Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập (Trang 144 - 155)

Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI HỌC TẬP

3.4. Khảo nghiệm và thử nghiệm giải pháp đề xuất

3.4.1. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp

Do khuôn khổ thời gian thực hiện không có nhiều, bên cạnh việc thử nghiệm, làm điểm 02 giải pháp đề xuất ở trên, NCS đã thăm dò tính cấp thiết và khả khi đối với tất cả các giải pháp đề xuất bằng phiếu hỏi 300 người là cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể của huyện, xã, phường, thị trấn và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, cán bộ quản lý và giáo viên của 40 TT HTCĐ của 8 huyện, thành phố thuộc tỉnh Thái Bình. Kết quả thăm dò về mức độ tính cấp thiết và tính khả thi được trình bày ở bảng 3.1.

Qua kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp trong luận án, ta thấy:

Những giải pháp nêu trên đều nhận được sự đồng thuận, thống nhất cao của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể của huyện/ thành phố, xã/

phường/ thị trấn và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, cán bộ quản lý và giáo viên các TT HTCĐ; những giải pháp đều mang cấp thiết và tính khả thi cao. Dẫn đầu về việc rất cấp thiết là giải pháp: Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý phát triển cho cán bộ các trung tâm (87%). Điều này cho thấy năng lực của đội ngũ CBQL ở các TT HTCĐ hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng nhất, cần bàn và cần giải quyết nhất. Tuy

nhiên, đây cũng là giải pháp bị hoài nghi nhất về tính khả thi trong số các giải pháp được đề xuất (17% đánh giá giải pháp không có tính khả thi. Tính khả thi nhất là 2 giải pháp được đưa vào thử nghiệm với 100% đánh giá khả thi trở lên, trong đó giải pháp Tổ chức hoạt động của TT HTCĐ hướng đến các nhóm đối tượng, 81,7%

người được hỏi đánh giá rất khả thi.

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cấp thiết và khả thi một số giải pháp của quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT

T

T Nội dung giải pháp

Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cấp

thiết Cấp thiết

Không cấp thiết

Rất khả thi

Khả thi

Không Khả

thi

01

G.P1. Lập kế hoạch tổng thể phát triển TT HTCĐ với sự tham gia rộng rãi của các bên có liên quan

126 42%

162 54%

12 4%

84 28%

171 57%

45 9%

02 G.P2. Xây dựng mô hình TT HTCĐ hai cấp

188 62,7 %

112 37,3%

0 0%

165 55%

135 45%

0 0%

03

G.P3. Tổ chức hoạt động của TT HTCĐ hướng đến các nhóm đối tượng

216 72%

84 28%

0 0%

245 81,7%

55 18,3

%

0 0%

04

G.P4. Thu hút nguồn lực thông qua tăng cường liên kết với các đối tác

200 66,7%

93 31%

7 2,3%

120 40%

170 56,7

%

10 3,3%

05

G.P5. Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý phát triển cho cán bộ các trung tâm

261 87%

27 9%

12 4%

36 12%

213 71%

51 17%

Một số ý kiến khác tập trung vào vấn đề tổ chức thực hiện cần phải bám sát tình hình thực tế của các địa phương hiện đang trong giai đoạn có chuyển biến nhanh, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và tiến hành xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình.

3.4.2. Thử nghiệm hai giải pháp được đề xuất 3.4.2.1. Mục đích, yêu cầu của việc thử nghiệm

Tiến hành thử nghiệm một số giải pháp nhằm khẳng định các giải pháp được đề xuất là đúng và có tác dụng trong việc quản lý phát triển các TT HTCĐ

Việc thử nghiệm phải được thực hiện công khai, minh bạch.

3.4.2.2. Nội dung thử nghiệm: Thử nghiệm giải pháp Xây dựng mô hình/ mạng lưới TT HTCĐ hai cấp và giải pháp Tổ chức hoạt động của TT HTCĐ hướng đến các nhóm đối tượng.

3.4.2.3. Thời gian thử nghiệm: Từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 6 năm 2014.

3.4.2.4. Mẫu thử nghiệm: Với giải pháp Xây dựng mô hình TT HTCĐ hai cấp thử nghiệm tại 2 TT HTCĐ ở huyện Đông Hưng (TT HTCĐ tại thôn Quang Trung, xã Đông Xuân và thôn Văn Ông Đoài, xã Đông Vinh) và 1 TT HTCĐ ở thành phố Thái Bình (TT HTCĐ thôn Phúc Hạ, xã Vũ Phúc).

