Công tác lập kế hoạch phát triển trung tâm

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập (Trang 95 - 98)

Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI HỌC TẬP

2.3. Thực trạng quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng ở Thái Bình

2.3.1. Công tác lập kế hoạch phát triển trung tâm

Cơ sở lý luận đã chỉ ra: Lập kế hoạch phát triển là quá trình mà chủ thể quản lý xem xét sự thay đổi của môi trường bên trong, môi trường bên ngoài, xem xét và đánh giá các nguồn lực vốn có, để xây dựng những kế hoạch mới phù hợp với điều kiện hiện tại, để ứng phó kịp thời với sự thay đổi nhằm đạt được những mục tiêu mà TT HTCĐ cũng như cá nhân chủ thể quản lý đã đề ra. Quá trình lập kế hoạch cần tuân theo bốn bước:

Bước 1: Phân tích bối cảnh của TT HTCĐ, xác định nhu cầu học tập và phát triển cộng đồng sẽ thay đổi và đề xuất ý tưởng thay đổi.

Bước 2: Xác định mục tiêu thay đổi.

Bước 3: Lựa chọn các công việc cần tiến hành để thực hiện sự thay đổi.

Bước 4: Lập kế hoạch.

Kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi được thể hiện trong bảng 2.8

Từ bảng số liệu trên, kết hợp với kết quả phỏng vấn đối với lãnh đạo một số TT HTCĐ và kết quả nghiên cứu các kế hoạch, báo cáo của TT HTCĐ, ta thấy:

Việc phân tích bối cảnh của TT HTCĐ, xác định nhu cầu học tập và phát triển cộng đồng sẽ thay đổi và đề xuất ý tưởng thay đổi đã được lãnh đạo TT HTCĐ đặt ra nhưng chưa đủ khả năng thực hiện. Cụ thể, một số điểm trọng tâm của việc hoạch định sự thay đổi như: Dự báo sự thay đổi; Xác định nhu cầu thay đổi; Xác định sứ mạng, chọn lựa giá trị và xác định các mục tiêu thay đổi; Xác định được nhiệm vụ trọng tâm cho mỗi giai đoạn phát triển trung tâm; Xây dựng kế hoạch, chương trình thay đổi là những

điểm mà TT HTCĐ không thực hiện được. Điều tương tự xảy ra với việc xác định mục tiêu thay đổi. Vì không xác định được mục tiêu thay đổi nên TT HTCĐ đã không xác định được các công việc cần tiến hành để thực hiện sự thay đổi.

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá việc lập kế hoạch phát triển của TT HTCĐ

TT Đánh giá thực trạng

Lập kế hoạch phát triển TT HTCĐ

Kết quả đánh giá Đồng

Ý

K.

đồng ý

Phân vân 01

KH đã xác định được sứ mạng của TT HTCĐ, giúp TTHTCĐ hình dung được tương lai mong muốn và có thể thực hiện thành công.

30 (10%)

255 (85%)

15 (5%)

02

KH đã đề ra các hoạt động của TTHTCĐ gắn với sự phát triển KT-XH của địa phương.

(KH hướng tới việc …)

Góp phần củng cố, nâng cao hiệu quả công tác xóa mù, hỗ trợ việc phổ cập GDTH, THCS

255 (85%)

12 (4%)

33 (11%) Tạo điều kiện học tập thường

xuyên, suốt đời cho người dân

135 (45%)

105 (35%)

60 (20%) Cung cấp tri thức, kinh nghiệm

cho người dân

183 (61%)

81

(27%) 36 (12%) Chuyển giao ứng dụng KHCN

cho cộng đồng

105 (35%)

171 (57%)

24 (8%) Đào tạo nghề cho người dân

gắn với nhu cầu thực tế địa phương

54 (18%)

210 (70%)

36 (12%) Phát triển KT, VH và xây dựng

nông thôn mới ở địa phương

75 (25%)

195 (65%)

30 (10%) Cung cấp cơ sở vật chất và

các phương tiện truy cập mạng để người dân có cơ hội tự học, tự tìm hiểu

72 (24%)

168 (56%)

60 (20%)

03

KH đã xác định các mục đích cơ bản, định hướng các giá trị mà cộng đồng đang đề cao, hướng tới

Khảo sát, xác định, phân loại nhu cầu học tập của người dân.

71 (23,7%)

184 (61,4%)

45 (15%) TTHTCĐ dựa vào cộng đồng

để chọn các nhu cầu phù hợp 91 (30,3%)

175 (58,3%)

34 (11,4%)

của địa phương, với điều kiện của TT

Tổ chức xây dựng KH, nội dung chương trình giới thiệu, định hướng nhu cầu và nghĩa vụ học tập của người dân.

21 (7%)

246 (82%)

33 (11%) Thẩm định đánh giá kết quả

định hướng nhu cầu và nghĩa vụ học tập của người dân.

