Định hướng phát triển doanh nghiệp khai thác đá xây dựng và nhu cầu đối với các sản phẩm từ đá cho phát triển kinh tế xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 113 - 117)

UBND TỈNH (THÀNH PHỐ)

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

4.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp khai thác đá xây dựng và nhu cầu đối với các sản phẩm từ đá cho phát triển kinh tế xã hội Việt Nam

Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Kinh tế Việt Nam nhiều năm qua tăng trưởng ở mức cao so với thế giới nên nhu cầu sử dụng đá cho công nghiệp, sản xuất xi măng, xây dựng, giao thông, thủy lợi và cho dân dụng là rất lớn. Theo Quyết định số 1469 ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể vật liệu xây dựng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, năm 2015 là 157 triệu M3, dự báo đến năm 2020 sẽ là 233 triệu M3 (bao gồm cả đá quy đổi từ sản xuất xi măng, đá xây dựng và đá nung vôi) theo bảng dưới đây:

Bảng 4.1: Dự báo nhu cầu trong nước một số loại vật liệu xây dựng đến các năm 2015 và 2020

TT Loại sản phẩm Đơn vị Nhu cầu trong nước Năm 2015 Năm 2020

1 Xi măng Triệu tấn 56 93

2 Vật liệu ốp lát Triệu m2 320 470

3 Sứ vệ sinh Triệu sản phẩm 12,69 20,68

4 Kính xây dựng Triệu m2 80 110

5 Vật liệu xây Tỷ viên 26 30

6 Vật liệu lợp (xi

măng cốt sợi) Triệu m2 96,3 106,5

7 Đá xây dựng Triệu m3 125 181

8 Cát xây dựng Triệu m3 92 130

9 Vôi Triệu tấn 3,9 5,7

Nguồn: Thủ tướng Chính phủ [40]

Quyết định số 1469 ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu quan điểm, mục tiêu phát triển khai thác đá xây dựng, như sau:

Quan điểm phát triển khai thác đá xây dựng: phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường; đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và tham gia xuất khẩu; đầu tư phát triển các cơ sở KTĐXD chuyên nghiệp theo hướng tập trung, quy mô đủ lớn; đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm; nghiên cứu sử dụng các loại chất thải làm nguyên, nhiên liệu sản xuất vật liệu xây dựng; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khai thác đá xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng nếu đáp ứng đủ các điều kiện.

Mục tiêu phát triển khai thác đá xây dựng: đáp ứng đủ nhu cầu thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu; lập quy hoạch phát triển KTĐXD, vật liệu xây dựng địa

phương; lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý, tiếp tục phát triển sản xuất các sản phẩm từ đá xây dựng có khả năng cạnh tranh trên thị trường; đến năm 2020, ngành KTĐXD, sản xuất vật liệu xây dựng đạt công nghệ tiên tiến, sản phẩm chất lượng cao, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp, đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường.

Từ mục tiêu, quan điểm phát triển khai thác đá xây dựng của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành, Nghiên cứu sinh đã đề xuất định hướng phát triển khai thác đá xây dựng, cụ thể như sau:

- Phải xây dựng được quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh theo quy hoạch của Trung ương; tiếp tục phát triển sản xuất đá xây dựng ở các địa phương có tiềm năng về đá xây dựng, đáp ứng nhu cầu của thị trường;

- Tổ chức sắp xếp lại sản xuất để hình thành các cơ sở khai thác đá có công suất đủ lớn theo yêu cầu (trên 100.000 m3/năm/1 dây chuyền). Ưu tiên đầu tư các cơ sở khai thác, chế biến đá có quy mô lớn; xóa bỏ hoàn toàn việc khai thác nhỏ lẻ, không có giấy phép khai thác để tránh làm thất thoát tài nguyên, gây nhiều TNLĐ, BNN và ảnh hưởng đến môi trường;

- Khuyến khích các cơ sở khai thác, sản xuất đá phối hợp đầu tư hoặc liên kết với cơ sở sản xuất cát nghiền, gạch không nung nhằm tận dụng nguyên liệu, giảm ô nhiễm môi trường, tăng nguồn vật liệu không nung ở địa phương. Phối hợp công nghệ chế biến cốt liệu lớn và cát nghiền;

- Khai thác tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên đá xây dựng, hạn chế sản phẩm thô, tăng hàm lượng chế biến để sản phẩm có giá trị cao hơn; dây chuyền công nghệ sản xuất đá xây dựng phải tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, bao gồm các thiết bị gia công, sàng tuyển, vận chuyển và các thiết bị xử lý môi trường;

- Hạn chế lao động thủ công làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, hạn chế tối đa TNLĐ, BNN; giảm thiểu ô nhiễm ra các vùng xung quanh, các khu sản xuất; đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và y tế, sử dụng hiệu quả tài nguyên, thực hiện hoàn nguyên mỏ theo yêu cầu;

- Khai thác tài nguyên đá xây dựng phải gắn với bảo vệ môi trường, ATVSLĐ, theo hướng phát triển thiên niên kỷ bền vững.

Định hướng phát triển doanh nghiệp khai thác đá xây dựng:

Theo Quyết định số 1469 ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ tổng công suất thiết kế tối đa theo từng vùng kinh tế được quy định như sau: năm 2015;

2020/triệu M3: Trung du, miền núi phía Bắc (23;34); đồng bằng sông Hồng (45;65);

Bắc bộ và miền duyên hải miền Trung (19;27); Tây nguyên (5;7); Đông nam Bộ (31;45); Đồng bằng sông Cửu Long (2;3); Tổng cả nước (171,4; 251,2) triệu m3 [8].

Từ quan điểm, mục tiêu và công suất khai thác theo quyết đinh của Thủ tướng, NCS đề xuất định hướng phát triển doanh nghiệp khai thác đá xây dựng như sau:

- Quy hoạch phát triển doanh nghiệp khai thác đá xây dựng: Quy hoạch cho địa phương phải bám vào 07 vùng theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó các vùng có công suất cao hơn sẽ có nhiều doanh nghiệp hơn, vùng công suất nhỏ có ít doanh nghiệp hơn.

- Tăng quy mô, công suất khai thác đá: Công suất mỏ, quy mô doanh nghiệp cần đủ lớn để có đủ điều kiện về tài chính, đầu tư công nghệ, thiết bị đồng bộ, tiên tiến cho khai thác đá xây dựng để tăng năng suất, chất lượng, cải thiện được điều kiện lao động bảo đảm ATVSLĐ, bảo vệ môi trường vùng có khai thác. Theo điều tra thực tế và nghiên cứu qua các báo cáo của địa phương, viện nghiên cứu thì để một doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động khai thác đá có hiệu quả thì thì công suất tối thiểu phải đạt 500.000M3/năm.

Như vậy số doanh nghiệp tối đa theo 07 vùng sẽ như sau: Trung du, miền núi phía Bắc 68; đồng bằng sông Hồng 130; Bắc bộ và miền duyên hải miền Trung 54;

Tây nguyên 14; Đông nam Bộ 90; Đồng bằng sông Cửu Long 6; Tổng cả nước sẽ có 362 doanh nghiệp khai thác đá là phù hợp, đáp ứng được mục tiêu phát triển theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020.

- Tăng đầu tư, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến: Khai thác đá xây dựng là một ngành có nguy cơ cao xảy ra TNLĐ, BNN vì vậy cần đầu tư công nghệ, thiết bị khai thác, nghiền sàng, chế biến tiên tiến, đồng bộ để thay thế người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)