Với giải pháp Tổ chức hoạt động của TT HTCĐ hướng đến các nhóm đối tượng thử nghiệm tại 1 TT HTCĐ ở huyện Đông Hưng (TT HTCĐ xã Đông Lĩnh) và 2 TT HTCĐ ở thành phố Thái Bình (TT HTCĐ Hoàng Diệu, TT HTCĐ Đông Thọ).

3.4.2.5. Tiêu chí đánh giá việc thử nghiệm:

Thử nghiệm mô hình quản lý phát triển TT HTCĐ thôn gồm các tiêu chí:

i/ Tổ chức, bộ máy, nhân sự, các điều kiện thực hiện;

ii/ Số lượng người học;

iii/ Chất lượng ban đầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Thử nghiệm tổ chức hoạt động của TT HCĐ hướng đến nhóm đối tượng gồm các tiêu chí:

i/ Số lượng học viên, nhóm học viên, ii/ Lợi ích đối với cuộc sống,

iii/ Sự đáp ứng nhu cầu HTSĐ theo định hướng XHHT.

Mô tả bối cảnh các TT HTCĐ được chọn thử nghiệm:

Thôn Quang Trung, xã Đông Xuân, huyện Đông Hưng với gần 2000 nhân khẩu, 600 hộ gia đình, sống bằng nghề cấy lúa, đời sống của nhân dân ở mức độ trung bình, có truyền thống hiếu học, vào thời điểm tháng 8 năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo 8%, hộ

cận nghèo 5%; Xã Đông Xuân là xã có nền kinh tế khá phát triển, đa dạng các nghề, có một TT HTCĐ xã phục vụ nhu cầu học tập của nhân dân nhưng chỉ đáp ứng nhu cầu của một số thôn gần trung tâm, các thôn xa trung tâm như Quang Trung thì TT HTCĐ không đáp ứng được nhu cầu học tập. Từ nguyện vọng của nhân dân, Quang Trung được lựa chọn để thử nghiệm mô hình TT HTCĐ thôn.

Thôn Văn Ông Đoài, xã Đông Vinh, huyện Đông Hưng với 1700 nhân khẩu, 520 hộ gia đình, là thôn xa trung tâm của xã, huyện, tỉnh; đời sống của nhân dân khó khăn, vào thời điểm tháng 8 năm 2012 tỉ lệ hộ nghèo cao là 9,3%, hộ cận nghèo 8,5%;

giao thông đi lại khó khăn, người dân sống bằng nghề cấy lúa. Thôn Văn Ông Đoài là nơi tập trung số đông người dân của hai dòng họ lớn. Tuy tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao, nhưng trong hai dòng họ trên có một số cá nhân rất thành đạt về kinh tế ở các thành phố lớn. Những người này sẵn sàng đầu tư đào tạo nghề cho các thành viên trong dòng họ, nhất là việc khôi phục, phát triển nghề truyền thống như đan lát, thêu ren xuất khẩu. Do đó, đây là tiền đề để xây dựng TT HTCĐ thôn hướng tới việc đào tạo nghề, với nguồn kinh phí do những mạnh thường quân của hai dòng họ tài trợ. Với giám đốc TT HTCĐ là đại diện của một trong hai dòng họ nói trên.

Thôn Phúc Hạ, xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình có 1800 nhân khẩu, 545 hộ gia đình, nghề chủ đạo của thôn là trồng lúa, vào thời điểm tháng 8 năm 2012 tỉ lệ hộ nghèo của thôn là 6,1%, hộ cận nghèo 7%; thôn nằm rất xa TT HTCĐ xã nên không huy động được nhiều người của thôn đến học tập ở TT HTCĐ xã. Do đó, việc xây dựng TT HTCĐ thôn sẽ góp phần khắc phục khó khăn nói trên.

Tính tới thời điểm tháng 8 năm 2012, xã Đông Lĩnh, huyện Đông Hưng có tỉ lệ hộ nghèo 9,5%, hộ cận nghèo 8%, nghề chính của xã là trồng lúa. Xã nằm ở ven sông nên có rất nhiều đồng màu và bãi phù sa ngoài đê rất thuận lợi cho việc trồng màu như rau sạch và dưa xuất khẩu.

