Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI HỌC TẬP
2.1. Kinh nghiệm nước ngoài
2.1.2. Quản lý trung tâm học tập cộng đồng ở một số nước Châu Á
Để tìm hiểu kinh nghiệm quản lý TT HTCĐ của một số quốc gia, chúng ta sẽ làm rõ một số vấn đề sau: Việc xác định nội dung, chương trình học tập; hình thức tổ chức học tập và phương thức quản lý TT HTCĐ của các quốc gia này.
Về nội dung, chương trình học tập: Ở Campuchia, nội dung, chương trình học tập của TT HTCĐ tập trung vào các chương trình xóa mù chữ kết hợp với các kỹ năng cơ bản. Các trung tâm còn cung cấp các vấn đề về những lĩnh vực giáo dục khoa học, giáo dục văn hóa, dạy nghề, trong đó có dạy nghề may, sửa chữa xe, cắt tóc gội đầu.
TT HTCĐ dự định đưa thêm chương trình về nhu cầu thị trường và nhu cầu của cộng đồng, nâng cao năng lực của đội ngũ lãnh đạo, quản lý TT HTCĐ là một nội dung học tập quan trọng ở trung tâm. Nhìn chung nội dung học tập trong các trung tâm phục vụ cho nhiều loại đối tượng người học khác nhau: Người mù chữ; Người mới biết chữ;
Phụ nữ; Người nghèo; Đội ngũ lãnh đạo, quản lý trung tâm học tập cộng đồng.
Nội dung, chương trình học tập ở Myanmar gồm: Các chương trình xóa mù chữ; các chương trình đào tạo kỹ năng cơ bản; về kỹ năng sống; về kỹ thuật; nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý. Như vậy Myanmar đã đưa ra chương trình học tập để
đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của nhóm đối tượng: người mù chữ, những người chưa hoàn thành tiểu học, phụ nữ, trẻ nhỏ, nam giới và đội ngũ lãnh đạo trung tâm.
Nội dung, chương trình học tập của các TT HTCĐ ở Indonesia bao gồm: xóa mù chữ; hướng nghiệp dạy nghề; giáo dục môi trường; nâng cao nhận thức về quyền con người. Nhiều đối tượng được tham gia học tập tại trung tâm: Người mù chữ; người nghèo; phụ nữ; trẻ em gái, người thiệt thòi.
Nội dung, chương trình học tập của các TT HTCĐ ở Thái Lan thường tập trung vào thực hiện 3 chức năng chủ yếu như:
Giáo dục cơ sở: mở các lớp XMC, các lớp phổ cập giáo dục tiểu học, THCS.
Giáo dục nghề nghiệp và thông tin, tư vấn: mở các lớp luyện kỹ năng ngắn ngày, giáo dục nghề cho THCS và THPT.
Thông tin, tư vấn: thông qua tài liệu in ấn, tài liệu không in ấn (đài, ti vi...) và các hoạt động khác.
Nội dung, chương trình học tập trong các TT HTCĐ Bangladesh khá đa dạng.
TT HTCĐ có tổ chức các chương trình XMC, sau XMC, tổ chức học tập cho nhiều đối tượng khác nhau như: Người mù chữ; người mới biết chữ; trẻ em bỏ học; những người đọc còn kém; thanh niên. TT HTCĐ còn đưa các nội dung về môi trường, kinh tế - xã hội đến với người học trong cộng đồng nhằm nâng cao năng lực của người dân và phát triển cộng đồng, phát triển xã hội.
Đối với Nhật Bản: Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao dân trí đối với việc xây dựng đất nước và thực hiện dân chủ, ngày 05/7/1946 Chính phủ đã ra thông báo khuyến khích thành lập các trung tâm học tập được gọi là KO-MIN-KAN (tiếng Nhật có nghĩa là Nhà văn hoá của nhân dân - Citizens' Publie Hall). Bộ Luật Giáo dục - Xã hội 1949 của Nhật Bản cũng đã khẳng định: “KO-MIN-KAN mang đến cho mọi người dân tại các thành phố, thị trấn, làng mạc hoặc bất kỳ một khu vực nào khác những kiến thức đã được chỉnh sửa cho phù hợp với các nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày và các hoạt động trí tuệ, văn hoá khác để làm giàu thêm nền văn hoá, cải thiện sức khoẻ và trau dồi nhận thúc và đạo đức và thẩm mỹ của họ. Bởi vậy mục đích của KO-MIN-KAN là góp phần cải thiện đời sống nhân dân và tăng cường phúc lợi xã hội”.
