Mạng lưới và quy mô học tập tại trung tâm học tập cộng đồng ở Thái Bình

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập (Trang 91 - 95)

Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI HỌC TẬP

2.2. Khái quát nguồn nhân lực, hệ thống đào tạo và mạng lưới trung tâm học tập cộng đồng ở Thái Bình

2.2.3. Mạng lưới và quy mô học tập tại trung tâm học tập cộng đồng ở Thái Bình

Ở Thái Bình, TT HTCĐ xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư là TT HTCĐ đầu tiên của Thái Bình được thành lập vào tháng 9/1999 và là một trong những TT HTCĐ đầu tiên của Việt Nam được đưa vào thử nghiệm. Sau khi tổng kết, rút kinh nghiệm mô hình TT HTCĐ ở xã Việt Thuận, các TT HTCĐ khác của Thái Bình lần lượt ra đời và phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng.

Để thực hiện phong trào xây dựng TT HTCĐ xã, phường, thị trấn, tỉnh Thái Bình đã tập trung chỉ đạo làm tốt một số vấn đề sau :

Cấp uỷ, chính quyền các cấp ở Thái Bình đã lãnh đạo, chỉ đạo sát sao phong trào xây dựng TT HTCĐ. Thực hiện chủ trương “xây dựng XHHT” mà Nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ IX đã đề ra, lãnh đạo tỉnh đã thông qua Kết luận số 04/KL-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ coi TT HTCĐ là mô hình tổ chức giáo dục mới, giáo dục không chính quy, xác định TT HTCĐ là nơi cập nhật kiến thức cho nhân dân xã, phường, thị trấn nếu chương trình và nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, phong phú, toàn diện, nhằm thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân học tập theo phương châm “cần gì học nấy”. Phát triển TT HTCĐ là một trong những biện pháp quan trọng nhằm tạo ra phong trào “XHHT”, tạo cho mọi người có cơ hội học tập, nhất là người lao động để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, tạo ra bước đột phá tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Trung tâm học tập cộng đồng ở cơ sở đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn, sự quản lý nhà nước của ngành GD- ĐT, Hội Khuyến học là cơ quan tham mưu.

Uỷ ban nhân dân tỉnh cân đối ngân sách để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho mỗi trung tâm mới được thành lập 10 triệu đồng, từ năm 2003 các trung tâm HTCĐ có hoạt động đều cấp thường xuyên 10 triệu đồng mỗi năm.

Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý các TT HTCĐ cơ bản được thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh. Thực hiện phương châm “cần gì học nấy”, nội dung của các trung tâm thực hiện gồm những kiến thức cơ bản và rất cần thiết đối với người lao động và các tầng lớp nhân dân. Hình thức học tập rất đa dạng, gắn kiến thức với thực tế, chú trọng thực hành.

Số lượng người tham gia học tại các TT HTCĐ hàng năm tăng lên. Hiệu quả hoạt động của các TT HTCĐ khá rõ nét, góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế của một tỉnh thuần nông, được các cấp ủy và chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh đánh giá cao và ghi nhận. Tính đến đầu năm 2006, mạng lưới TT HTCĐ đã phủ kín 100% xã, phường, thị trấn ở Thái Bình, số TT HTCĐ của toàn tỉnh lên 286 TT HTCĐ. Kinh nghiệm xây dựng trung tâm học tập cộng đồng của tỉnh Thái Bình rất phong phú, được nhiều tỉnh, thành trong cả nước đến tham quan và khảo sát.

TT HTCĐ đã tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể để tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao khoa học công nghệ tại các TT HTCĐ nhằm tạo điều kiện cho người dân học tập. Để duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm HTCĐ, xây dựng nội dung chương trình học tập trên cơ sở điều tra nhu cầu; lựa chọn vấn đề người học cần và phục vụ nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của địa phương; bổ sung kiện toàn chức danh lãnh đạo, quản lý của trung tâm; về quy mô học tập được tổ chức học tập ở tất cả các xã, nhiều thôn, tổ dân phố; Năm học 2012- 2013, các trung tâm HTCĐ trong tỉnh đã tổ chức cho 1.782.012 lượt người học bằng 119,9% kế hoạch, trong đó: học về đường lối chính sách pháp luật 565.995 lượt người; học kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất 465.384 lượt người; học kiến thức đời sống, sức khoẻ, môi trường 406.550 lượt người; học các chuyên đề về văn hoá, văn nghệ 274.383 lượt người; học nghề 69.736 lượt người.

