Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI HỌC TẬP
2.3. Thực trạng quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng ở Thái Bình
2.3.4. Công tác huy động các nguồn lực cho phát triển học tập của cộng đồng
Công tác huy động các nguồn lực cho phát triển học tập của cộng đồng được thể hiện qua đánh giá điều kiện tổ chức lớp học, đánh giá việc thực hiện các chương
trình phổ biến kiến thức, qua tập huấn chuyển giao KH-CN của các tuyên truyền viên, báo cáo viên, giáo viên ở các TT HTCĐ và việc hợp tác, liên kết các lực lượng tham gia hoạt động.
Về điều kiện tổ chức lớp học, thực hiện các chương trình phổ biến kiến thức, tập huấn chuyển giao KH-CN của các tuyên truyền viên, báo cáo viên, giáo viên ở các TT HTCĐ đã khảo sát được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.12. Đánh giá điều kiện tổ chức lớp học, việc thực hiện các chương trình phổ biến kiến thức, về tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ
STT Đánh giá thực trạng
Kết quả đánh giá ( số lượng và tỉ lệ %)
Đúng Sai K.rõ
1
TT HTCĐ đã có chủ trương, biện pháp lựa chọn tuyên truyền viên, báo cáo viên, giáo viên có kinh nghiệm và chuyên môn tốt; tạo điều kiện cho tuyên truyền viên, báo cáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ do phòng GD&ĐT tổ chức hoặc các hội nghị chia sẻ kinh nghiệm giữa các trung tâm.
243 81%
42 14%
15 5%
2 TT HTCĐ đã tổ chức đánh giá các hoạt động tuyên truyền, giảng dạy của tuyên truyền viên, giáo viên
18 6%
273 91%
9 3%
3
TT HTCĐ đã đề cao việc đổi mới phương pháp tuyên truyền, dạy và học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự tìm hiểu và tinh thần hợp tác của người học
36 12%
222 74%
42 14%
4
Thôn, tổ dân phố, thị trấn có cơ sở vật chất, phương tiện (thư viện, nhà văn hóa, hội trường thôn hoặc phòng họp chung; Mạng lưới truyền thanh; Điểm nối Internet...) và nhiều hình thức, phương thức khác nhau để khuyến khích, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho người lớn được học tập suốt đời. Thư viện có đủ tài liệu, sách, báo, tạp chí để tham khảo và học tập theo yêu cầu học tập của người học.
27 9%
258 86%
15 5%
5
TT HTCĐ có các nguồn tài chính ổn định, đáp ứng các hoạt động phổ biến kiến thức và tập huấn chuyển giao KH-CN và các hoạt động hợp pháp khác của trung tâm.
8 2.7%
275 91.6%
17 5.7%
6
TT HTCĐ đã tổ chức thu hút sự tham gia tối đa của người dân vào việc đề xuất nhu cầu học tập, vào việc lập kế hoạch phát triển TT HTCĐ và quản lý các địa điểm học tập, các nguồn lực phục vụ cho học tập của cộng đồng.
3 1%
291 97%
6 2%
7
TT HTCĐ đã thiết lập được các mối quan hệ giữa trung tâm với các cơ sở văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao, thông tin đại chúng ở cộng đồng, địa phương.
261 87%
39 13%
0 0%
8
Tổ chức Đảng, chính quyền có sự chỉ đạo chặt chẽ đối việc học tập ở cộng đồng, đưa chỉ tiêu xây dựng
“Cộng đồng học tập” vào kế hoạch hằng năm của chi bộ, của thôn, tổ dân phố, xã, thị trấn, phường và của các tổ chức, đoàn thể trong khu dân cư.