Nội dung, chương trình học tập của các TT HTCĐ Trung Quốc khá đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người dân trong cộng đồng phù hợp với chính sách của nhà nước Trung Quốc. Nội dung các chương trình học: chương trình về khoa học, công nghệ; về chính sách của nhà nước; về giáo dục suốt đời; về tăng thu nhập để các đối tượng khác nhau như nông dân, người mù chữ, người mới biết chữ, người nghèo, phụ nữ đều có thể theo học.
Như vậy có thể thấy: nội dung, chương trình học tập ở các TT HTCĐ của các quốc gia nói trên rất đa dạng, phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của các đối tượng, các lứa tuổi, với các mục tiêu học tập rất khác nhau.
Về hình thức tổ chức học tập: Hình thức học tập trong TT HTCĐ ở Campuchia rất đa dạng và linh hoạt, phù hợp với điều kiện của người dân trong cộng đồng được thể hiện các hình thức học tập sau: Các lớp học XMC, sau XMC; các lớp học nghề;
các lớp nâng cao năng lực lãnh đạo trung tâm; các nhóm nghề sở thích; tuyên truyền thông tin tư vấn.
Hình thức tổ chức học tập ở Myanmar: tổ chức các lớp xóa mù chữ hành dụng;
tổ chức các khóa học đào tạo về kỹ thuật; kỹ năng sống; nâng cao năng lực công tác;
các hoạt động văn hóa văn nghệ.
Về hình thức tổ chức học tập tại Indonesia: Lớp học; tư vấn; tham quan; du lịch;
hội thảo…
TT HTCĐ Bangladesh tổ chức các lớp xóa mù chữ, sau xóa mù chữ và các lớp phổ cập. Thời gian tổ chức các lớp học linh hoạt luôn dựa vào điều kiện về thời gian của người học. Tổ chức các lớp đào tạo; các hoạt động giao lưu giữa người dân địa phương với những học sinh, học viên của các trường trong địa phương; thảo luận về những vấn đề của cộng đồng; Cung cấp những thông tin cần thiết cho người dân trong cộng đồng dưới dạng tài liệu, tờ rơi, báo đài địa phương.
Hình thức tổ chức học tập của các TTHTCĐ ở Trung Quốc được tiến hành như sau: Các TTHTCĐ tổ chức các khóa học về khoa học, công nghệ; giao lưu với các trường tiểu học; tham quan; học gương điển hình; chia sẻ kinh nghiệm.
TT HTCĐ ở mỗi quốc gia có một hình thức tổ chức khác nhau. Nhưng có nhiều điểm chung đó là có thể tổ chức theo đơn vị lớp, theo hình thức câu lạc bộ sở thích.
Việc học cũng rất đa dạng, học qua bài giảng trên lớp, học qua các hoạt động tham quan, du lịch, qua các buổi nói chuyện,…
Về phương thức quản lý TT HTCĐ: Phần cơ sở lý luận đã chỉ ra Phương thức quản lý phát triển các TT HTCĐ là sự tổng hợp 2 hình thức quản lý: Quản lý công và tự quản. Thực tiễn phương thức quản lý TT HTCĐ ở một số quốc gia như sau:
Ở Myanmar: Nhà nước quản lý tập trung (quản lý công). Cụ thể: TT HTCĐ ở Myanmar do nhà nước quản lý là chủ yếu. Phương thức quản lý này cho phép nhà nước nâng cao chất lượng xóa mù chữ; các chương trình đào tạo kỹ năng cơ bản; về kỹ năng sống; về kỹ thuật; nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý.
Phương thức quản lý ở Indonesia là sự phối hợp của các tổ chức theo sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức, quản lý GDKCQ của Indonesia
Phương thức quản lý phát triển TT HTCĐ như trình bày ở trên đã thu hút được đông học viên tham gia xóa mù chữ; hướng nghiệp dạy nghề; giáo dục môi trường;
nâng cao nhận thức về quyền con người. Đặc biệt là những người người nghèo; phụ nữ; trẻ em gái, người chịu nhiều thiệt thòi trong cộng đồng.
BỘ GIÁO DỤC
Cấp TW NGOs Vụ GDKCQ Các tổ chức quốc tế
Cấp tỉnh Viện phát triển học tập cộng đồng
Cấp huyện NGOs TT phối hợp học tập cộng đồng
TT nghiên cứu XMC
TT học tập cộng đồng Cấp xã
Phương thức quản lý ở Thái Lan là cộng đồng quản lý (tự quản lý). Cụ thể: Các TT HTCĐ ở Thái Lan thường do nhân dân tự đứng ra thành lập, quản lý, tự lo địa điểm và kinh phí xây dựng, còn Chính phủ hỗ trợ phương tiện dạy học và kinh phí cho các hoạt động học tập phù hợp với nhu cầu của cộng đồng và cư dân; cán bộ nhà nước xuống phối hợp với người phụ trách TT HTCĐ. Các trung tâm này chịu sự quản lý của dân làng và kế hoạch hoạt động của trung tâm do Hội đồng xã lập ra. Tại những trung tâm này có thư viện, phòng đọc sách, phòng họp cộng đồng, phòng xem ti vi, nghe đài, một số phương tiện giáo dục cơ bản cần thiết và một số phương tiện cho hoạt động xã hội như đài, loa phát thanh, nhạc cụ, dụng cụ thể dục, thể thao,...
