có thể phân thành các nhóm sau: Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, các bức xạ có hại (ion hóa và không ion hóa), bụi, tiếng ồn, độ rung, thiếu sáng...; các yếu tố hóa học như các chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ...; các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc, các loại ký sinh trùng, các loại côn trùng, rắn...; các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, quá tải về thể lực, không tiện nghi do không gian nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố không thuận lợi về tâm lý...Việc xác định rõ nguồn gốc, mức độ và ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm, có hại đối với con người để đề ra các biện pháp làm giảm, tiến đến loại trừ các yếu tố đó, hay nói cách khác là quản lý và kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả các mối nguy nghề nghiệp đó là một trong những nội dung quan trọng nhất để cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

2.1.1.5. Khái nim qun lý nhà nước v an toàn, v sinh lao động trong các doanh nghip khai thác đá xây dng

Doanh nghiệp khai thác đá xây dựng là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đá phục vụ cho xây dựng. Sự có mặt của các doanh nghiệp khai thác đá rất cần thiết để phát triển đất nước, nhất là ở những nước đang phát triển có tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, doanh nghiệp khai thác đá luôn xảy ra rủi ro bất ngờ, bất khả kháng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, rất cần thiết phải thực hiện công tác quản lý, nhất là QLNN trong lĩnh vực này.

Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD là dạng quản lý mà trong đó, chủ thể quản lý chính là Nhà nước. Đó là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước (sử dụng quyền lực nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước) điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người trong lĩnh vực hoạt động khai thác đá để đảm bảo ATVSLĐ, phòng chống TNLĐ và BNN, nhằm bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho người lao động trong các DNKTĐXD và bảo vệ

nhân dân trong vùng có khoáng sản khai thác, đồng thời giúp các DNKTĐXD phát triển bền vững, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên không tái tạo đá xây dựng.

Như vậy, QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD chính là sự tác động có mục đích của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, hành vi của con người, đảm bảo ATVSLĐ trong các DNKTĐXD, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Khái niệm QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD phản ánh những nội hàm sau đây:

Thứ nhất, QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD là sự tác động của Nhà nước vào các DNKTĐXD hướng tới đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động trong các doanh nghiệp này.

Thứ hai, tác động của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội: Giữa Chính phủ (là các Bộ, ngành) với địa phương (là UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành), giữa các Bộ, ngành với nhau và với địa phương, doanh nghiệp và giữa cơ quan cấp tỉnh với cấp huyện, doanh nghiệp….để đảm bảo an toàn về thân thể, tính mạng cho người lao động trong quá trình sản xuất - kinh doanh tại các DNKTĐXD.

Thứ ba, mục đích cuối cùng của QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, phát triển xã hội gắn với bảo vệ sức khỏe, an toàn và tính mạng người lao động, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Để đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hoạt động QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD phải căn cứ vào các yếu tố sau:

- Tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội: Khi công tác quản lý ATVSLĐ được triển khai, thực hiện tốt ở các DNKTĐXD thì TNLĐ, BNN sẽ giảm đi, thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp giảm xuống và quan trọng hơn là nâng cao được hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu chí này cũng chính là quan điểm của Đảng, nhà nước trong tiến trình tiến tới quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời gian tới.

- Việc đảm bảo sức khỏe, an toàn và tính mạng cho người lao động: Môi trường làm việc an toàn được chú trọng thì đồng nghĩa với việc các điều kiện về sức khỏe và an toàn cho người lao động được quan tâm. Do đó, công tác QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD muốn đạt được hiệu quả cao thì vấn đề sức khỏe và tính mạng của người lao động được quan tâm đến mức tuyệt đối, họ phải được làm việc trong một môi trường đảm bảo các yếu tố về ATVSLĐ. Phải phấn đấu để TNLĐ, BNN phải giảm thiểu tối đa, năm sau ít hơn năm trước.

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Đất nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa sự ra đời và phát triển của số lượng ngày càng nhiều các DNKTĐXD với sản lượng khai thác ngày càng gia tăng, nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ ngày càng cạn kiệt kéo theo rất nhiều hệ lụy là vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác đá xây dựng tạo nên. Nếu không có hoạt động quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, không xử ô nhiễm môi trường thì gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với nguồn tài nguyên, đến sức khỏe, tính mạng con người và nghiêm trọng hơn là sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững chung của nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, gắn với hiệu quả của QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD chính là gắn với công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo một môi trường xanh - sạch - đẹp chung của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)