Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI HỌC TẬP
2.3. Thực trạng quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng ở Thái Bình
2.3.3. Phương thức tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức và tập huấn
Thực trạng phương thức tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức và tập huấn ở các TT HTCĐ trong luận án này được xem xét trên các khía cạnh: Việc thực hiện các quy trình hoạt động; xây dựng phương thức hoạt động, tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động của TT HTCĐ.
Đánh giá việc thực hiện các quy trình hoạt động của TT HTCĐ ở xã/phường của đội ngũ CBQL - GV được thể hiện trong biểu đồ dưới đây.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4
Tốt
Bình thường Chƣa tốt Không rõ
Bước 1: Điều tra nhu cầu học tập của cộng đồng.
Bước 2: Xác định mục tiêu của chương trình hoạt động.
Bước 3: Xác định mục tiêu của chương trình hoạt động.
Bước 4: Tổ chức thực hiện và điều chỉnh công việc.
Biểu đồ 2.2. Mức độ thực hiện các quy trình hoạt động của TTHTCĐ
Qua biểu đồ trên ta thấy các TT HTCĐ đã làm khá tốt bước 1 của quy trình là điều tra nhu cầu học tập của cộng đồng (tổng 2 mức độ đánh giá tốt và bình thường là 89%). Hai bước tiếp theo là xác định mục tiêu của chương trình hoạt động và sắp xếp thứ tự các hoạt động, các công việc, định ra những vấn đề ưu tiên đạt yêu cầu (tổng 2 mức độ đánh giá tốt và bình thường lần lượt là 61% và 68%) thực hiện như vậy là đạt yêu cầu đề ra. Tuy nhiên bước vào tổ chức thực hiện và điều chỉnh công việc thì thực hiện chưa tốt (81% đánh giá chưa tốt).
Như vậy có thể thấy các TT HTCĐ đã cố gắng thực hiện theo quy trình đã xác định, tuy nhiên việc tổ chức thực hiện và điều chỉnh hoạt động chưa thực hiện tốt.
Việc xây dựng phương thức hoạt động, tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động của TT HTCĐ: Việc xây dựng phương thức hoạt động, tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động của TT HTCĐ được đánh giá dựa trên ba nội dung: thứ nhất là xây dựng phương thức hoạt động, thứ hai là nội dung hoạt động và mức độ đưa nội dung đó vào chương trình học tập của các TT HTCĐ và thứ ba là đánh giá mức độ thực hiện các nội dung đó ở các TT HTCĐ. Kết quả đánh giá được phản ánh trong câu hỏi:
“Trong các phương thức hoạt động sau, phương thức nào thường xuyên được TT HTCĐ ở địa phương của ông bà sử dụng?” và “Trong các nội dung hoạt động sau, nội dung nào thường xuyên được đưa vào chương trình học tập của TT HTCĐ ở địa phương của ông bà? Đánh giá của ông (bà) về kết quả thực hiện nội dung đó ở TT HTCĐ tại địa phương đạt ở mức độ nào trong các mức độ sau?”
Bảng 2.10. Một số phương thức hoạt động được TT HTCĐ sử dụng
Phương thức hoạt động
Mức độ Thường
xuyên
K. thường xuyên TT HTCĐ tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức…
theo phương thức dạy và học truyền thống
261 (87%)
39 (13%) TT HTCĐ tạo điều kiện cho người dân trao đổi và phổ
biến sáng kiến, kinh nghiệm ngay trong cộng đồng hoặc các xã lân cận.
228 (76%)
72 (24%) TT HTCĐ khuyến khích, công nhận tất cả các hình
thức học tập khác nhau: Học tại nhà, học tại TT HTCĐ, ...
81 (27%)
219 (73%) Kết quả khảo sát cho thấy các TT HTCĐ đã biết sử dụng kết hợp nhiều phương thức khác nhau từ phương thức dạy học truyền thống đến các phương thức khác như tạo điều kiện cho người dân trao đổi và phổ biến sáng kiến, kinh nghiệm ngay trong cộng đồng hoặc các xã lân cận. Nhưng chưa khuyến khích hay công nhận tất cả các hình thức học khác như Học tại nhà, học tại TT HTCĐ. Do đó có thể nói TT HTCĐ chưa thực sự tạo điều kiện cho người dân học mọi nơi, mọi lúc, học thường xuyên, học suốt đời.