Xã Đông Thọ, thành phố Thái Bình tính tới thời điểm tháng 8 năm 2012 có tỉ lệ hộ nghèo 6,5%, hộ cận nghèo 6%; nghề chính của xã là trồng lúa. Tuy nhiên, xã có nghề truyền thống là làm Bún và làm Miến Dong. Trước việc trồng lúa không mang lại lợi ích kinh tế cao, được sự giúp đỡ của Sở Khoa học & Công nghệ Thái Bình trong việc hướng dẫn các quy trình sản xuất miến dong phục vụ xuất khẩu và nhu cầu sử

dụng bún của thành phố Thái Bình ngày càng tăng. TT HTCĐ xã Đông Thọ được lựa chọn thử nghiệm việc chuyển đổi từ nghề trồng lúa sang làm Bún và làm Miến Dong xuất khẩu.

Phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình, tính tới thời điểm tháng 8 năm 2012 có tỉ lệ hộ nghèo 4,5%, hộ cận nghèo 4%, nghề chính là trồng lúa và trồng khoai tây trên đồng màu. Trước nhu cầu sử dụng hoa tươi của thành phố và các vùng phụ cận ngày càng cao mà nguồn cung lại ít nên TT HTCĐ Hoàng Diệu được lựa chọn thử nghiệm việc chuyển đổi từ nghề trồng lúa sang trồng hoa.

3.4.2.6. Tiến trình thử nghiệm:

Tháng 8 năm 2012 làm việc với cấp ủy, chính quyền, các ngành có liên quan để thống nhất chủ trương thử nghiệm.

Từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 11 năm 2013, NCS cùng với giám đốc TT HTCĐ triển khai việc thử nghiệm ở 6 TT HTCĐ với một số công việc cụ thể như tổ chức thành lập TT HTCĐ thôn (TT HTCĐ thôn Quang Trung, xã Đông Xuân, thôn Văn Ông Đoài, xã Đông Vinh) do thôn trực tiếp quản lý, (TT HTCĐ thôn Phúc Hạ, xã Vũ Phúc) do xã quản lý. Thử nghiệm về việc tổ chức hoạt động của TT HTCĐ hướng đến ba nhóm đối tượng (từ nghề cấy lúa truyền thống sang nghề trồng rau sạch và dưa xuất khẩu; từ nghề cấy lúa truyền thống sang nghề trồng hoa; từ nghề đan lát sang nghề làm bún, làm miến dong xuất khẩu) tại 1 TT HTCĐ ở huyện Đông Hưng (TT HTCĐ xã Đông Lĩnh) và 2 TT HTCĐ ở thành phố Thái Bình (TT HTCĐ Hoàng Diệu, TT HTCĐ Đông Thọ). Các TT HTCĐ triển khai thử nghiệm theo kế hoạch. Sau mỗi tháng hoạt động, NCS cùng với giám đốc TT HTCĐ thu thập, đánh giá kết quả thực hiện, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch.

Từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014 NCS và giám đốc TT HTCĐ đánh giá, tổng kết việc thử nghiệm ở các TT HTCĐ, rút ra những kết luận từ thực tiễn khách quan;

Từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 6 năm 2014 NCS báo cáo đánh giá, tổng kết rút ra những kết luận từ thực tiễn khách quan, hoàn thiện tổ chức hội thảo khoa học và chuẩn bị hoàn thiện luận án tiến sĩ.

Quy trình thực hiện

Kế hoạch thử nghiệm được các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành ở các xã, các TT HTCĐ đồng thuận, nhất trí cao.

Tại huyện Đông Hưng: 2 TT HTCĐ thôn được UBND huyện ra quyết định thành lập. TT HTCĐ thôn Quang Trung do trưởng thôn làm giám đốc TT HTCĐ, 2 PGĐ là đại diện ban công tác mặt trận, chi hội khuyến học, các thành viên của TT HTCĐ thôn gồm phó trưởng thôn, chi hội phụ nữ thôn, đoàn thanh niên, mời một số cố vấn từ TT HTCĐ của xã tham gia. TT HTCĐ thôn Văn Ông Đoài lãnh đạo TT HTCĐ do người dân ở thôn đề xuất, UBND huyện ra quyết định công nhận. Cơ sở vật chất sử dụng hội trường thôn Quang Trung của xã Đông Xuân; cơ sở vật chất của TT HTCĐ thôn Văn Ông Đoài, xã Đông Vinh được xây mới kinh phí 250 triệu đồng bằng nguồn kinh phí của xã, của thôn và huy động đóng góp của các gia đình trong thôn.

