Đề xuất bộ tiêu chuẩn đánh giá quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập (Trang 126 - 131)

Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI HỌC TẬP

3.2. Đề xuất bộ tiêu chuẩn đánh giá quản lý phát triển trung tâm học tập cộng đồng

Bộ tiêu chuẩn được đề xuất dưới đây trên cơ sở khung tiêu chuẩn đã đề cập ở chương 1 và nhiều tiêu chí đã được sử dụng trong đánh giá thực trạng nhằm áp dụng cho việc đánh giá quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT. Cụ thể:

Tiêu chuẩn 1: Xây dựng được hướng đi trong kế hoạch phát triển trung, dài hạn của trung tâm

Xác định được sứ mạng, mục tiêu và nhiệm vụ ở kế hoạch tổng thể phát triển trung tâm.

(1) Sứ mạng của TT HTCĐ được xác định, được công bố công khai, có nội dung rõ ràng; phù hợp với các nguồn lực; đáp ứng nhu cầu học tập và tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm của cộng đồng.

(2) Mục tiêu phát triển trung tâm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, HTSĐ.

(3) Xác định được đầy đủ các nhiệm vụ của trung tâm.

Từ thực tế hoạt động của các trung tâm HTCĐ ở nước ta, có thể khái quát thành 04 nhiệm vụ cơ bản thường được các trung tâm thực hiện: i) Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (nhiệm vụ này có đối với các trung tâm ở vùng khó khăn), củng cố chất lượng phổ cập giáo dục; ii) Thực hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật đến với mọi người dân; iii) Tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ hoặc phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc sống; iv) Cung cấp cơ sở vật chất và các phương tiện truy cập mạng để người dân có cơ hội tự học, tự tìm hiểu.

(4) Xác định được nhiệm vụ trọng tâm cho mỗi giai đoạn phát triển trung tâm.

Tùy thực tế tại mỗi địa phương và ứng với mỗi giai đoạn cụ thể, việc xác định nhiệm vụ nào là trọng tâm phải tương ứng với sứ mạng đã được tuyên bố; được định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện.

Tiêu chuẩn 2: Mô hình tổ chức và bộ máy của trung tâm đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

(1) Mô hình tổ chức trung tâm linh hoạt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của mỗi người dân trong cộng đồng; bởi vậy tổ chức trung tâm nên theo 2 cấp hay nói cách khác là các hoạt động cần đưa đến tận thôn, xóm, liên thôn, tổ dân phố của xã, phường, thị trấn.

(2) Tổ chức bộ máy của trung tâm đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Để hỗ trợ cho Giám đốc trung tâm và triển khai các hoạt động, cơ cấu tổ chức của trung tâm được cụ thể hóa theo các nhóm chuyên môn (ví dụ: Nhóm chính trị, thời sự, tuyên truyền pháp luật; Nhóm chuyển giao khoa học - công nghệ và dạy nghề; Nhóm phổ cập giáo dục; Nhóm văn hóa văn nghệ, y tế, thể thao, …).

(3) Giám đốc, phó Giám đốc trung tâm đáp ứng các tiêu chuẩn và thực hiện đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn, được cộng đồng lựa chọn, giới thiệu.

Tiêu chuẩn 3: Phương thức và tổ chức các chương trình phổ biến kiến thức và tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ có chất lượng.

(1) Tổ chức khảo sát nhu cầu học tập người dân với sự tham gia trên 95% người dân vào việc đề xuất nhu cầu học tập.

(2) Chương trình phổ biến kiến thức và tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ được chọn lọc từ các chương trình có sẵn hoặc được xây dựng mới bởi các cơ sở giáo dục và đào tạo có uy tín tại địa phương hoặc trong nước; có sự tham gia của các nhà chuyên môn, nhà giáo, cán bộ quản lý và trên cơ sở khảo sát, phân tích nhu cầu bồi dưỡng, đào tạo của cộng đồng.

(3) Có chủ trương và tạo điều kiện cho người dân trao đổi và phổ biến sáng kiến, kinh nghiệm ngay trong cộng đồng hoặc các xã lân cận.

(4) Khuyến khích, công nhận tất cả các hình thức học tập khác nhau: Học tại nhà, học tại TT HTCĐ, ...

(5) Mỗi chương trình phổ biến kiến thức và tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ phải có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và nhu cầu học tập của các nhóm đối tượng hoặc của cả cộng đồng.

(6) Chương trình phổ biến kiến thức và tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ có đủ đề cương chi tiết, tập bài giảng, tài liệu tham khảo đáp ứng mục tiêu của khóa học.

(7) Chương trình phổ biến kiến thức và tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ nếu được tái sử dụng cần được cải tiến trên cơ sở kết quả đánh giá/ phản hồi của người học.

Tiêu chuẩn 4: Huy động các nguồn lực cho phát triển học tập của cộng đồng.

Các lớp học được tổ chức tại trung tâm học tập cộng đồng hoặc tại các thôn, xã, thị trấn, tổ dân phố có đủ điều kiện để tổ chức lớp học. Các tuyên truyền viên, báo cáo viên, giáo viên thực hiện có hiệu quả các chương trình phổ biến kiến thức và tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ.

(1) Có chủ trương và biện pháp lựa chọn tuyên truyền viên, báo cáo viên, giáo viên có kinh nghiệm và chuyên môn tốt; tạo điều kiện cho tuyên truyền viên, báo cáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ do phòng GD&ĐT tổ chức hoặc các hội nghị chia sẻ kinh nghiệm của họ giữa các trung tâm.

(2) Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, giáo viên đủ số lượng, có năng lực chuyên môn phục vụ có hiệu quả cho việc thực hiện chương trình phổ biến kiến thức và tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ.

