Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI HỌC TẬP
3.3. Một số giải pháp quản lý phát triển trung tâm cộng đồng theo định hướng xã hội học tập
3.3.2. Xây dựng mô hình trung tâm học tập cộng đồng hai cấp
Ý nghĩa, mục tiêu của giải pháp: Các TT HTCĐ xã, phường, thị trấn hiện nay có rất nhiều điểm mạnh nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định như chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân cơ hội được học tập (với những địa phương có địa bàn rộng lớn như miền núi, hải đảo...) hoặc nhu cầu học tập của người dân quá đa dạng, phong phú nên cơ cấu, tổ chức, hoạt động như các TT HTCĐ hiện có chưa đáp ứng kịp thời được các nhu cầu này. Do đó sự ra đời của các TT HTCĐ quy mô nhỏ hơn như TT HTCĐ của thôn, liên thôn sẽ cơ bản khắc phục những nhược điểm nói trên.
Việc quản lý của các giám đốc TT HTCĐ còn nhiều hạn chế, bất cập như đã nêu ở chương 2 một phần do họ chưa được đào tạo, bồi dưỡng kịp thời, bài bản, phần nữa do đặc điểm hoạt động của các TT HTCĐ rất đa dạng và chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, nhiều con người với cá tính khác biệt nhau nên sự ra đời của mô hình TT HTCĐ hai cấp được đề xuất sẽ nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động ở các TT HTCĐ.
Nội dung thực hiện giải pháp:
Mô hình trung tâm mới, nghĩa là mỗi xã có một TT HTCĐ trong đó hai, ba hoặc nhiều trung tâm con như những vệ tinh.
Với mô hình mới này, bộ máy quản lý chung của “trung tâm mẹ” đại thể như quy định hiện hành, tức là do một lãnh đạo cấp xã làm giám đốc và hai phó Giám đốc
từ hội khuyến học và trường phổ thông kiêm nhiệm. Bên cạnh đó các “trung tâm con”
cũng có lãnh đạo do cộng đồng đảm trách theo phương thức tự nguyện, được cộng đồng dân cư khu vực đó bầu ra. Như vậy khung của bộ máy quản lý bao gồm cả bộ máy quản lý trung tâm mẹ và bộ máy quản lý của trung tâm con. Bộ máy quản lý trung tâm con do trung tâm mẹ lập ra chịu sự điều hành và quản lý của trung tâm mẹ như là cánh tay nối dài của trung tâm mẹ, giúp trung tâm mẹ quản lý các hoạt động của trung tâm mình. Mô hình này phát huy được được tính năng động, sáng tạo của các cộng đồng dân cư, đáp ứng được nhu cầu đa dạng, thiết thực của công đồng nhưng vẫn giữ được những quy định có tính nguyên tắc của quy chế về tổ chức bộ máy quản lý và cơ chế hoạt động của TT HTCĐ hiện hành.
Tổ chức, xây dựng mô hình mới TT HTCĐ hai cấp, trung tâm “mẹ” - TT HTCĐ xã, phường và trung tâm “con” - TT HTCĐ thôn, liên thôn kết hợp với việc đẩy nhanh việc phân cấp, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội từ trung tâm “mẹ”
xuống các trung tâm “con” để cung cấp nhiều hơn nữa các cơ hội học tập cho một bộ phận trong cộng đồng dân cư của mỗi xã, phường. Việc hình thành mô hình TT HTCĐ hai cấp cung cấp các chương trình học tập giúp có địa điểm học gần người dân; song để tránh việc đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật mô hình TT HTCĐ hai cấp kém hiệu quả cần phải tận dụng tối đa các cơ sở vật chất sẵn có trong cộng đồng như các nhà văn hóa thôn, các cơ sở vật chất của các trường lớp chính quy, các nhà thờ họ hay những nơi sinh hoạt chung của cộng đồng thôn,... Đẩy nhanh việc phân cấp, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội từ trung tâm “mẹ” xuống các trung tâm “con” được thể hiện thông qua việc TT HTCĐ xã, phường đóng vai trò định hướng, chỉ đạo, không nên can thiệp quá sâu vào các hoạt động của TT HTCĐ thôn, liên thôn để đảm bảo các hoạt động đó không sai lệch với chủ trương, đường lối của Nhà nước và của địa phương, cũng như không sai lệch với triết lí, sứ mạng của TT HTCĐ. TT HTCĐ thôn, liên thôn có quyền tự chủ trong việc xây dựng nội dung, chương trình, tổ chức hoạt động, tạo nguồn tài chính, CSVC, thiết bị hoạt động.… một cách độc lập nhưng phải chịu trách nhiệm trước TT HTCĐ xã, phường, trước chính quyền và xã hội về các hoạt động của mình.