Đối với TT HTCĐ xã Đông Lĩnh, huyện Đông Hưng tiến hành đầy đủ các khâu như khảo sát nhu cầu người học trên cơ sở đó phân chia đối tượng như lứa tuổi, giới tính, sở thích, trình độ năng lực, nghề nghiệp,... mở các lớp phù hợp với cộng đồng.

Tại thành phố Thái Bình: Thành lập 1 TT HTCĐ thôn Phúc Hạ, xã Vũ Phúc do đồng chí PGĐ TTHTCĐ xã kiêm GĐ TTHTCĐ thôn, các phó giám đốc là trưởng thôn, chi hội trưởng khuyến học thôn, các thành viên là đại diện ban mặt trận công tác thôn, đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ,…

Đối với TT HTCĐ Hoàng Diệu, TT HTCĐ Đông Thọ, thành phố Thái Bình được thử nghiệm về việc tổ chức hoạt động của TT HTCĐ hướng đến các nhóm đối tượng và được thực hiện các bước như TT HTCĐ xã Đông Lĩnh, huyện Đông Hưng.

3.4.2.7. Kết quả thu được

Về số lượt học viên tới học tập tại TT HTCĐ

(1) Với Xây dựng mô hình/ mạng lưới TT HTCĐ hai cấp Nhận xét:

Với xây dựng mô hình TT HTCĐ hai cấp

Ở các lớp chuyên đề: Số lượt học viên ở cùng một thôn tham gia học tập ở TT HTCĐ trong khoảng thời gian T2 đông hơn nhiều so với số học viên học tập ở TT HTCĐ trong khoảng thời gian T1.

Bảng 3.2. Số lượt học viên ở cùng một thôn tham gia học tập ở TT HTCĐ trong 15 tháng, từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 8 năm 2012 (kí hiệu T1) và 15 tháng, từ

tháng 9 năm 2012 đến tháng 11 năm 2013 (kí hiệu T2)

TTHTCĐ thôn

Học kiến thức

ĐLCSPL Học kiến thức KHKT

Học kiến thức ĐSXH, SK,

MT

Học kiến thức VH

Học nghề, tin học, ngoại ngữ

T1 T2 T1 T2 T1 T2 T1 T2 T1 T2

Quang

Trung 138 256 196 262 95 205 0 0 55 165

Văn Ông

Đoài 41 145 168 225 82 121 1 2 48 97

Phúc Hạ 85 127 109 168 126 175 0 0 35 84

Bảng 3.3. Số lượt học viên ở cùng một thôn tham gia học tập ở TT HTCĐ trong 15 tháng, từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 8 năm 2012 (kí hiệu T1) và 15

tháng, từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 11 năm 2013 (kí hiệu T2)

TTHTCĐ xã

Học kiến thức

ĐLCSPL Học kiến thức KHKT

Học kiến thức ĐSXH, SK,

MT

Học kiến

thức VH Học nghề

T1 T2 T1 T2 T1 T2 T1 T2 T1 T2

Đông Lĩnh 998 1227 1348 2127 1344 2134 21 34 521 1313 Hoàng Diệu 1520 2450 2325 2754 3157 3682 12 15 1121 1389 Đông Thọ 859 1298 1542 1892 2516 3028 5 8 1222 1769

(2) Với Tổ chức hoạt động của TT HTCĐ hướng đến các nhóm đối tượng:

Nhờ số lượng học viên đông hơn nên nhiều ý tưởng mới, kinh nghiệm đã được đưa ra thảo luận, hỏi đáp, trao đổi trực tiếp giữa báo cáo viên với học viên, giữa học viên với học viên; khá nhiều thắc mắc của học viên đã được giải đáp tại chỗ.

Việc vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh hơn vì có các mô hình mẫu tại thôn, dễ chia sẻ lẫn nhau, học tập ngay trong thực tiễn.

Lãnh đạo TT HTCĐ thôn sát dân hơn, nắm bắt được nguyện vọng của học viên nhanh nhất nên đã chủ động điều chỉnh kế hoạch,lựa chọn những báo cáo viên phù

hợp với nguyện vọng của học viên hơn trước; tạo niềm tin của người dân với việc áp dụng KHCN vào trong đời sống và sản xuất. Với 2 mô hình thử nghiệm thì lãnh đạo trung tâm là trưởng thôn có hiệu quả hơn, vì trưởng thôn do dân bầu, nên mọi công việc thực hiện nhanh gọn, có hiệu quả thiết thực.