(3) Tổ chức đánh giá các hoạt động tuyên truyền, giảng dạy của tuyên truyền viên, giáo viên;

(4) Đổi mới phương pháp tuyên truyền, dạy và học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự tìm hiểu và tinh thần hợp tác của người học.

(5) Thôn, tổ dân phố, thị trấn có cơ sở vật chất, phương tiện (thư viện, nhà văn hóa, hội trường thôn hoặc phòng họp chung; Mạng lưới truyền thanh; Điểm nối Internet...) và nhiều hình thức, phương thức khác nhau để khuyến khích, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho người lớn được HTSĐ. Thư viện có đủ tài liệu, sách, báo, tạp chí để tham khảo và học tập theo yêu cầu học tập của người học.

(6) Có các nguồn tài chính ổn định, đáp ứng các hoạt động phổ biến kiến thức và tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ và các hoạt động hợp pháp khác của trung tâm.

(7) Tổ chức thu hút sự tham gia tối đa của người dân vào việc đề xuất nhu cầu học tập, vào việc lập kế hoạch phát triển TT HTCĐ và quản lý các địa điểm học tập, các nguồn lực phục vụ cho học tập của cộng đồng.

(8) Thiết lập được các mối quan hệ giữa trung tâm với các cơ sở văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao, thông tin đại chúng ở cộng đồng, địa phương.

(9) Tổ chức Đảng, chính quyền có sự chỉ đạo chặt chẽ đối việc học tập ở cộng đồng, đưa chỉ tiêu xây dựng “Cộng đồng học tập” vào kế hoạch hằng năm của chi bộ, của thôn, tổ dân phố, xã, thị trấn, phường và của các tổ chức, đoàn thể trong khu dân cư.

(10) Quỹ Khuyến học của thôn, tổ dân phố, xã, thị trấn, phường hoạt động tích cực và có tác dụng thiết thực, hiệu quả đối với việc học tập của TRẺ EM và HTSĐ của NGƯỜI LỚN trong cộng đồng.

Tiêu chuẩn 5: Đánh giá kết quả và hiệu quả học tập từ TT HTCĐ.

(1) 98% người lớn từ 15-60 tuổi ở thôn, tổ dân phố, xã, thị trấn, phường biết chữ (vùng khó khăn 94%).

(2) 70% người lớn ở thôn, tổ dân phố, xã, thị trấn, phường tự giác học tập thường xuyên, HTSĐ dưới hình thức, phương thức linh hoạt khác nhau, phù hợp với nhu cầu, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.

(3) Người dân được phổ biến, giáo dục về chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước; được hướng dẫn đầy đủ về chương trình tập huấn chuyển giao KH-CN, được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao; được tư vấn việc làm và các hình thức hỗ trợ khác.

(4) Có sổ sách theo dõi và công khai số liệu thống kê hằng năm về người được tập huấn;

(5) Có tổ chức và lưu trữ kết quả đánh giá của học viên về chất lượng mỗi khóa tập huấn, kết quả việc chuyển giao KH-CN vào thực tế sản xuất, phát triển kinh tế tại cộng đồng.

(6) Đời sống kinh tế của các hộ gia đình trong xã, phường, thị trấn từng bước ổn định và phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo thấp hơn mức bình quân chung của huyện, quận.

Tổng hợp:

TT Tiêu chuẩn Số tiêu chí Ghi chú

1 Vạch được hướng đi trong kế hoạch phát triển trung, dài hạn của trung tâm.

4 2 Mô hình tổ chức và bộ máy của trung tâm đảm bảo

hoạt động có hiệu quả.

3 3 Phương thức tổ chức các chương trình phổ biến

kiến thức và tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ có chất lượng.

7

4 Huy động các nguồn lực cho phát triển học tập của cộng đồng.

10 5 Đánh giá kết quả và hiệu quả học tập từ TTHTCĐ. 6

Cộng 30

Phương thức đánh giá:

Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 5 mức:

Mức 1: Không có gì (không tài liệu, kế hoạch, minh chứng); nếu tiêu chí định lượng chênh lệch so với mức chuẩn từ 3% trở lên; (1 điểm);

Mức 2: Mới chỉ có trong kế hoạch; nếu tiêu chí định lượng chênh lệch so với

Mức 3: Có tài liệu, có kế hoạch nhưng chưa có minh chứng rõ ràng; nếu tiêu chí định lượng chênh lệch so với mức chuẩn từ 1 2%; (3 điểm);

Mức 4: Có tài liệu, có kế hoạch và minh chứng rõ ràng; nếu tiêu chí định lượng chênh lệch so với mức chuẩn từ 0 1%; (4 điểm);

Mức 5: Có tài liệu, có kế hoạch, có minh chứng rõ ràng và có chất lượng, hiệu quả cao trong tiêu chí đánh giá; nếu tiêu chí định lượng đạt mức chuẩn trở lên; (5 điểm).

Mỗi tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đều có trọng số như nhau, điểm đánh giá toàn bộ việc quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT là điểm trung bình, cộng của 30 tiêu chí. Điểm tối đa 5 điểm/1 tiêu chí x 30 tiêu chí = 150 điểm.

Tổng điểm đạt được của tất cả các tiêu chí về việc quản lý phát triển TT HTCĐ theo định hướng XHHT được phân loại:

Loại tốt: từ 120 đến 150 điểm;

Loại khá từ 105 đến dưới 120 điểm;

Loại TB từ 75 đến dưới 105 điểm;

Loại yếu dưới 75 điểm.

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập (Trang 126 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(204 trang)