Bảng 2.11. Kết quả tổ chức thực hiện các nội dung hoạt động của TT HTCĐ
Nội dung hoạt động
Mức độ Đánh giá sự thực hiện Thường
xuyên
K. thường
xuyên Tốt Trung
bình Yếu
Góp phần củng cố, nâng cao hiệu quả công tác xóa mù, hỗ trợ việc phổ cập GDTH, THCS
224 (74,7%)
76 (25,3%)
204 (68%)
62 (20,7%)
34 (11,3%) Trao đổi về việc giáo dục thanh thiếu
niên ở địa phương
132 (44%)
168 (56%)
56 (18,7%)
103 (34,3%)
141 (47%) Nâng cao dân trí, năng lực sản xuất,
từng bước giúp người dân có tri thức và kĩ năng xóa đói, giảm nghèo
115 (38,3%)
185 (61,7%)
80 (26,7%)
91 (30,3%)
129 (43%) Tạo thêm nghề phụ cho người dân,
giúp người dân tăng thu nhập.
76 (25,3%)
224 (74,7%)
60 (20%)
115 (38,3%)
125 (41,7%) Trang bị các kiến thức cho người dân
về Hiến pháp, pháp luật và các văn bản dưới luật.
183 (61%)
117 (39%)
144 (48%)
76 (25,3%)
80 (26,7) Cung cấp cho nhân dân những kiến
thức về phòng bệnh, chữa bệnh…
170 (56,7%)
130 (43,3%)
118 (39,3%)
81 (27%)
101 (33,7%) Bàn việc hỗ trợ tài chính của địa
phương cho TT HTCĐ
36 (12%)
264 (88%)
10 (3,3%)
22 (7,3%)
268 (89,4%) Giáo dục truyền thống lịch sử địa phương 246
(82%)
54 (18%)
226 (75,3%)
40 (13,3%)
34 (11,4%) Bàn việc tổ chức các hoạt động tập thể
ở địa phương, có sự tham gia của TT HTCĐ
228 (76%)
72 (24%)
198 (66%)
57 (19%)
45 (15%) Bàn việc bảo vệ an ninh trật tự của địa
phương
75 (25%)
225 (75%)
48 (16%)
148 (49,3%)
104 (34,7%) Qua bảng số liệu trên ta thấy một số nội dung như: Góp phần củng cố, nâng cao hiệu quả công tác xóa mù, hỗ trợ việc phổ cập GDTH, THCS (74,7%); Trang bị các kiến thức cho người dân về Hiến pháp, pháp luật và các văn bản dưới luật (61%);
Cung cấp cho nhân dân những kiến thức về phòng bệnh, chữa bệnh…(56,7%); Giáo
dục truyền thống lịch sử địa phương (82%); Bàn việc tổ chức các hoạt động tập thể ở địa phương, có sự tham gia của TT HTCĐ (76%) đã được các TT HTCĐ thường xuyên đưa vào chương trình học tập của trung tâm. Tuy nhiên một số nội dung hoạt động rất quan trọng, thiết thực và nhu cầu được học tập, được trao đổi của người dân rất cao như Nâng cao dân trí, năng lực sản xuất, từng bước giúp người dân có tri thức và kĩ năng xóa đói, giảm nghèo hay Tạo thêm nghề phụ cho người dân, giúp người dân tăng thu nhập thì các TT HTCĐ lại chưa thường xuyên tổ chức (61,7%; 74,7%
mức độ không thường xuyên).
Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung: Các TT HTCĐ không chỉ thường xuyên tổ chức mà còn tổ chức khá tốt một số nội dung như Góp phần củng cố, nâng cao hiệu quả công tác xóa mù, hỗ trợ việc phổ cập GDTH, THCS (68% đánh giá tốt);
Giáo dục truyền thống lịch sử địa phương (75,3% đánh giá tốt); Bàn việc tổ chức các hoạt động tập thể ở địa phương, có sự tham gia của TT HTCĐ (66% đánh giá tốt).
Một số nội dung hoạt động tuy thường xuyên được tổ chức nhưng kết quả thực hiện còn chưa cao như Trang bị các kiến thức cho người dân về Hiến pháp, pháp luật và các văn bản dưới luật (48% đánh giá tốt); Cung cấp cho nhân dân những kiến thức về phòng bệnh, chữa bệnh…(39,3% đánh giá tốt). Một số nội dung hoạt động quan trọng, cần thiết đã ít được quan tâm tổ chức mà kết quả những lần thực hiện lại không tốt, đó là Nâng cao dân trí, năng lực sản xuất, từng bước giúp người dân có tri thức và kĩ năng xóa đói, giảm nghèo (26,7% đánh giá tốt) hay Tạo thêm nghề phụ cho người dân, giúp người dân tăng thu nhập (20% đánh giá tốt).
Tóm lại: Quản lý phát triển TT HTCĐ chưa thực hiện tốt việc tổ chức thực hiện và điều chỉnh hoạt động theo quy trình đã xác định. Nhiều phương thức tổ chức các chương trình học tập khác nhau đã được triển khai nhưng vẫn chưa thực sự tạo điều kiện cho người dân học mọi nơi, mọi lúc, học thường xuyên, học suốt đời. Nội dung học tập khá phong phú nhưng một số nội dung học tập chưa thường xuyên hoặc mức độ thực hiện còn khá khiêm tốn.