Phân tích môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập (Trang 65 - 69)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI HỌC TẬP

1.6. Phân tích môi trường trong quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng

1.6.1. Phân tích môi trường bên ngoài

Các nhà quản lý dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào đều phải xét đến các yếu tố môi trường xung quanh. Trong khi họ có thể thay đổi chút ít hoặc không thể thay đổi các yếu tố này, thì họ không có sự lựa chọn nào khác mà phải phản ứng, thích nghi với chúng. Họ phải xác định, ước lượng và phản ứng lại đối với các yếu tố bên ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của nó.

Môi trường bên ngoài của quản lý phát triển TT HTCĐ là sự vận động tổng hợp, tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố và lực lượng bên ngoài hệ thống quản lý

nhưng lại có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động quản lý của một trung tâm. Tùy theo các góc độ tiếp cận khác nhau, người ta có thể phân môi trường quản lý ra thành nhiều loại: môi trường vĩ mô - có tác động trên bình diện rộng và lâu dài;

chúng tác động đến cả ngành giáo dục, do đó cũng có tác động đến trung tâm và chiến lược quản lý phát triển học tập của trung tâm. Môi trường vi mô bên ngoài trung tâm, tác động trên bình diện gần gũi và trực tiếp đến hoạt động của trung tâm.

Những yếu tố môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài trung tâm, chúng không chỉ định hướng và có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động quản lý của trung tâm, mà còn ảnh hưởng cả tới môi trường vi mô bên ngoài và môi trường nội bộ bên trong trung tâm. Các yếu tố này cũng là những nguyên nhân chính tạo ra cơ hội cũng như nguy cơ cho các hoạt động trung tâm. Nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố môi trường vĩ mô có vai trò khá quan trọng đối với các hoạt động quản lý cuả một trung tâm. Nhìn chung chúng bao gồm từ các yếu tố sau:

Môi trường kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); tiền lương và thu nhập;...

GDP bình quân đầu người tác động đến nhu cầu của gia đình, của cả trung tâm, doanh nghiệp và Nhà nước. Một quốc gia có GDP tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu học tập, về số lượng dịch vụ giáo dục, về chủng loại và chất lượng các chương trình giáo dục cần được cung cấp. Điều này đến lượt nó lại đòi hỏi các trung tâm phải đáp ứng trong từng thời kỳ, nghĩa là nó tác động đến tất cả các mặt hoạt động quản lý như hoạch định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm tra và ra các quyết định không chỉ về chiến lược và chính sách cung cấp các chương trình học tập, mà cả về các hoạt động cụ thể như cần phải cung cấp chương trình học tập nào, cho ai, bao nhiêu và vào lúc nào.

So với mức lương/ thu nhập của người lao động ở các nước phát triển thì mức lương/ thu nhập ở nước ta và các nước chưa phát triển khác là khá thấp. Các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư ở các nước mới phát triển, trong đó có nước ta, do giá nhân công ở các nước này rẻ, làm giảm chi phí sản xuất, dẫn đến giá thành giảm, nâng cao khả năng tăng lợi nhuận của họ. Các hoạt động về đầu tư đến lượt nó lại tạo ra một môi trường học tập cũng như quản lý học tập thuận lợi và mở ra nhiều cơ hội cho các trung tâm trong việc khai thác, liên kết với các doanh nghiệp trong việc cung cấp các

Yếu tố môi trường văn hóa - xã hội, chẳng hạn như yếu tố: Dân số; văn hóa;

nghề nghíệp của người lao động;...

Dân số và mức gia tăng dân số ở độ tuổi từ 15 tuổi trở lên ở mỗi quốc gia luôn luôn có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi hoạt động về quản lý học tập của người lớn và quản lý học tập ở mỗi TT HTCĐ.

Mỗi con người, mỗi nhà quản lý, mỗi trung tâm đều thuộc về một nền văn hóa cụ thể. Dưới ảnh hưởng của mỗi nền văn hoá, nhân cách, đạo đức, niềm tin, thái độ, hệ thống các giá trị,… ở mỗi người được hình thành và phát triển. Như vậy văn hóa quản lý nói chung và phong cách cùng phương pháp quản lý ở mỗi doanh nghiệp nói riêng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những nền văn hóa mà những nhà quản lý của họ thuộc về các nền văn hóa đó.