Việc tổ chức và hình thành mô hình mới TT HTCĐ hai cấp cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Chuyên môn hóa: TT HTCĐ thôn, liên thôn được phân công theo hình thức chuyên môn hóa với những con người trong cộng đồng có năng lực, kinh nghiệm và được đào tạo chuyên môn phù hợp tương ứng.
Linh hoạt và thích nghi với môi trường: Khi hình thành các TT HTCĐ thôn, liên thôn phải đảm bảo cho nó có một mức độ tự do sáng tạo tương xứng để người đứng đầu mỗi trung tâm “con” này phát triển năng lực, đủ điều kiện để thay thế người đứng đầu các TT HTCĐ “mẹ” khi cần thiết.
Hiệu quả: Hình thành TT HTCĐ thôn, liên thôn phải đảm bảo kết quả hoạt động hay học tập cao nhất với chi phí mà cộng đồng hay TT HTCĐ đã bỏ ra.
Liên kết, phối hợp, hợp tác giữa các TT HTCĐ, giữa TT HTCĐ với các tổ chức khác mang lại lợi ích từ các nguồn lực, nhân lực, kiến thức và kinh nghiệm của tất cả các bên liên quan. Các tổ chức thành viên trong cùng một mạng lưới cần có năng lực nhất định để đóng góp vào sự phát triển của mạng lưới. Quá trình tạo nên mạng lưới là lâu dài, cần sự minh bạch, cởi mở và hỗ trợ lẫn nhau. Các hoạt động thông qua hợp tác mạng lưới luôn luôn mang lại kết quả, nhưng không phải lúc nào cũng có hiệu quả do gặp những khó khăn trong việc điều phối những đề xuất của các đối tác. Trong mạng lưới, việc chia sẻ thông tin hiệu quả cần được xây dựng và quan trọng hơn cả là yếu tố con người, chìa khóa của sự ổn định một mạng lưới tốt.
Để xây dựng XHHT thông qua việc quản lý phát triển các TT HTCĐ thì cần phải hình thành, phát triển các TT HTCĐ. Nhưng thực tế hiện nay ở Việt Nam mạng lưới TT HTCĐ phân bố còn rất nhiều bất hợp lí. Sự liên kết, hợp tác và chia sẻ lợi ích giữa các TT HTCĐ còn rời rạc, kém hiệu quả. Các TT HTCĐ được phân bố chưa hợp lí, chưa đảm bảo “gần” dân, chưa tạo cơ hội và điều kiện tốt nhất cho người dân có thể đến sinh hoạt, học tập tại các TT HTCĐ. Nếu như ở các tỉnh đi đầu trong phong trào xây dựng TT HTCĐ như Thái Bình, Nghệ An, Đà Nẵng... đa số các xã, phường, thị trấn có TT HTCĐ thì ở một số địa phương như Lai Châu, Điện Biên...thì số xã, phường, thị trấn có TT HTCĐ còn chưa nhiều. Một điều dễ thấy nữa là ở các tỉnh miền núi, do đặc điểm “đất rộng, người thưa” nên dù đã có TT HTCĐ thì số người dân được học tập ở các trung tâm vẫn còn rất hạn chế, đòi hỏi tiếp tục phát triển mạng lưới, điểm lẻ của TT HTCĐ dày đặc hơn nữa.
Nhu cầu học tập, trao đổi kinh nghiệm và tri thức xã hội của người dân trong cộng đồng rất đa dạng, phong phú. Điều này dẫn tới, để đáp ứng nhu cầu của người dân thì việc hình thành TT HTCĐ thôn, liên thôn, nhiều CLB sở thích, nhiều lớp học, tập huấn...khiến quy mô TT HTCĐ của một xã, phường là rất lớn; Trong khi đó khả năng quản lý, các điều kiện tối thiểu nhằm đáp ứng cho hoạt động ở các TT HTCĐ còn rất hạn chế; Sự mâu thuẫn trên sẽ dẫn tới có thể hoạt động của TT HTCĐ sẽ kém hiệu quả. Đòi hỏi nhà quản lý phải xác định với các điều kiện, nguồn lực hiện có thì tổ chức TT HTCĐ thôn, liên thôn sẽ cung cấp các chương trình, tài liệu học tập như thế nào là thích hợp, có hiệu quả.
Tổ chức tốt việc tuyên truyền cho mô hình mới TT HTCĐ hai cấp, giải thích rõ để mọi người dân trong cộng đồng hiểu được vì sao cần có TT HTCĐ của thôn, liên thôn.