Với tổ chức hoạt động của TT HTCĐ hướng đến các nhóm đối tượng Thực sự đáp ứng yêu cầu của dân, của cộng đồng, cần gì học nấy.

Số học viên tham gia trong khoảng thời gian T2 nhiều hơn so với trong khoảng thời gian T1, ngành nghề từng bước chuyển đổi, thu hút được mọi đối tượng tham gia, tạo ra phong trào tự học, tự nghiên cứu, tự áp dụng KHCN vào sản xuất, có nhiều sáng tạo mới.

Về góc độ kinh tế:

Sau thời gian thử nghiệm góp phần thu nhập trung bình của các hộ gia đình tham gia thử nghiệm chuyển đổi từ nghề trồng lúa truyền thống sang các nghề trồng rau sạch và dưa xuất khẩu; trồng hoa tăng từ 5 triệu/sào/năm lên 8-10 triệu/sào/năm;

làm nghề bún, nghề làm miến thu nhập cao hơn, mỗi năm, mỗi hộ gia đình tham gia thử nghiệm tổng thu nhập tăng thêm 35 đến 50 triệu/ năm.

Về góc độ xã hội:

Bảng 3.4. Tỉ lệ hộ nghèo sau thử nghiệm

STT Đơn vị Tỉ lệ hộ nghèo cuối T1

(tháng 8 năm 2012)

Tỉ lệ hộ nghèo cuối T2 (tháng 11 năm 2013)

1 Thôn Quang Trung 8% 6,3%

2 Thôn Văn Ông Đoài 9,3% 8,1%

3 Thôn Phúc Hạ 6,1% 5,0%

4 Xã Đông Lĩnh 9,5% 8,3%

5 Xã Hoàng Diệu 4,5% 4,0%

6 Xã Đông Thọ 6,5% 4,8%

Bảng 3.5. Tỉ lệ hộ cận nghèo sau thử nghiệm

STT Đơn vị Tỉ lệ hộ cận nghèo cuối T1 (tháng 8 năm 2012)

Tỉ lệ hộ cận nghèo cuối T2 (tháng 11 năm 2013)

1 Thôn Quang Trung 5% 4,2%

2 Thôn Văn Ông Đoài 8,5% 6,9%

3 Thôn Phúc Hạ 7,0% 5,5%

4 Xã Đông Lĩnh 8,0% 6,5%

5 Xã Hoàng Diệu 4,0% 3,6%

6 Xã Đông Thọ 6,0% 4,6%

Như vậy, việc thử nghiệm đã góp phần không nhỏ đem lại kết quả dưới góc độ xã hội giảm số hộ nghèo và cận nghè ở các thôn, xã. Điều này sẽ tham gia tích cực vào việc ổn định KT-XH, xây dựng nông thôn mới bền vững của các địa phương.

Tổ chức hội thảo, chuyên gia đánh giá kết quả thử nghiệm

Đối với giải pháp Xây dựng mô hình mới TT HTCĐ hai cấp, có:

(i) Điểm mạnh: Việc ra đời TT HTCĐ thôn, liên thôn đã giải quyết được nhu cầu học tập rất đa dạng, phong phú của người dân trong cộng động; tháo gỡ nhiều khó khăn, bế tắc trong hoạt động của các TT HTCĐ xã/phường/thị trấn nhờ tạo điều kiện phát huy tối đa tính chủ động và tính tích cực của TT HTCĐ thôn, liên thôn.

(ii) Điểm yếu: TT HTCĐ thôn, liên thôn đòi hỏi rất cao về khả năng, năng lực, sự nhạy bén và vốn thông tin của lãnh đạo TT HTCĐ thôn. Nhưng thực tế chất lượng lãnh đạo TT HTCĐ thôn, liên thôn còn nhiều bất cập và đây cũng là điểm yếu nhất khi thành lập TT HTCĐ thôn. Bên cạnh đó những yếu tố như chính sách, tài chính, kĩ thuật cũng còn gặp nhiều khó khăn.

Đối với giải pháp Tổ chức hoạt động của TT HTCĐ hướng đến các nhóm đối tượng, có:

(i) Điểm mạnh: Việc tổ chức hoạt động của TT HTCĐ hướng đến các nhóm đối tượng đã nhận được sự ủng hộ rất cao của người dân trong cộng đồng nên họ rất tích cực tham gia, hưởng ứng. Bởi vậy, việc tổ chức hoạt động của TT HTCĐ hướng đến các nhóm đối tượng đã thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn của nhiều nhà quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập (Trang 144 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(204 trang)