Bảng 2.7. Số lượng học viên, đội ngũ giáo viên của TT HTCĐ năm học 2012 - 2013

Tên đơn vị

Học viên TTHTCĐ

Đội ngũ giáo viên TTHTCĐ

Tổng số học viên

% so với kế hoạch

Phân theo chuyên đề

ĐL CSPL

KH - KT

Đời sống, sức khỏe,

MT

VH - XH

Học

nghề Q. lí Tiểu ban 1

Tiểu ban 2

Tiểu ban 3

Tiểu

ban 4 Tổng số

1 Thành

Phố 125832 132,4 57963 20638 20865 26293 73 57 71 66 64 57 315

2 Vũ Thư

233492

100 47592 55298 90667 39652 283 90 148 150 121 93 512

3 Kiến

Xương 147956 100 41320 45296 18415 20269 22656 111 151 162 145 156 614

4 Tiền

Hải 223570 113 78984 65916 44165 33495 1010 105 104 115 109 105 523

5 Hưng

Hà 183280 100 77400 49000 43200 22400 280 105 35 35 35 35 210

6 Đông

Hưng 311625 113,6 83691 71759 67223 61231 27721 132 415 287 280 279 1393

7 Quỳnh

Phụ 213124 100 76491 65587 62269 5988 2789 114 120 152 150 114 649

8 Thái

Thụy 343133 110 102554 91854 68746 65055 14924 144 209 192 195 185 925

Cộng 1782012 565995 465348 406550 274383 69736 858 1253 1159 1099 1024 5141

Với cách tiếp cận quản lý phát triển TT HTCĐ như là một thiết chế giáo dục người lớn ở Thái Bình hiện nay là mô hình TT HTCĐ xã/ phường/ thị trấn được xây dựng như cơ sở giáo dục thường xuyên được tổ chức trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

Nhận thức về vị trí, vai trò của TT HTCĐ gắn với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng một XHHT nên các TT HTCĐ được xây dựng theo cơ cấu tổ chức, hoạt động như sau:

Về tổ chức: TT HTCĐ được UBND huyện, thành phố ra quyết định thành lập và bổ nhiệm lãnh đạo TT. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý phát triển trung tâm được bố trí bảo đảm cả về số lượng, cơ cấu và tiêu chuẩn. Cán bộ lãnh đạo, quản lý TT HTCĐ chủ yếu là lãnh đạo địa phương, trưởng các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của xã, hiệu trưởng các trường tiểu học, THCS, cán bộ đã nghỉ hưu. Giám đốc các TT HTCĐ là bí thư, phó bí thư Đảng ủy xã hoặc là chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn. Các TT HTCĐ không có đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên và báo cáo viên cơ hữu, tất cả đều là kiêm nhiệm.

Về chuyên môn: Các TT HTCĐ nhận sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT và nhận sự giúp đỡ của các trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp các huyện, thành phố. Đa số các TT HTCĐ đều thành lập được 4 tổ bộ môn: Thời sự chính trị; Khoa học - kỹ thuật; Văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao và vệ sinh môi trường; Giáo dục ngoại ngữ - Tin học.

Về liên kết, phối hợp: Các TT HTCĐ đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị ở trong và ngoài tỉnh để tổ chức các lớp học về các chuyên đề:

phương pháp nuôi dạy và giáo dục con cái; phòng bệnh 4 mùa; phòng chống các tệ nạn xã hội; bảo đảm an toàn giao thông; xây dựng thôn làng - gia đình văn hóa hoặc các lớp tuyên truyền, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước cho các học viên tham gia hay các lớp tuyên truyền chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tập huấn kiến thức IPM, kỹ thuật trồng cây vụ đông, nuôi trồng thủy sản, xây dựng và tổ chức các mô hình trang trại, gia trại,… Nhiều TT HTCĐ liên kết với các trường, cơ sở đào tạo nghề ở trong vào ngoài tỉnh mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nghề cho học viên. Quá trình hoạt động nhiều năm qua, các TT HTCĐ ở Thái Bình cũng đã gắn kết chặt chẽ với các thôn, làng tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng đời sống văn hóa- sức khỏe, bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, xây dựng gia đình hiếu học - dòng họ khuyến học, khu dân cư tiên tiến, làng xã văn hóa. Các trung tâm còn phối hợp tích cực với các trường tiểu học, THCS, Hội Khuyến học các cấp bám sát địa bàn điều tra, vận động những người ở độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi chưa hoàn thành chương trình tiểu học, THCS theo học các lớp bổ túc văn hóa, tặng đồ dùng học

Một phần của tài liệu Quản lí phát triển trung tâm học tập cộng đồng theo định hướng xã hội học tập (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(204 trang)