Ở Ấn độ: Các TT HTCĐ ở Ấn Độ do nhà nước quản lý.
Phương thức quản lý phát triển TT HTCĐ ở Banglades là Quản lý dựa vào cộng đồng. Cụ thể: TT HTCĐ ở Banglades do Nhà nước và các tổ chức tổ chức phi chính phủ cùng quản lý (cấp độ 4).
Tại Nhật Bản tồn tại song song hai phương thức quản lý TT HTCĐ là quản lý dựa vào cộng đồng và cộng đồng tự quản lý.
Quản lý dựa vào cộng đồng đối với các KO-MIN-KAN được thành lập và hoạt động chủ yếu từ ngân sách của các địa phương. Tuy nhiên, khi mới thành lập, Nhà nước có hỗ trợ kinh phí, nhưng khi đã đi vào hoạt động thì nhà nước sẽ cắt khoản hỗ trợ này. Những KO-MIN-KAN này do người dân tự thành lập, tự tổ chức quản lý hoạt động, thường ở vùng nông thôn và thường có quy mô nhỏ.
Phương thức quản lý ở Trung Quốc là Quản lý dựa vào cộng đồng. Cụ thể: các TT HTCĐ ở Trung quốc do Nhà nước phối hợp với cộng đồng quản lý.
Như đã nêu, có thể thấy mỗi quốc gia đã lựa chọn cho mình một phương thức quản lý các TT HTCĐ hoặc nhà nước quản lý (quản lý công) hoặc cộng đồng quản lý (tự quản). Một số ít quốc gia có sự kết hợp cả các phương thức quản lý mà điển hình là Nhật Bản. Chính sự kết hợp khéo léo này đã đem lại thành công và hiệu quả của các TT HTCĐ ở Nhật Bản.
Ngoài ra, Thái Lan đã đề ra một số quan điểm khác đối với TT HTCĐ; Về nguyên tắc điều hành quản lý và hoạt động của TT HTCĐ: TT HTCĐ là của dân, do dân và vì dân. Người đứng đầu trung tâm phải có định hướng cụ thể để phát triển trung
tâm, đảm bảo để mọi người đều có cơ hội học tập; TT HTCĐ hoạt động theo cơ chế mở; Mọi người trong cộng đồng có thể đến học bất cứ lúc nào; TT HTCĐ phải trở thành cầu nối thông tin giữa mọi người, gắn được việc học chữ với việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày; TT HTCĐ phải có mạng lưới liên kết với các cơ sở giáo dục, với các tổ chức xã hội, các cơ sở sản xuất và các chuyên gia trên các lĩnh vực.
Về chính sách quản lý TT HTCĐ: Sử dụng TT HTCĐ như một công cụ quan trọng để điều hành và tổ chức hoạt động chung của cộng đồng; Sử dụng tối đa nguồn lực và kinh nghiệm quản lý của cộng đồng; Kết hợp chặt chẽ các chương trình giáo dục với truyền thống và nhu cầu thực tế của cộng đồng; Cho phép mọi người trong cộng đồng sở hữu và đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của trung tâm; Phân công ít nhất một giáo viên tham gia quản lý các chương trình giáo dục của trung tâm.
Sơ đồ 2.2. Quản lý phát triển TT HTCĐ ở Thái Lan
Nhật Bản: Mô hình KO-MIN-KAN đã được thể chế hoá trong Bộ luật là một bộ phận của hệ thống giáo dục người lớn. Với Các nguyên tắc cơ bản của KO-MIN- KAN như sau: Nguyên tắc tự do và bình đẳng; Nguyên tắc miễn phí; Với tư cách là một cơ sở giáo dục, KO-MIN-KAN phải tổ chức giảng dạy hoặc tập huấn (nếu không chỉ đơn thuần là phòng họp); KO-MIN-KAN phải có đội ngũ cán bộ, giáo viên; KO- MIN-KAN cần phải đặt nơi gần, thuận tiện đối với người dân; KO-MIN-KAN phải
Trung tâm nguồn Trung tâm GDKCQ cấp huyện Các giáo viên,
cộng tác viên Các chuyên gia
Các thành viên trong cộng đồng
Các cơ sở liên kết khác Các tổ chức
xã hội Các cơ sở giáo dục cộng đồng
Trung tâm học tập cộng đồng