Lập kế hoạch phát triển TT HTCĐ thôn, liên thôn. Trong đó tập trung vào một số công việc cụ thể sau: đánh giá nhu cầu cộng đồng; liệt kê các giải pháp được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, những giải pháp này khi áp dụng sẽ khắc phục được phần lớn các khó khăn hoặc phát huy những tiềm năng của TT HTCĐ nhằm đáp ứng nhu cầu, mong muốn của người dân trong cộng đồng, thông qua đó giúp cộng đồng phát triển;
phân công người chịu trách nhiệm, khung phân bổ thời gian, các bên tham gia, các nguồn lực hỗ trợ ... Lãnh đạo TT HTCĐ thôn, liên thôn do trưởng thôn đề nghị với xã, cơ sở vật chất là hội trường thôn có đủ điều kiện như bàn ghế, các trang thiết bị khác, huyện và xã hỗ trợ thêm loa đài, thiết bị. Giáo viên giảng dạy là giáo viên, giảng viên của xã, huyện, tỉnh tuỳ theo từng chuyên đề để bố trí phù hợp. Thời gian thành lập TT HTCĐ thôn, liên thôn được triển khai thí điểm, rút kinh nghiệm và nhân rộng ra từ năm 2014, quy trình thực hiện thành lập TT HTCĐ thôn, liên thôn khi có nhu cầu như quy trình thực hiện thành lập TT HTCĐ xã, thị trấn. Về kinh phí hoạt động của các TT HTCĐ thôn, liên thôn được huy động từ nhiều nguồn như kinh phí ngân sách của huyện, tỉnh hàng năm hỗ trợ cho các TT HTCĐ; ngân sách xã, thị trấn hỗ trợ; kinh phí cộng đồng đóng góp dùng để chi cho các hoạt động của trung tâm gồm nước uống phục vụ lớp học, giảng viên, báo cáo viên, tăng cường mua sắm thêm CSVC loa đài, tăng âm, thiết bị phục vụ cho lớp học. Đối với các TT HTCĐ thôn, liên thôn mới thành lập ban đầu nhà nước hỗ trợ mua sắm toàn bộ trang thiết bị phục vụ cho dạy và học;
hằng năm vẫn đầu tư theo chính sách của huyện, tỉnh đã quy định như TT HTCĐ xã, thị trấn. Đặc biệt với quy mô nhỏ như đã nêu và với truyền thống hiếu học của địa phương, cần huy động kinh phí từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, dòng họ, các cá nhân thành đạt xuất thân từ địa phương dưới hình thức XHH.
Thực hiện các bước của việc lập kế hoạch phát triển TT HTCĐ
Thực hiện đầy đủ các bước và trình tự các bước trong quy trình hoạt động của TT HTCĐ (quy trình gồm 4 bước: Điều tra nhu cầu học tập của cộng đồng; Xác định mục tiêu của chương trình hoạt động; Sắp xếp thứ tự các hoạt động, các công việc, định ra những vấn đề ưu tiên và Tổ chức thực hiện và điều chỉnh hoạt động). Trong đó đặc biệt chú ý tới bước Tổ chức thực hiện và điều chỉnh hoạt động.
Xây dựng mối quan hệ hợp tác, cộng đồng trách nhiệm vì lợi ích chung giữa TT HTCĐ thôn, liên thôn với TT HTCĐ xã, phường, thị trấn và quan hệ hợp tác, liên kết trong mạng lưới nhóm cộng đồng.
Tổ chức đánh giá hiệu quả và chất lượng hoạt động của TT HTCĐ thôn, liên thôn để khẳng định sự ra đời của TT HTCĐ thôn, liên thôn chính là hướng đi đúng đắn để thực hiện triết lí của TT HTCĐ “của cộng đồng, do cộng đồng và vì cộng đồng”.
Các điều kiện thực hiện giải pháp:
Chủ trương đẩy mạnh việc phân cấp quản lý của Đảng, Nhà Nước đề cao việc giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức xã hội.
Sự đồng thuận và thống nhất cao trong đội ngũ lãnh đạo Đảng, chính quyền các địa phương từ huyện tới xã và đặc biệt là sự ủng hộ của cộng đồng dân cư.
Các điều kiện về đội ngũ CBQL-GV; cơ sở vật chất, thiết bị...dành cho các TT HTCĐ thôn, liên thôn được đáp ứng ở mức độ tối thiểu. Ngoài ra có thể huy động sự giúp đỡ về nhân lực, nguồn lực sẵn có của TT HTCĐ xã, phường, thị trấn.