Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI HỌC TẬP
2.2. Khái quát nguồn nhân lực, hệ thống đào tạo và mạng lưới trung tâm học tập cộng đồng ở Thái Bình
2.2.1. Nguồn nhân lực Thái Bình phân theo trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật
(17,83%), Hải Dương (19,13%) và so với cả nước (30,17%). Mật độ dân số của tỉnh tương đối cao: 1.140 người/km2 (ĐBSH: 939 người/km2, cả nước: 263 người/km2), đứng thứ 6 toàn quốc.
Về trình độ học vấn của dân số, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa đi học vào năm 2010 là 1,08%, tỷ lệ này thấp hơn so với cả nước (4,81%). Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa tốt nghiệp tiểu học là 5,23%, cũng thấp hơn so với cả nước, vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), một số tỉnh như Hưng Yên, Nam Định, tuy nhiên cao hơn so với Hải Phòng và Hà Nam. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở có trình độ từ sơ cấp trở lên của tỉnh mới đạt 11,41% thấp hơn số trung bình của cả nước (13,59%) và thấp hơn nhiều con số trung bình của cả vùng ĐBSH (20,25%). Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên có trình độ từ đại học trở lên tương ứng là: 3,33% - 6,23% và 9,50%. Khác với trình độ đại học, riêng tỷ lệ dân số có trình độ cao đẳng cao hơn nhiều tỉnh và số bình quân chung của cả nước cũng như vùng ĐBSH. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề vẫn còn thấp so với mức trung bình của cả nước và vùng ĐBSH và một số tỉnh như Nam Định, Hưng Yên.
Về chất lượng lao động: Trong tổng số lao động đang tham gia hoạt động kinh tế có khoảng 97% lao động có trình độ từ tiểu học trở lên, 41,09% lao động đã qua đào tạo (trong đó: 30,6% qua đào tạo nghề) [113,141]. Như vậy, so với mặt bằng chung của cả nước thì trình độ lao động đã qua đào tạo trong tỉnh là khá cao.
Bảng 2.1. Trình độ học vấn và trình độ CMKT của lao động năm 2012
Trình độ học vấn
Tổng số người 15 tuổi trở lên
(người)
Lực lƣợng lao động
(người)
Tỷ lệ tham gia
LLLĐ (%)
Tỷ lệ có việc làm so
với LLLĐ (%)
Tỷ lệ thất nghiệp
(%)
Tổng số 1.402.440 1.032.500 73,62 97,83 2,17
Chưa đi học 15.150 7.540 49,77 96,88 3,12
Chưa tốt nghiệp tiểu học 73.340 31.650 43,16 99,21 0,79
Tiểu học 131.950 85.560 64,84 99,02 0,98
Trung học cơ sở 772.050 627.950 81,34 98,75 1,25
Sơ cấp nghề 71.660 68.250 95,24 98,55 1,45
Trung học phổ thông 206.520 110.560 53,53 95,16 4,84
Trình độ học vấn
Tổng số người 15 tuổi trở lên
(người)
Lực lƣợng lao động
(người)
Tỷ lệ tham gia
LLLĐ (%)
Tỷ lệ có việc làm so
với LLLĐ (%)
Tỷ lệ thất nghiệp
(%)
Trung cấp nghề 14.700 10.620 72,24 83,33 16,67
Trung cấp chuyên nghiệp 42.200 28.770 68,18 96,59 3,41
Cao đẳng nghề 1.680 880 52,38 92,61 7,39
Cao đẳng 29.160 23.980 82,24 93,49 6,51
Đại học trở lên 38.140 31.620 82,91 92,28 7,72
Không xác định 5.890 5.120 86,93 98,05 1,95
Nguồn: Điều tra lao động - việc làm 2012 Theo đánh giá về mức độ đáp ứng công việc thì một bộ phận không nhỏ lao động được đào tạo chưa thực sự có tác phong công nghiệp, kỹ năng tay nghề chưa đáp ứng yêu cầu người sử dụng lao động và kỹ thuật công nghệ [113]. Mặc dù một bộ phận lao động có trình độ học vấn khá cao, nhưng về chất lượng được đào tạo và khả năng đáp ứng nhu cầu công việc vẫn còn rất hạn chế.