Chuyên môn hóa và hợp tác hóa lao động xã hội là một qui luật tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi nước, mỗi khu vực và trên toàn thế giới. Ở nơi nào nền kinh tế xã hội phát triển cao thì trình độ chuyên môn hóa lao động và hợp tác hóa lao động càng cao và ngược lại. Điều này cũng có nghĩa là xã hội ngày càng phát triển thì tính chuyên môn hóa và đa dạng hóa về nghề nghiệp ngày càng mạnh và tạo ra sự đa dạng, chuyên sâu về nhu cầu được đào tạo.

Các yếu tố chính trị, pháp luật, lãnh đạo và quản lý của Nhà nước:

Những thập niên gần đây, một qui luật được thấy rất rõ trong thời kỳ này là: sự định hướng đúng đắn và sự ổn định về chính trị là những điều kiện cần thiết khách quan để phát triển toàn bộ nền kinh tế ở mỗi nước và ở mỗi tổ chức. Chúng ta dễ nhận thấy các chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường từ 1986 đến nay về xây dựng XHHT ở nước ta trong hơn một thập niên gần đây. Nói một cách khác, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội và chủ trương xây dựng XHHT có những ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến toàn bộ tiến trình phát triển và quản lý học tập ở mọi TT HTCĐ. Đối với các hoạt động về quản lý học tập ở các trung tâm, phần trên đã đề cập đến vai trò khá quan trọng của Chính phủ trong việc thúc đẩy phát triển trung tâm thông qua chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với việc mở rộng và phát triển hoạt động học tập của cộng đồng.

Yếu tố tiến bộ khoa học - công nghệ:

Phần trên đã đề cập đến nhu cầu học tập sẽ thay đổi nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới để đáp ứng được tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống.

Công nghệ thường xuyên biến đổi, công nghệ tiên tiến liên tục ra đời, chúng tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ lớn cho các TT HTCĐ trong việc đáp ứng nhu cầu học tập của mỗi người dân trong cộng đồng.

Những yếu tố môi trường vi mô

Các yếu tố môi trường vi mô bên ngoài TT HTCĐ bao gồm:

Các chương trình giáo dục thay thế do các cơ giáo dục khác cung cấp cho cộng đồng. Phần lớn các chương trình đào tạo thay thế là kết quả của sự phát triển công nghệ và được các cơ sở giáo dục với nguồn lực mạnh hơn nhiều các TT HTCĐ cung cấp.

Muốn đạt được thành công, các trung tâm cần chú ý và dành nguồn lực để phát triển các chương trình tập huấn ứng dụng công nghệ mới và chuyển giao KH-CN của mình.

Nhà cung ứng, chủ yếu là các cơ sở đào tạo, cơ sở ứng dụng và chuyển giao KH-CN thường ở ngay huyện, tỉnh cung ứng các chương trình tập huấn của TT HTCĐ. Nhưng danh từ nhà cung ứng (suppliers) cũng chỉ người cung cấp tài chính và nhân lực (giáo viên). Khi trung tâm tiến hành phân tích về các nhà cung ứng thì trước hết cần chú ý xác định thế mạnh và uy tín của cơ sở cung ứng. Các yếu tố cần đánh giá là chương trình đào tạo, trình độ chuyên môn của giáo viên, mức độ hấp dẫn tương đối của nhà cung ứng với tư cách là cung cấp giáo viên và mức tiền công phải chi trả. Các nhà quản lý trung tâm phải tìm cách bảo đảm có được các nhà cung ứng đều đặn và với chi phí thấp. Quản lý trung tâm buộc phải cố gắng hết sức để có được mạng lưới cung ứng các chương trình học tập ổn định.

“Khách hàng”/ người học: Người dân tại cộng đồng vừa là chủ nhân tham gia quản lý trung tâm vừa là người thụ hưởng các chương trình phổ biến kiến thức và tập huấn chuyển giao KH - CN. Như vậy người dân và nhu cầu học tập của họ nhìn chung có những ảnh hưởng quan trọng đến các hoạt động về hoạch định phát triển của mọi trung tâm. Tìm hiểu kỹ lưỡng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập cùng sở thích học tập của người dân là mục tiêu sống còn cho mỗi trung tâm nói chung và hệ thống quản lý trung tâm nói riêng. Sự tín nhiệm của người dân là tài sản có giá trị lớn lao của trung

tâm. Một vấn đề mấu chốt khác liên quan đến người dân/ khách hàng là xem xét khả năng trả một phần chi phí học tập của họ.

Chính quyền, cấp ủy địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội của xã/

phường/ thị trấn có ảnh hưởng rất lớn đến mỗi trung tâm vì nó quyết định những điều mà trung tâm có thể và không thể thực hiện hoặc tham gia hỗ trợ lãnh đạo trung tâm trong việc phát triển, triển khai các chương trình học tập.

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(204 trang)