246 82%
10 3.3%
44 14.7%
Kết quả khảo sát nói trên cho thấy về điều kiện tổ chức lớp học, việc thực hiện các chương trình phổ biến kiến thức, về tập huấn chuyển giao KH-CN tại TTHTCĐ đã đạt được một số điều kiện như:
TT HTCĐ đã có chủ trương, biện pháp lựa chọn tuyên truyền viên, báo cáo viên, giáo viên có kinh nghiệm và chuyên môn tốt; tạo điều kiện cho tuyên truyền viên, báo cáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ do phòng GD&ĐT tổ chức hoặc các hội nghị chia sẻ kinh nghiệm giữa các trung tâm (81% đồng ý).
TT HTCĐ đã thiết lập được các mối quan hệ giữa trung tâm với các cơ sở văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao, thông tin đại chúng ở cộng đồng, địa phương (87% đồng ý).
Tổ chức Đảng, chính quyền có sự chỉ đạo chặt chẽ đối việc học tập ở cộng đồng, đưa chỉ tiêu xây dựng “Cộng đồng học tập” vào kế hoạch hằng năm của chi bộ, của thôn, tổ dân phố, xã, thị trấn, phường và của các tổ chức, đoàn thể trong khu dân cư (82% đồng ý).
Các điều kiện còn lại khác chưa thực hiện được. Ngoài ra kết quả phỏng vấn và nghiên cứu sản phẩm cho thấy điều kiện Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, giáo viên cơ bản có năng lực chuyên môn phục vụ có hiệu quả cho việc thực hiện chương trình phổ biến kiến thức và tập huấn chuyển giao KH-CN tại TT HTCĐ cần nhấn mạnh đủ về số lượng nhưng chưa đạt về chất lượng. Còn Quỹ Khuyến học của thôn, tổ dân phố, xã, thị trấn, phường đã hoạt động tích cực và có tác dụng thiết thực, hiệu quả đối với việc học tập của TRẺ EM và học tập suốt đời của NGƯỜI LỚN trong cộng đồng thì đã thực hiện được đối với trẻ em nhưng chưa thực hiện với người lớn.
Việc hợp tác, liên kết các lực lượng tham gia hoạt động: , liên kết các lực lượng tham gia tăng cường việc cung cấp cơ hội học tập cho cộng đồng được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.13. c, liên kết các lực lượng tham gia
TT Không
T.B
1 50
(16.7%)
204 (68%)
46 (15.3%)
10 (20%)
15 (30%)
25 (50%)
0 (0%)
2 40
(13.3%)
213 (71%)
47 (15.7%)
6 (15%)
10 (25%)
22 (55%)
2 (5%) Từ bảng số liệu nói trên ta thấy:
Thứ nhất, sự TT HTCĐ
cộng đồng ở địa phương như các cơ sở dạy nghề, các câu lạc bộ sở thích, các tổ chức hội…chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ. Hoạt động liên kết, phối hợp nói trên, nếu có thực hiện ở một số TT HTCĐ thì mức độ hiệu quả chưa cao, chưa tạo dấu ấn cho cộng đồng.
Thứ hai, sự liên kết, phối hợp giữa các TT HTCĐ chưa nhiều và hiệu quả của các hoạt động liên kết, phối hợp này rất thấp. Đây là một điều rất đáng tiếc, vì thực tế mô hình TT HTCĐ là một mô hình mới, nhu cầu học tập của cộng đồng rất cao, phong phú, đa dạng nhưng tài liệu, nội dung, chương trình học tập… ở nhiều TT HTCĐ còn thiếu thốn, đội ngũ CB-GV mỏng không đáp ứng nhu cầu cần có. Khi đó, sự liên kết, phối hợp tổ chức hoạt động giữa các TT HTCĐ sẽ là giải pháp mang tính khả thi nhất nhằm khắc phục các khó khăn kể trên.
Như vậy, có thể khẳng định quản lý phát triển TT HTCĐ chưa huy động được nguồn lực của chính người dân trong cộng đồng. Việc khai thác các nguồn lực do công tác phối hợp mở rộng hợp tác, liên kết giữa các TT HTCĐ, giữa TT HTCĐ với các loại hình giáo dục khác còn nhiều hạn chế.