Về cơ cấu, phân bổ lao động: Phân bố lực lượng lao động theo khu vực địa lý hành chính các huyện, thành phố hiện nay tương đối đồng đều cả về cơ cấu lực lượng lao động so với dân số cũng như số lao động trong độ tuổi.
Bảng 2.2. Lao động phân bổ theo địa giới, hành chính Số
TT Đơn vị Dân số
(người)
Lao động trong độ tuổi Tổng số
(người) So với dân số (%) 1 Thành phố Thái Bình 184.520 107.760 58,4
2 Huyện Hưng Hà 247.360 143.720 58,1
3 Huyện Quỳnh Phụ 233.090 135.660 58,2
4 Huyện Đông Hưng 234.060 135.290 57,8
5 Huyện Vũ Thư 218.450 133.250 61,0
6 Huyện Kiến Xương 212.550 135.610 63,8
7 Huyện Tiền Hải 208.600 134.760 64,6
8 Huyện Thái Thụy 247.670 143.150 57,8
Tổng cộng 1.786.300 1.069.200 59,9
Nguồn: Niên giám thống kê và Điều tra lao động - việc làm năm 2012
Thái Bình là một tỉnh thuần nông nên phân bổ lực lượng lao động giữa các ngành, các vùng và khu vực kinh tế tập trung chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, nông thôn (chiếm 62,2% so với dân số). Xu hướng chung của thị trường lao động của tỉnh hiện nay là luồng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị và các vùng ven đô đang tăng dần. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đô thị và ven đô thị thu hút được nhiều lao động có trình độ; những doanh nghiệp ở vùng thuần nông có nhiều thiệt thòi hơn trong việc thu hút lực lượng lao động này. Nếu như lao động có trình độ đại học và trên đại học thuộc các doanh nghiệp vùng ven đô là 5,9% thì tỷ lệ đó đối với các doanh nghiệp ở vùng thuần nông chỉ đạt 3,3%.
Cơ cấu lao động cũng đã có sự chuyển dịch đáng kể. Lao động trong khối ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản đã giảm từ 66% năm 2005 xuống còn 62,4% năm 2010 và 59,4% năm 2011. Lao động trong hầu hết khối ngành công nghiệp và dịch vụ đều có mức tăng lớn (từ 34% năm 2005 lên 37,6% năm 2010 và 40,6% năm 2011).
Điều này có nghĩa là lao động trên thực tế đang dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp chế biến, sang nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, sang dịch vụ thương mại, xây dựng, quản lý nhà nước và dịch vụ khác [141]. Xu hướng này cũng phù hợp với tình hình chuyển dịch cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế hiện nay của tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút số lao động vào học tập tại TT HTCĐ.
987.9 993.5 997
949.8
1052.2
203.7 209.3 212.6 203.6
270.5
136.7 144 148.8 144.8 166.2
0 200 400 600 800 1000 1200
2001 2005 2006 2007 2010
Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ, thương mại
Biểu đồ 2.1. Số lao động phân theo ba nhóm ngành kinh tế (nghìn người) Cung và cầu trên thị trường lao động: Trong những năm qua vấn đề cung và cầu trên thị trường lao động vẫn còn nhiều bất cập, phân bổ theo các ngành nghề chưa
người lao động thiếu việc làm của cả tỉnh chiếm hơn 24,2% [113] tổng số người tham gia hoạt động kinh tế. Một trong những nguyên nhân cơ bản là vẫn còn một khoảng cách khá lớn giữa cung và cầu. Theo kết quả đánh giá của cuộc khảo sát doanh nghiệp và người lao động của Thái Bình, các chuyên ngành đào tạo tập trung phần lớn vào một số nghề như tin học, kế toán, điện. Trong khi đó một số ngành khác lại chưa được chú trọng đào tạo cả hệ dài hạn và ngắn hạn như các ngành thuộc quản lý, du lịch, dịch vụ,... Bên cạnh đó, chất lượng lao động đã qua đào tạo theo đánh giá của người sử dụng vẫn còn nhiều hạn chế ở tất cả các cấp. Đây cũng là yếu tố thực sự cần phải cải thiện kịp thời và nhanh chóng để có thể thúc đẩy phát triển KT - XH, xây dựng nông thôn mới của Thái Bình.