0 (0%)

294 (98%)

6 (2%) 04 KH đã tập trung sự chú ý và nguồn lực vào các vấn đề cơ

bản mà cộng đồng đang đương đầu

39 (13%)

228 (76%)

33 (11%) 05 KH tập trung vào việc hình thành, duy trì và liên kết dựa

vào sự liên minh rộng rãi của các cá nhân, các tổ chức

27 (9%)

162 (54%)

111 (37%) 06

Kế hoạch đã tạo điều kiện cho mọi thành viên của cộng đồng bày tỏ nhu cầu học tập và KH được xây dựng bởi sự tham gia của tất cả các bên có liên quan đến TT HTCĐ

109 (36,3%)

161 (53,7%)

30 (10%)

07

KH được xây dựng dài hoặc trung hạn (5 năm). Kế hoạch đã xác định rõ ràng và thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và quy trình tổ chức hoạt động.

64 (21,3%)

182 (60,7%)

54 (18%)

Đối với bước lập kế hoạch của TT HTCĐ, các TT HTCĐ đã đề ra được một hoạt động của TT HTCĐ gắn với sự phát triển KT-XH của địa phương, đó là Góp phần củng cố, nâng cao hiệu quả công tác xóa mù, hỗ trợ việc phổ cập GDTH, THCS; kế hoạch đã hướng tới việc cung cấp tri thức, kinh nghiệm cho người dân với số người được hỏi đồng ý với những nhận định này lần lượt là 85% và 61%. Đây là những điểm sáng hiếm hoi của TT HTCĐ trong việc lập kế hoạch phát triển.

Bên cạnh ưu điểm đã nêu, công tác lập kế hoạch phát triển đã bộc lộ rất nhiều tồn tại, hạn chế. Cụ thể: Một số nội dung quan trọng cần được đề cập đến trong kế hoạch phát triển TT HTCĐ như kế hoạch đã giúp TT HTCĐ hình dung được tương lai mong muốn và có thể thực hiện thành công; kế hoạch đã xác định các mục đích cơ bản, định hướng các giá trị mà cộng đồng đang đề cao, hướng tới; kế hoạch đã tập trung sự chú ý và nguồn lực vào các vấn đề cơ bản mà cộng đồng đang đương đầu lại không được đề ra trong kế hoạch (trung bình dưới 20% số người được hỏi thừa nhận các nội dung này

đã được đề cập trong kế hoạch). Đặc biệt, với 20% phân vân, 56% không đồng ý về nội dung kế hoạch đã đề ra việc Cung cấp cơ sở vật chất và các phương tiện truy cập mạng để người dân có cơ hội tự học, tự tìm hiểu; 37% phân vân, 9% số người được hỏi đồng ý về nội dung kế hoạch tập trung vào việc hình thành, duy trì và liên kết dựa vào sự liên minh rộng rãi của các cá nhân, các tổ chức hay các nội dung Tổ chức xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình giới thiệu, định hướng nhu cầu và nghĩa vụ học tập của người dân (7% đồng ý) và nội dung Thẩm định đánh giá kết quả định hướng nhu cầu và nghĩa vụ học tập của người dân (0% đồng ý) cho thấy những nội dung quan trọng này có thể chưa từng xuất hiện trong kế hoạch phát triển ở các TT HTCĐ.

Ngoài ra, một số nội dung khác như Kế hoạch đã đề ra các hoạt động của TT HTCĐ gắn với sự phát triển KT-XH của địa phương; Kế hoạch đã tạo điều kiện cho mọi thành viên của cộng đồng bày tỏ nhu cầu học tập và KH được xây dựng bởi sự tham gia của tất cả các bên có liên quan đến TT HTCĐ; Kế hoạch được xây dựng dài hoặc trung hạn (5 năm). Kế hoạch đã xác định rõ ràng và thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và quy trình tổ chức hoạt động hoặc chưa được thể hiện rõ nét trong kế hoạch phát triển TT HTCĐ hoặc ở một số TT HTCĐ chưa đưa những nội dung này vào kế hoạch phát triển TT HTCĐ.

Tóm lại: Thông qua kết quả phỏng vấn, khảo sát bằng phiếu hỏi và thông qua tiếp cận hồ sơ quản lý ở các TT HTCĐ, có thể thấy các TT HTCĐ đã lập được kế hoạch hoạt động. Mặc dù một số nội dung hoạt động được đề ra trong kế hoạch đã hướng tới phát triển TT HTCĐ, cá biệt có những bản kế hoạch đã mang dáng dấp của kế hoạch hóa, nhưng về cơ bản, đó chỉ là kế hoạch hoạt động thông thường. Căn cứ vào khái niệm và nội dung quản lý phát triển TT HTCĐ, có thể thấy người chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động của TT HTCĐ chưa hiểu thế nào là lập kế hoạch phát triển và cần lập kế hoạch phát triển đó như thế nào? Thực tế TT HTCĐ đã thiếu kế hoạch phát triển TT HTCĐ nên chưa xác định được sứ mạng, mục tiêu, nhiệm vụ trung và dài hạn của TT HTCĐ.

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(204 trang)